Lịch Sử Hình Thành & Các Tuyến Điểm Tại Phú Quốc

Lịch Sử

I. THUỞ HOANG SƠ

– Sa xưa Phú Quốc là hải đảo hoang vắng. Thế kỷ XVII, đã có một số người Việt Bình Thuận và người Hoa ở Hải Nam thường lui tới để đánh bắt hải sâm & cướp biển trấn lột, cướp bóc.

– Có thể trong quá trình đó đã có một số rất ít người định cư sinh sống nơi đây và Phú Quốc được định danh từ đó.

II. THỜI CHÚA NGUYỄN
– Cuối thế kỷ XVII, Mạc Cửu đến Hà Tiên chiêu mộ dân ở Phú Quốc và các nơi thành lập xã thôn. Vùng đất Phú Quốc từ đây bắt đầu có người cai quản.

– Năm 1708 Mạc Cửu xáp nhập Hà Tiên vào Phú Quốc trở thành đơn vị hành chính thuộc lãnh thổ Việt Nam được cai quản trực tiếp họ Mạc.

– Với chính sách tự do khai khẩn mà không phải nộp thuế, dân cư đến ở ngày càng đông & sinh sống chủ yếu đánh bắt cá.

– 1783 Nguyễn Ánh đã bôn đào từ Côn Đảo ra Phú Quốc, quân Tây Sơn truy diệt Nguyễn Ánh nhưng ông đã thoát được nhờ Lê Phước Điền hy sinh giả dạng để lừa Tây Sơn

– 1785 Nguyễn Ánh cùng đội quân & dân trên đảo đánh tan đoàn thuyền cướp biển Mã Lai.
– Để tránh nạn cướp bóc tái diễn, Nguyễn Ánh ra đi để lại một số chiếc thuyền và đội quân hùng mạnh với nhiệm vụ canh giữ và mở mang hải đảo.

– Khi lực lượng Tây Sơn không còn đủ mạnh trên vùng đất Nam Bộ, Nguyễn Ánh tiến hành cuộc phản công chiếm thành Gia Định xây dựng Nguyễn Triều.

III. TRIỀU GIA LONG
– Năm 1802 Nguyễn Anh lên ngôi, lấy hiệu Gia Long. Ông đã dành nhiều ưu ái cho việc mở mang Phú Quốc, tự do khai thác, buôn bán & phòng chống bọn cướp biển, giặc xâm lược.

– Phú Quốc phát triển phồn thịnh, dân số tăng đông, gồm 13 thôn, Thuyền buôn các nơi Chân Lạp, Hải Nam, Hội An, Biên Hòa… đến giao thương buôn bán rất đông.

– Phú Quốc có một đội ngũ thương thuyền giao thương đến tận miền Trung, miền Bắc…

– Cư dân làm ăn sung túc, Phú Quốc đã phải chịu sự tàn phá bởi bọn hải tặc Mã Lai và quân xâm lược Xiêm La.

IV. TRIỀU MINH MẠNG – THIỆU TRỊ

– Quân Xiêm thường kéo sang đánh phá Phú Quốc lực lượng phòng trú suy yếu, dân cư bị mang đi cầm tù ở Xiêm

– Hải tặc ra sức tung hòanh trở lại, dân trên đảo phải bỏ đi trốn tránh trong đất liền hay và rừng sâu ẩn náo.

– Thuyền buôn các nơi không dám đến vùng này buôn bán nữa, Phú Quốc vì thế bị hoang phế dần, làm biến mất dần dấu vết khai phá.

TRIỀU TỰ ĐỨC – THỜI KỲ PHÁP

– 1868, anh hùng Nguyễn Trung Trực đã chọn Phú Quốc làm căn cứ chống Pháp.

– Ngày 21 tháng 6 năm 1868, sau 5 ngày đánh chiếm và làm chủ thị xã Rạch Giá, Nguyễn Trung Trực rút về Hòn Chông, rồi cũng nghĩa quân vượt biển ra đảo cố thủ.

– Trước tiên ông ghé vào An Thới, rồi đưa nghĩa quân lên đóng dọc Hàm Ninh.

– Lực lượng Pháp đến Phú Quốc, không dám đổ bộ bờ biển Hàm Ninh vì quá cạn tàu không thể cập bờ, Pháp bắn từ xa vào, thấy không lay chuyển, tàu Pháp quay về Hà Tiên cho viện binh thêm.

– Pháp điều động lính thủy đổ bộ lên bờ Hàm Ninh, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực rút về Dương Đông. Sau đó, chọn sông Cửa Cạn làm căn cứ phòng thủ.

– Sau 100 ngày hoạt động, nhiều cuộc đụng độ diễn ra, lương thực cạn dần, lực lượng nghĩa quân lâm vào cảnh khốn quẩn.

– Trận đánh quyết tử từ bãi biển Cửa Cạn đến bãi biển Ông Lang, Nguyễn Trung Trực sa vào tay giặc.

– 27/10/1868 Pháp mang ông ra hành quyết tại Rạch Giá.

– Khi Nguyễn Trung Trực bị bắt và hành quyết thì có thể coi quần đảo Phú Quốc bị đặt dưới quyền cai trị của Pháp hòan toàn.

– 1869 Pháp chiếm Phú Quốc

– 1874, Phú Quốc được nâng lên thành Tham Biên, nhưng sau một năm phải giải thể vì kinh tế không phát triển đủ để tồn tại.

– 1890 Pháp đặc quyền bảo lãnh tù nhân ra đảo làm khổ sai cho sở trồng dừa.

– Đầu thế kỷ XX, Pháp thử nghiệm lập đồn điền cao su & hồ tiêu.

– 1920 Ngô Văn Chiêu được Pháp bổ làm Quận Trưởng quận Phú Quốc.

– Khi làm việc ở đây, ông nhận được điềm linh ứng của Cao Đài Tiên Ông, Ngô Văn Chiêu cùng ban tâm tri lập ra đạo Cao Đài đạo giáo và lan truyền khắp Nam Bộ.

– Năm 1932, nhà sư Nguyễn Kim Muôn (Sư Muôn) đã thử nghiệm cải cách về nếp tu hành, áp dụng đạo Phật trong tình hình xã hội văn minh. Ông tìm đến Phú Quốc cùng đệ tử dựng lên gần 20 thảo am làm cơ sở cho những ngôi chùa lớn sau này.

– 4/1946 Pháp tái chiếm Phú Quốc.

– 1949 đến 1950 Mỹ giao cho quân đội Pháp khoảng 20.000 quân tại khu biệt lập ở phía Nam Phú Quốc

– 1953 Pháp cho xây dựng nơi đây thành một nhà tù gọi là “Căn Cây Dừa” để giam giữ tù binh.

– Căn này rộng gần 4 hecta chia làm các khu vực A, B, C, D. số tù binh giam giữ có lúc lên đến 14.000 người.

– 1956 chính quyền Sài Gòn sửa sang lại các khu nhà đổ nát của “Căn Cây Dừa” để lập nên trại “Huấn chính Cây Dừa” giam giữ gần 1000 tù nhân

– 1957 số tù binh này được đưa ra Côn Đảo và về đất liền, trại này không còn hoạt động nữa.

– 1967, chính quyền Sài Gòn lại cho xây dựng trại giam tù binh tại An Thới cách “Căn Cây Dừa” cũ 2km, rộng 40 hecta, giam giữ gần 40.000 tù binh.

– 1973 Hiệp định Paris ký kết, tù binh được trao trả và trại giam tù binh tại Phú Quốc cũng không còn nữa.

– 30/4/1975 Phú Quốc hoàn toàn được giải phóng. Đất nước thống nhất.

Đôi nét

– Phú Quốc là một hòn đảo nằm trong vịnh Thái Lan và là đảo lớn nhất Việt Nam.

– Thành phố Phú Quốc được thành lập 2021 là thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam.

– Phú Quốc cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thành phố Hà Tiên 45 km, lãnh hải Campuchia – Việt Nam 4,5km.

– Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ và Thổ Chu là hòn lớn thứ 2 cách 55 hải lý về phía tây nam, đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 580 km², dài 49 km từ Bắc xuống Nam, hẹp nhất 3 km, rộng nhất là 25 km.

– Phú Quốc có diện tích tương đương với đảo quốc Singapore

– Đây là nơi duy nhất tại Việt Nam bạn có thể thưởng thức mặt trời lặn trên đại dương.

– Đảo Phú Quốc có tất cả 99 ngọn núi và đồi được các khu rừng nguyên sinh xanh mướt bao phủ, và nhiều thác và suối chảy rất ngoạn mục.

– Dân số 2021 145.000, mật độ dân số bình quân 245 người/km2

– Thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt.

– Mùa khô: Đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió tín phong bán cầu Bắc. Nhiệt độ cao nhất 35 độ C vào tháng 4 và tháng 5.

– Mùa mưa: Đảo Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây – Tây Nam, độ ẩm cao từ 85 đến 90%
.

Bãi Sao Phú Quốc

– Khi hoàng hôn buông xuống, một màu đen bao trùm khắp bờ cát trắng. Các chú sao biển tràn vào gần bờ để “thưởng trăng”, “tắm trăng”. Từ đó người gọi là “Bãi Sao”.

– Bãi Sao Nam Đảo bãi biển cát trắng, nước trong suốt và không khí rất trong lành.

– Tháng 9, 10 là thời điểm có nhiều sao biển nhất trong năm.

– Đẹp nhất là từ tháng 6 đến tháng 10, không bị chịu ảnh hưởng của gió tây nam.

– Hoạt động dịch vụ du lịch mang tính trải nghiệm cao như lái mô tô nước, chèo thuyền kayak, lướt ván, câu cá, lặn ngắm san hô…

– Đơn giản là đi dạo trên bờ biển, nằm ngả lưng phơi nắng trên những chiếc ghế dài tận nhiên tuyệt đẹp và thưởng thức những món ngon đặc trưng gỏi cá trích, nhum nướng, cháo nhum, ghẹ Hàm Ninh…

– Đặc biệt là điểm ngắm mặt trời lặn trên đại dương, cảm giác được hòa mình với thiên nhiên như một “thiên đường” giữa biển khơi.

Dinh Cậu

dinh-cau-phu-quoc

– Dinh nằm cách thị trấn Dương Đông 200 m về phía Tây, trên một ghềnh đá quay mặt ra biển, ở cửa sông Dương Đông.

– Không rõ Dinh Cậu có từ năm nào (có nguồn cho rằng có từ thế kỷ 17), chỉ biết ngôi dinh hiện nay được xây dựng ngày 14 tháng 7 năm 1937, và được trùng tu ngày 14 tháng 7 năm 1997.

– Đường lên 29 bậc thang bằng đá. Trên đường, có một miếu Thổ Thần nhỏ.

– Sân dinh được láng bằng xi măng có đặt bàn thờ Ông Thiên.

– Bên hành lang là hàng cột đúc bằng xi măng với những câu liễn đắp nổi bằng chữ Hán như:
+ “Tọa đại thạch đầu quy danh hiển” (Dinh Cậu nổi tiếng tọa lạc ở đầu của mõm đá giống con rùa)
+ “Vạn cổ anh linh thông tứ hải” (Từ xưa anh linh của Dinh Cậu đã vang khắp bốn biển)
+ “Chấn phong bình lượng bảo lương dân” (Dinh Cậu như tấm bình phong bảo vệ dân lành)
+ “Phong điếu vũ thuận dân an lạc” (Nhờ ơn cậu mà mưa thuận gió hòa dân cư an lạc)….

– Mặt chính điện nhìn ra biển cả mênh mông. Tường Dinh được xây dựng bằng xi măng, trên nóc mái có gắn “lưỡng long tranh châu” bằng sứ.

– Trong chánh điện có khánh thờ Chúa ngọc nương nương và khánh thờ tượng hai Cậu (cậu Tài và cậu Quý), là những thần nhân bảo vệ ngư dân vùng biển đảo.

– Hàng năm, vào ngày 15, 16 tháng 10 âm lịch, nhân dân mở hội lớn tại dinh, có rất đông người đến tham dự.

– Gắn với Dinh Cậu có truyền thuyết kể rằng:

+ Thuở xa xưa, người dân Phú Quốc sống bằng nghề chài lưới, nhiều ngư dân ra khơi gặp sóng dữ đã mãi mãi không trở về. Bỗng một ngày nọ, bên bờ cát trắng, một mũi đá nổi lên giữa nền đại dương xanh thẫm. Cho rằng đây là điềm lạ linh ứng, người dân trên đảo đã lập một ngôi đền thờ thần sông nước để mong sự che chở.

+ Dinh Cậu có từ đó. “Cậu” được xem là vị thần có uy quyền trị vì sông nước và có thể cứu giúp cho các tàu bè khi gặp sóng to gió lớn. “Cậu” vẫn được dân đi biển rất sùng bái.

+ Họ thường đến đây thắp nhang khấn vái trong những chuyến ra khơi. Dinh Cậu vì thế được tiếng rất linh thiêng.

– Ban đầu làm bằng cây lá, trải qua nhiều lần trùng tu, đến nay dinh đã khang trang, bề thế hơn nhưng vẫn giữ được nét cổ kính như xưa.

Chùa Hộ Quốc

– Chùa Hộ Quốc Phú Quốc thì cái tên này được đặt với ý nghĩa là hỗ trợ quốc gia về mặt biên ải, trấn giữ bờ cõi.

– Ngôi chùa còn có tên gọi đặc biệt khác là thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc. Cách sân bay khoảng 10km, và Dương Đông khoảng 20km. Giờ mở cửa là 6:00 – 18:00 hằng ngày.

– Xây dựng 2011 và khánh thành 2012. Tổng kinh phí xây dựng hơn 100 tỷ đồng, diện tích 110ha

– Lưng tựa núi, mặt chính hướng ra biển. Được ví như chốn bồng lai tiên cảnh, sở hữu phong cảnh tuyệt đẹp, nên thơ & hữu tình.

– 2013 – 2014 chùa tiếp tục được đầu tư xây dựng thêm những hạng mục khác nhằm tăng thêm mỹ quan chùa.

– Kiến trúc thời Lý – Trần & chùa sử dụng từ các cột gỗ lim, có tuổi thọ cao, độ bền lên tới 1000 năm.

– Cổng Tam quan gồm 3 phần: cổng chính Cửa Địa Giác, cổng trái Cửa Bắt Nhị, cổng phải Cửa Giải Thoát.

– Sân thiên tỉnh không gian sân thiên tỉnh rộng rãi với nhiều cây xanh thoáng mát. Chính giữa phần sân là tượng Phật ngọc có chiều cao gần 3 mét, ngọc màu cẩm thạch được chạm khắc tinh tế, tỉ mỉ.

– Chính điện từ tượng Phật để đi lên chính điện 70 bậc thang. Lối đi gây ấn tượng bởi 4 con rồng tạc đá mang đậm nét phong cách thời Trần. Quanh khu vực chính diện là bức tượng đá có 18 vị La Hán và nhiều bức phù điêu đẹp mắt về lịch sử.

– Nhà thờ tổ là nơi thờ Tam thánh tổ (Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang).

– Du khách & dân địa phương đến thắp hương để cầu mong cho những điều tốt lành, đồng thời bày tỏ sự thành kính, tri ân đối với những người có công với đất nước.

Suối Tranh

– Từ thị trấn Dương Đông, theo tuyến đường Dương Đông – Hàm Ninh khoảng 10 km là đến được Suối Tranh.

– Là địa điểm có phong cảnh thiên nhiên đẹp với hoa cỏ, núi rừng, biển và suối, là địa điểm tổ chức cắm trại, dã ngoại cuối tuần của dân địa phương.

– Suối Tranh bắt nguồn từ dãy núi Hàm Ninh, tháng 6 đến tháng 1 năm sau là khoảng thời gian có thời tiết đẹp và nước suối đổ về nhiều.

– Khung cảnh tựa như bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, có lẽ vì thế mà người ta gọi là suối Tranh.

– Gần suối Tranh còn có nhiều hang động kỳ bí như hang Dơi nằm trên núi cao chừng 200 m, sâu đến 50 m, có nhiều thạch nhũ đẹp, lạ mắt.

– 2008 người dân địa phương đã từng bắt được một con cá ở suối này giống với cá lóc đồng, trọng lượng gần 10 kg.

+ Trên đầu con cá này có ba vết chấm, giống hệt những vết chấm huệ in trên đầu của các nhà sư.

+ Lưng con cá uốn cong khiến cho cái đuôi lúc nào cũng nổi phều trên mặt nước.

+ Hiện con cá do Ban quản lý ở khu du lịch Suối Tranh quản lý.

+ Cá đang được nuôi trong một bể xi măng, để phục vụ cho khách du lịch đến tham quan.

+ Một du khách nước ngoài đã đến ngã giá khoảng 1.000 đô la Mỹ, nhưng khu du lịch quyết định không bán, giữ lại làm cá cảnh.

+ Người quản lý con cá lóc cho biết: “Mấy chục năm nay trên đảo nước mặn Phú Quốc này mới bắt được con cá lóc nước ngọt lớn và kỳ lạ đến vậy”..

Grand World

– 21/4 Vingroup chính thức khai trương siêu quần thể nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí hàng đầu Đông Nam Á, với kỳ vọng khai thác hết tiềm năng thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam.

– “Thành phố không ngủ” được mệnh danh là “trái tim” của Phú Quốc United Center, đáp ứng toàn diện nhu cầu hưởng thụ + vui chơi + nghỉ ngơi + khám phá cho mọi du khách.

– Với quy mô 85 ha, kiến trúc lộng lẫy, tráng lệ với những dãy phố thương mại sầm uất, thời thượng.

– Cùng với đó là hàng trăm lễ hội, tiệc tùng sôi động, tái hiện loạt tâm điểm vui chơi giải trí náo nhiệt như:

+ Tham quan sông Venice trên thuyền Gondola phiên bản Việt
+ Trải nghiệm không gian Trung Hoa giữa lòng Phú Quốc – Cổng chào Shanghai
+ Tham quan bảo tàng gấu Teddy Bear
+ Khám phá công viên Urban Park
+ Tinh hoa Việt Nam – Màn trình diễn thực cảnh bằng công nghệ quy mô nhất
+ Hòa mình trong lễ hội âm thanh đỉnh cao tại Quảng Trường Biển

– Tất cả đều hoạt động không ngừng nghỉ suốt 24 giờ/ngày, 365 ngày/năm, tạo nên vòng quay náo nhiệt và không gian hội hè bất tận, tràn đầy năng lượng..

Nước Mắm Phú Quốc

– Ngâm ủ trong nhiều thùng gỗ lớn bằng gỗ bời lời tại PQ

– Tấm gỗ dày 3-4cm, chiều rộng 10-20cm

– Ngâm nước, phơi nắng để loại bỏ hết chất nhựa và không bị cong.

– Xẻ rãnh, khép chặt vào nhau, ở giữa các thanh gỗ thì chèn thêm vỏ cây tram bịt kín các khe

– Thùng gỗ có hình dạng hình phễu, trên to dưới nhỏ tạo nên độ chắc chắn, bám dính cho thanh gỗ.

– Kích thước đường kính từ 1,5 đến 3m, cao 2 – 4 m, ủ từ 7 – 14 tấn cá.

– Mỗi thùng được niềng bằng 8 sợi đay

– Mỗi sợi được bện bằng 120 sợi song mây

– Thùng gỗ dùng đến 60 năm, phải sử dụng thường xuyên.

– Loại cá cơm sản xuất nước mắm Phú Quốc:
+ Cá cơm than
+ Cá cơm đỏ
+ Cá cơm sọc tiêu
+ Cá cơm phấn chì

– Mùa đánh bắt chủ yếu trong năm là từ tháng 7 đến tháng 12

– Cá sẽ được rửa bằng nước biển, trộn đảo ngay với muối với tỷ lệ 3 cá 1 muối rồi đưa xuống hầm tàu.

– Cá được ướp với muối Bà Rịa – Vũng Tàu, có hàm lượng tạp chất thấp.

– Muối lưu kho 3 tháng để các muối tạp gốc Calci và Magnesi, tạo ra vị chát trong nước mắm, lắng xuống dưới & bỏ đi.

– Tàu cá cập bến, chượp vào thùng gỗ gài nén, đặt vỉ và xếp đá trên mặt đã rải một lớp muối.

– Quy trình ủ chượp tiêu chuẩn ở Phú Quốc là 12 -15 tháng, nước mắm mới được rút:
+ Ban đầu mắm cốt có độ đạm trên 30
+ Tiếp đến là nước mắm long có độ đạm trên 20.

– Sau khi đã kéo rút kiệt đạm trong chượp, các loại nước mắm mới được đấu trộn lại để có độ đạm theo tiêu chuẩn.

– Bằng phương pháp kéo rút nước nhất – phơi – đổ lại vào thùng mắm cái, nước mắm có độ đạm tổng tới 42o, cao nhất bằng cách chế biến tự nhiên

– Là màu cánh gián đặc trưng, hoàn toàn tự nhiên, nhờ cách ướp tươi còn máu trong thân cá và thời gian ủ trong thùng gỗ tới 12 tháng.

Hồ Tiêu Phú Quốc

– Giống tiêu trồng chủ yếu là 2 giống Hà Tiên và Phú Quốc (hồ tiêu lá lớn và hồ tiêu lá nhỏ).

– Giống Hà Tiên có năng suất cao hơn giống Phú Quốc nhưng tuổi thọ và khả năng kháng sâu bệnh kém hơn.

– Người trồng tiêu thường lấy những vùng đất mới, người trồng rất ít hoặc không sử dụng phân bón hóa học để bón cho cây tiêu.

– Hom giống chủ yếu trồng từ hom thân nên giá thành rất cao một ha từ 300 – 400 triệu.

– Người dân trồng tiêu chủ yếu trên lõi cây trai, săn đá hoặc đúc các trụ bê tông để cây leo lên

– Vườn tiêu ở Phú Quốc thường có nhiều tuổi khác nhau.

– Hai nhóm giống này có thời gian thu hoạch tháng 11 đến 2 âm lịch.

– Năng suất tiêu ở Phú Quốc trung bình là 2000 – 3000kg/ha, mật độ trồng từ 2500 – 300 nọc/ ha.

– Phân loại thành 3 nhóm chính là tiêu đỏ, tiêu sọ và tiêu đen.
+ Tiêu đỏ / hồng tiêu có chất lượng tốt nhất được chế biến từ những hạt tiêu chín đỏ, cỡ lớn, tròn to được phơi khô cả vỏ.
+ Tiêu sọ / tiêu trắng đây là những trái tiêu chín vàng đem về chà vỏ lấy hạt bên trong
+ Tiêu đen là những hạt tiêu còn xanh đã giá được thu hái và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời ở nhiệt độ cao.

– Tiêu Phú Quốc còn được chế biến thành các nhóm sản phẩm khác như muối hồng tiêu, muối dưỡng sinh, muối tiêu chanh, muối ớt tôm, tiêu ngào đường…

– Lý do tiêu Phú Quốc có chất lượng cao hơn so với tiêu ở những vùng khác
+ Thường xuyên bổ sung những loại đất mới xung quanh gốc tiêu.
+ Cây nọc chủ yếu là lấy từ những loại cây rừng như ổi rừng, kiềng kiềng, trai, chay, săn đá…
+ Phân bó hữu cơ như phân bò, phân cá hay xác mắm

zalo-le-toan-song

♥ Follow LÊ TOÀN SONG

♥ Ủng hộ tác giả soạn bài thuyết minh

Bằng cách DONATE 1 ly CAFFE qua 💸 MOMO O86 79 22 247 LE TOAN SONG hoặc Zalopay O86 79 22 247. Cám ơn các bạn!

 BÀI THUYẾT MINH KHÁC

 

Bạn muốn kết nối LE TOAN SONG Ngay!

Contact

Tại 145/6 Đường Số 1, Phường 4, Gò Vấp, HCM

Support 24/7

Hotline/Zalo 086 79 22 247 & 094 668 9939 để kết nối

Share This
0867922247
icons8-exercise-96 chat-active-icon