Tuyến Cần Thơ – Châu Đốc – Sóc Trăng – Côn Đảo

 CẦN THƠ

doi-cat-nam-cuong-ninh-thuan
1

Đang cập nhật

doi-cat-nam-cuong-ninh-thuan
1

Đang cập nhật

 SÓC TRĂNG

doi-cat-nam-cuong-ninh-thuan
Giới Thiệu

– Là một tỉnh ven biển thuộc ĐBS Cửu Long

– Nằm ở hạ nguồn của sông Hậu, là nơi sông Hậu đổ vào biển Đông tại hai cửa Định An và Trần Đề.

– Cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km

– Cách Cần Thơ 62 km.

– Tổng diện tích hơn 3.311 km2

– 1 thành phố (Sóc Trăng) & 02 thị xã Ngã Năm, Vĩnh Châu & 8 huyện Châu Thành, Cù Lao Dung, Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Trần Đề.

– Dân số toàn tỉnh đạt gần 1.300.000 người 2011

– Dân số và diện tích đều đứng thứ 6 trong khu vực ĐBS Cửu Long.

– Có 26 dân tộc chủ yếu là người Kinh, người Khmer và người Hoa.
+ Người Khmer chiếm 28,9% dân số toàn tỉnh.
+ Chiếm 32,1% tổng số người Khmer của cả nước.

– Có nền văn hóa ba dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer với nhiều màu sắc hấp dẫn.

NGUỒN GỐC TÊN GỌI

– Tiếng Việt phiên âm ra là “Sốc-Kha-Lang” rồi sau đó thành Sóc Trăng.
+ Srok/Sốc tức là “xứ”, “cõi”
+ Kha-Lang là “kho”, “vựa”, “chỗ chứa bạc”. Srok Kh’leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua.

– Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh
+ Chữ Sóc biến thành chữ Sông
+ Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang.

doi-cat-nam-cuong-ninh-thuan
BÁNH PÍA

– Là loại đặc sản của Sóc Trăng, được xuất khẩu đến các nước trên thế giới.

– Bánh pía được làm bằng bột mì, sầu riêng, lòng đỏ trứng.

– Pía là âm đọc của người Triều Châu (người Tiều) của từ (bính), có nghĩa là bánh.

– Đôi khi bánh pía còn được gọi là bánh lột da.

* NGUỒN GỐC

– Là loại bánh do người Minh Hương di cư sang Việt Nam từ thế kỷ 17 mang theo làm lương thực đi xa.

– Việc làm bánh pía hoàn toàn mang tính thủ công và phục vụ cho nhu cầu của từng gia đình.

– Đến đầu thế kỷ 19, người đầu tiên làm bánh pía để kinh doanh là ông Đặng Thuận sinh sống ở làng Vũng Thơm, nay là xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.

– Các lò bánh pía tập trung nhiều ở xã Phú Tâm, Mỹ Tú.

– Bánh pía ngày trước cũng khá đơn giản, vỏ ngoài làm bằng bột mì có nhiều lớp da mỏng bao lấy phần nhân, lớp da ngoài dày thường để in chữ, nhân làm bằng đậu xanh và mỡ heo chứ không có lòng đỏ trứng muối và các loại thành phần khác như hiện nay.

– Do thị hiếu của người tiêu dùng mà các lò bánh mới thêm các thành phần hương liệu khác như sầu riêng, khoai môn, lòng đỏ trứng muối…

LẠP XƯỞNG TÔM

– Nghề làm Lạp Xưởng vốn là nghề truyền thống đối với người Hoa ở Sóc Trăng những năm 80 của thế kỷ XX.

– Lạp xưởng là món ăn có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Hoa, dạng “để dành” ăn dần.

– Trước đây người ta chế biến lạp xưởng chủ yếu từ heo, nhưng sau đó “sáng tạo” thêm, nào là bò, tôm…

– Lạp xưởng tôm là món ngon nhất vì hương vị tôm thanh tao nhẹ nhàng, ăn nhiều vẫn không bị ngấy và đã có từ trước năm 1980.

– Lúc ấy thì con tôm hầu như đều dành cho xuất khẩu nên các lò chỉ làm để làm quà biếu và dùng trong gia đình.

– Sau đổi mới, đời sống kinh tế được nâng lên…con tôm không còn khó kiếm và nhu cầu “thưởng thức” của người tiêu dùng cũng cao hơn nên lạp xưởng tôm được các chủ lò đưa ra thị trường.

– Thành phần của lạp xưởng tôm khá phù hợp với người ăn kiêng khi tôm nõn chiếm tới 50%, thịt nạc 30% và mỡ chỉ còn 20%.

– Khúc lạp xưởng cũng nhỏ hơn, thanh mảnh hơn.

– Màu sắc của lạp xưởng tôm trong hơn các loại lạp xưởng khác, hương vị vẫn mang hương mai quế lộ nhưng vị tôm vẫn đậm và ít ngậy hơn.

– Mặc dù giá tôm so với thịt heo đắt gấp 2, gấp 3 lần tuỷ theo mùa nhưng giá lạp xưởng tôm cũng chỉ đắt hơn các loại khác từ 20 đến 25% tuỳ theo nhãn hiệu.

BÁNH MÈ LÁO

– Nghề làm bánh pía và bánh mè láo Làng Vũng Thơm thuộc xã Phú Tâm, cách TP Sóc Trăng 12km trở thành một đặc sản nổi tiếng trong nước và nhiều nước trên thế giới.

– Nguyên liệu làm bánh mè láo làm bằng bột nếp, khoai môn, mạch nha, đường, mè.

– Mè láo là loại bánh do người Hoa ỏ Sóc Trăng làm ra.

– Mè Láo được làm từ khoai môn, gọt vỏ bào mỏng, quết nhuyễn, cán mỏng, sau đó đem phơi nắng khoảng 3 ngày.

– Cắt miếng khoai môn này thành những lát nhỏ hình chữ nhật lăn vào bột nếp rồi chiên trong chảo dầu sôi.

– Miếng khoai môn sẽ phồng lên thành hình khối chữ nhật, vớt ra đem trộn vào nước đường đã thắng thành kẹo, rồi lăn vào mè rang chín.

– Do ruột bên trong tơi xốp nên mè láo rất giòn, có vị ngọt của đường và thơm của mè chín.

BÁNH CỐNG

– Xuất phát ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên.

– Bánh đổ trong chiếc cóng, có hình dạng như những ca nhôm nhỏ thường dùng để đá tủ lạnh nhưng có tay cầm và móc.

– Cách làm bánh:

+ Sẽ tráng một lớp bột gạo pha loãng dưới đáy

+ Phủ thêm một lớp đậu xanh

+ Một lớp thịt, tôm và củ sắn

+ Sau cùng lại đổ một lớp bột gạo lên.

+ Nhúng bánh vào chảo ngập dầu thật sôi, trong thời gian chờ bánh kết lại thì treo tạm lên vỉ sắt và quay sang làm cái khác

+ Sau đó lại canh thời gian để khảy nhẹ bánh ra khỏi cóng và chiên đến khi vàng đều.

– Món này thú vị nhất là ở cách ăn

+ Trải lá cải xanh ra, gắp một miếng bánh cóng

+ Tùy thích thêm vài cọng rau thơm hay xà lách và cuốn lại

+ Chấm với nước mắm chua ngọt pha sẵn, cảm giác như có thể ăn hoài không ngán.

– Thường khách ăn đến cái thứ 3 là đã thấy no, cố gắng lắm cũng chỉ thêm được 1, 2 cái nữa.

BÚN NƯỚC LÈO

– Món ăn rất dân dã mang đậm bản sắc của cộng đồng người Khmer ĐBSCL

– Khi nhắc đến bún nước lèo là phải nói đến Sóc Trăng vì có những bí quyết rất riêng mà khi ăn vào làm ta nhớ mãi hương vị thơm ngon của nó.

– Nước lèo được nấu từ mắm bò hóc với nước mưa pha lẫn nước dừa làm cho hương vị thêm ngọt ngào và một loại gia vị không thể thiếu đó là ngãi bún để làm tăng thêm hương vị đặc trưng của nước lèo.

– Những miếng thịt cá lóc, thịt heo quay vàng tươi, tôm luộc được đặt phía trên kèm theo các loại rau ghém như: rau muống, bắp chuối, giá, hẹ, rau thơm … kèm thêm một ít nước mắm nhĩ điểm thêm 01 thìa ớt bằm và 01 miếng chanh nữa sẽ làm cho tô bún nước lèo thêm phần đậm đà và hấp dẫn.

 AN GIANG – CHÂU ĐỐC

du-lich-mui-ne
1

Đang cập nhật

du-lich-mui-ne

 CÔN ĐẢO

thuyet-minh-lien-tuyen-con-dao
1

Đang cập nhật

checkin-kham-pha-con-dao

♥ Follow LÊ TOÀN SONG

♥ Ủng hộ tác giả soạn bài thuyết minh

Bằng cách DONATE 1 ly CAFFE quan 💸 MOMO 094 668 9939 LE TOAN SONG hoặc tương tác tại BLOG LE TOAN SONG. Cám ơn các bạn!

 BÀI THUYẾT MINH KHÁC

 

Bạn muốn kết nối LE TOAN SONG Ngay!

Contact

Tại 145/6 Đường Số 1, Phường 4, Gò Vấp, HCM

Support 24/7

Hotline/Zalo 086 79 22 247 & 094 668 9939 để kết nối

Share This
0867922247
icons8-exercise-96 chat-active-icon