Tuyến Sài Gòn – Đồng Nai – Bảo Lộc – Đà Lạt

 SÀI GÒN - Vinhomes - Thủ Đức

doi-cat-nam-cuong-ninh-thuan
Vinhomes Central Park

- Là dự án lớn đầu tiên của Vingroup tại TPHCM, lấy cảm hứng từ khu Central Park New York nổi tiếng thế giới.

- Vị trí trung tâm TP, nằm trong khuôn viên khu Tân Cảng:

+ Mặt tiền trải dài hơn 1km bên bờ sông Sài Gòn

+ 2 phút đến tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên

+ 3 phút đến khu đô thị mới Thủ Thiêm

+ 4 phút đến trung tâm Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh

- Hội tụ những tiện ích vượt trội, môi trường sống trong lành, dịch vụ gia đình tiêu chuẩn 5 sao và một cộng đồng nhân văn, thịnh vượng.

- Tổng diện tích: 43,91 ha

- Mật độ xây dựng toàn khu: Khoảng 16%

- Diện tích cây xanh: 13,8 ha

- Dự kiến hoàn thành tổng thể 2017 theo cấu trúc:

+ Khu căn hộ hiện đại & cao cấp: Bao gồm căn hộ và officetel (từ 1 – 4 phòng ngủ)/ căn hộ thông tầng duplex/penthouse

+ Hơn 70 biệt thự (3,65 ha)

+ Trung tâm thương mại Vincom Center (59.000m2)

Thành Phố Thủ Đức

- Địa danh Thủ Đức là tên hiệu của ông Tạ Dương Minh ( Tạ Huy).

- Ông là người Hoa nằm trong phong trào "phản Thanh phục Minh", bị truy đuổi phải di cư sang Việt Nam và thần phục nhà Nguyễn.

- Ông có công lao với vùng đất này thời mới khai hoang lập ấp 1679 –1725

- Thời Chúa Nguyễn Thủ Đức thuộc phủ Phước Long, dựng dinh Trấn Biên ( Biên Hòa )

- Thời Pháp thuộc Thủ Đức cùng với Nhà Bè, Gò Vấp, Hóc Môn được chia thành bốn quận tỉnh Gia Định.
+ Quận Thủ Đức có 6 tổng với 43 làng

- Thời Việt Nam Cộng Hòa 1955 đến 1975 ban đầu 19 xã dần về sau cho các năm tách nhập trả Dĩ An, Đô thành Sài Gòn còn 15 xã.

- Sau 1975 đến1997 thiết lập Thủ Đức thành huyện và Quận 9 bị giải thể, nhập vào huyện Thủ Đức thuộc thành phố Sài Gòn Gia Định.

- 1997 đến 2020 giải thể huyện Thủ Đức để thành lập 3 quận mới là quận Thủ Đức, Quận 2 và Quận 9

- 2020 đến 2021 sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại hình thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

 ĐỒNG NAI

du-lich-mui-ne
Cao Tốc Long Thành – Dầu Giây

- 8/2/2015 cao tốc Long Thành - Dầu Giây đã chính thức thông xe với 55 km, tốc độ tối đa 120 km/h.

- Rút ngắn TPHCM - Dầu Giây 3h xuống 1h, tiết kiệm được 20km.

- HCM đến Vũng Tàu chỉ còn 1h30, trước kia 3h.

- Từ Hồ Chí Minh

  • Đầu cao tốc ngã ba Mai Chí Thọ. Từ hầm Thủ Thiêm đi thẳng qua ngã tư Đồng Văn Cống khoảng 1 km là rẽ phải vào cao tốc.
  • Từ hướng cầu Sài Gòn đi đến TT-TM Parkson Cantavil An Phú rẽ phải vào Mai Chí Thọ, đến ngã ba rẽ trái vào cao tốc.
  • Từ Nguyễn Văn Linh chạy cầu Phú Mỹ và đi thẳng khu vực Vành Đai 2. Tại đây gặp nút giao nối vào đường cao tốc rồi rẽ phải.

- Toàn bộ đoạn đường cao tốc có hai trạm thu phí, 1 trạm dưới chân cầu Long Thành và 1 trạm ở Dầu Giây.

- Tất cả các xe ô tô có đủ điều kiện kỹ thuật để chạy, bao gồm cả xe container kéo rơ-móoc, xe buýt 50 chỗ đều có thể đi được đường cao tốc.

Tổng Quan Về Đồng Nai

- Là dự án lớn đầu tiên của Vingroup tại TPHCM, lấy cảm hứng từ khu Central Park New York nổi tiếng thế giới.

- Vị trí trung tâm TP, nằm trong khuôn viên khu Tân Cảng:

+ Mặt tiền trải dài hơn 1km bên bờ sông Sài Gòn

+ 2 phút đến tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên

+ 3 phút đến khu đô thị mới Thủ Thiêm

+ 4 phút đến trung tâm Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh

- Hội tụ những tiện ích vượt trội, môi trường sống trong lành, dịch vụ gia đình tiêu chuẩn 5 sao và một cộng đồng nhân văn, thịnh vượng.

- Tổng diện tích: 43,91 ha

- Mật độ xây dựng toàn khu: Khoảng 16%

- Diện tích cây xanh: 13,8 ha

- Dự kiến hoàn thành tổng thể 2017 theo cấu trúc:

+ Khu căn hộ hiện đại & cao cấp: Bao gồm căn hộ và officetel (từ 1 – 4 phòng ngủ)/ căn hộ thông tầng duplex/penthouse

+ Hơn 70 biệt thự (3,65 ha)

+ Trung tâm thương mại Vincom Center (59.000m2)

QL 51

- QL 51 khởi đầu tại thành phố Biên Hòa và kết thúc tại thành phố Vũng Tàu

- QL 51 trước năm 1975 được gọi là QL 15, tổng chiều dài 86 km

- QL 51 mở thêm 2 đường về phía đông lần lượt là 51B và 51C.

- 2009 đã chính thức khởi công dự án mở rộng Quốc lộ 51 lên đến 8 làn xe, tổng mức đầu tư lên đến 3.200 tỷ đồng VND.

NÔNG TRƯỜNG CAO SU LONG THÀNH

- Xây dựng 1928 do một nhà tư sản Pháp bỏ vốn đầu tư và để cho quản lý

- Đến 1930 đồn điện được bán cho công ty Sip

- 1975 nông trường diện tích 1400ha, mở rộng diện tích lên đến 3200ha nằm trải rộng trên 8 xã từ xã Long Phước đến Phước Thái.

- 1994 nông trường Công Ty Cao Su Miền Nam

BÒ SỮA LONG THÀNH

- LOTHAMILK nền tảng 23 năm phát triển sữa tươi thanh trùng. Sữa tươi được vắt ra từ vú của bò cái khỏe mạnh và nuôi dưỡng tốt.

- Kiểm tra theo các tiêu chuẩn lý, hóa một cách nghiêm ngặt và bảo quản tốt trước khi đưa vào sản xuất.

- Sữa LOTHAMILK với nguồn gốc sữa tươi nguyên chất 100% được chế biến trên dây chuyền khép kín của Thụy Điển.

- Với hệ thống dây chuyền này, sữa tươi được xử lý nhiệt ở 86oC trong 15 giây.

- Thời gian xử lý nhiệt ngắn nên tiêu diệt được hầu hết hệ vi sinh vật gây bệnh, nhưng không làm thay đổi thành phần sinh hóa như enzym và vitamin của sữa.

- Do vậy sữa phải được làm lạnh nhanh xuống 3oC đến 4oC sau khi chế biến đóng hộp.

- Luôn luôn bảo quản lạnh dưới 4oC trong thời gian sử dụng 7 đến 10 ngày để khống chế sự phát triển của chúng.

Ngã Tư (Ngã Ba) Dầu Giây

Thuộc huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Có 2 giả thuyết phổ biến về tên gọi Dầu Giây

+ Xưa kia, vùng này có rất nhiều cây Dầu, trên thân của nó có nhiều dây leo chằng chịt. Người địa phương theo thời gian phát âm trại đi "Dây" thành "Giây", lâu ngày thành tên.

+ 1954 giáo dân từ miền Bắc di cư vào miền Nam, đã an cư lạc nghiệp ở nơi này & trồng rất nhiều cây trầu dây nhưng người Hà Nam Ninh phát âm "tr" thành "d, gi", do vậy "trầu dây" đọc thành "dầu giây"..

CÂY CAO SU

- Cây Cao Su có tên khoa học là Havea, xuất xứ từ cây rừng hoang dại nhiệt đới, nguồn gốc từ Châu Mỹ La Tinh.

- Và thập niên 40 thế kỷ 18 đoàn thám hiểm Châu Âu du khảo đế miền Nam sông Amazone. Họ bắt gặp được thổ dân người Maina lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè.

- Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là "Nước mắt của cây" (cao là gỗ, Uchouk là chảy ra hay khóc).

- Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài Gòn thập niên 70 thế kỷ 19 nhưng không sống.

- Đến thập niên 90 thế kỷ 19, 2000 hạt cao su từ Indonesia được nhập vào Việt Nam. Trong 1600 cây sống

+ 1000 cây được giao cho trạm thực vật Bến Cát, Bình Dương

+ 200 cây giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu, Nha Trang

- Đánh dầu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Một số đồn điền cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập.

- Thân gỗ to, cao trung bình hơn 30m, nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây.

- Các mạch này tạo thành xoắn ốc theo thân cây theo hướng tay phải, tạo thành một góc khoảng 30 độ với mặt phẳng.

- Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa m

- Các vết rạch vuông góc với mạch nhựa mủ, với độ sâu vừa phải sao cho có thể làm nhựa mủ chảy ra mà không gây tổn hại cho sự phát triển của cây, và nhựa mủ được thu thập trong các thùng nhỏ.

- Sản lượng mủ cao su phụ thuộc vào giống, địa điểm trồng, bên cạnh đó là chế độ cạo.

- Chu kỳ khai thác của cây cao su thường từ 20 đến 25 năm.

- Thường được thu hoạch 9 tháng, 3 tháng còn lại không được thu hoạch vì đây là thời gian cây thay lá.

- Thường chu kỳ cạo bắt đầu vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 1 năm sau.

- Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm.

- Bình thường bắt đầu cạo mủ khi chu vi thân cây khoảng 50 cm.

- Cạo mủ từ trái sang phải, ngược với mạch mủ cao su.

- Độ dốc của vết cạo từ 20 đến 350, vết cạo không sâu quá 1,5 cm và không được chạm vào tầng sinh gỗ làm vỏ cây không thể tái sinh.

- Khi cạo lần sau phải bốc thật sạch mủ đã đông lại ở vết cạo trước.

- Thời gian thích hợp nhất cho việc cạo mủ trước 7 giờ sáng.

RỪNG CÂY GIÁ TỴ

+ Dọc hai bên đường chúng ta thấy trồng rất nhiều cây Giá Tỵ, thân thẳng lá rộng (40-50cm)Vỏ trắng, gốc có nhiều khía cạnh, hoa có chùm màu trắng thường gặp ở Lào Miến Điện, miền Bắc Thái Lan.

+ Được trồng năm 1958 do bà Trần Lệ xuân vợ Ngô Đình Nhu Diện tích 165 ha, hiện là nơi cung cấp giống cho cả nước.

+ Thân cây thường được dùng trong những nghành gỗ công nghiệp, trang trí ... do tính chất gỗ nhẹ, nhiều sớ, ít bị co giãn

+ Lá, hạt dùng làm lá xông tắm trị bệnh ngoài da, thuốc lợi tiểu. Bông sử dụng làm thuốc hạ nhiệt.

+ Cây giá tỵ 80 năm mới thu hoạch. Diện tích cả nước 4.670ha.

ĐÁ CHỒNG ĐỊNH QUÁN

- Là một quần thể di tích thắng cảnh tại thị trấn Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

- Ba hòn đá chồng lên nhau với chiều cao 36m, nằm chênh vênh ngay bên cạnh quốc lộ 20, cảnh tượng hùng vĩ & cuốn hút.

- Ai đã từng một lần nhìn thấy hòn đá này đều có chung cảm giác đó là "không an toàn".

- Đá 3 chồng quần thể thuộc di chỉ văn hóa Óc Eo Phù Nam ở thềm cao nguyên Đông Nam Bộ.

- Những khối đá hoa cương này trước đây nằm trong lòng đất

- Sau đó do quá trình kiến tạo những mạch đá nằm bên trong bị đứt gãy.

- Vì vậy nước mưa có thể thấm sâu vào những khe nứt, làm tác dần chúng ra, phần lớp mặt theo thời gian bị bóc mòn dần và lộ ra những nhân đá bên trong.

- Để những khối đá có bề mặt tròn trịa như vậy chứng tỏ trải qua thời gian rất dài hàng triệu năm.

Thành phố Long Khánh

Đang cập nhật

Trái cây đặc sản Long Khánh

Đang cập nhật

Núi Chứa Chan Xuân Lộc

Đang cập nhật

 LÂM ĐỒNG – TP Bảo Lộc

doi-cat-nam-cuong-ninh-thuan
Tổng Quan lâm Đồng

-Đèo Chuối là ngọn đèo đầu tiên trên đường đi từ HCM lên Đà Lạt, dài 4km, cao nhất của đèo Chuối là 350m so với mực nước biển

– Trước đây, tại khu vực đèo này có rất nhiều chuối hoang nên người ta đặt tên là đèo Chuối.

ĐÈO CHUỐI – SUỐI TIÊN

-Đèo Chuối là ngọn đèo đầu tiên trên đường đi từ HCM lên Đà Lạt, dài 4km, cao nhất của đèo Chuối là 350m so với mực nước biển

– Trước đây, tại khu vực đèo này có rất nhiều chuối hoang nên người ta đặt tên là đèo Chuối.

Khu Du Lịch Rừng Madagui

– Còn được gọi là KDL Suối Tiên, là một phần của mảng rừng Bắc Cát Tiên thuộc thị trấn Madagui, Đạ Huoai, Lâm Đồng.

– KDL sinh thái có nhiều hang động, khe suối tự nhiên còn có dòng suối Tiên chảy qua.

– Địa danh Madagui xuất phát từ ngôn ngữ của người Mạ:

+ “Ma” có nghĩa là người dân tộc Mạ

+ “Đạ” được phát âm lệch thành “Đa”, có nghĩa là sông, suối

+ “Gui” có nghĩa là chỗ dừng, chỗ đứng.

=> “Madagui” có nghĩa là vùng đất có sông suối mà người Mạ dừng lại để chọn làm nơi sinh sống.

– Diện tích 600 hécta, đang được khai thác gần 50 hecta để xây dựng kdl

– Chiếc cầu treo dài 120m được bắt ngang để nối 2 bờ của dòng Suối Tiên, mở lối đi cho du khách khi vào tham quan rừng nguyên sinh.

– Dòng suối Tiên là một phần của sông Đạ Huoai bắt nguồi từ Bảo Lộc chảy qua rừng Madagui với chiều dài khoảng 3km.

– Đây là nơi sinh sống của 2 loài cá lăng và cá leo.

– Mùa khô mực nước dười 1m, mùa mưa có thể trên 10m.

– Dọc bờ suối là những bãi sỏi thiên nhiên là bãi tắm rất lý tưởng cho du khách.

– Truyền thuyết về suối Tiên của người Mạ:

+ “Xa xưa, hạn thán kéo dài làm buôn làng người Mạ thiếu nước.

+ Có một người phụ nữ vừa sinh con nhưng không có sữa cho con bú, nên người chồng phải vào rừng tìm trái cây chua cho vợ con ăn.

+ Chàng đã vượt qua ba ngọn núi và bảy cánh rừng.

+ Một buổi sáng, chàng phát hiện một tổ ong liền dương cung bắn.

+ Mũi tên vừa chạm vào tổ ong, một dòng nước bắn thẳng vào người chàng.

+ Chàng trai hoảng sợ bỏ chạy, tức thì dòng nước đuổi theo.

+ Chàng chạy nhanh, dòng nước đuổi theo càng sát chân chàng.

+ Đến khi kiệt sức, chàng gục xuống bên cánh rừng rồi thiếp đi, dòng nước cũng dừng lại và lan rộng tạo thành một vũng nước sâu.

+ Nhờ dòng nước này mà buôn làng người Mạ được cứu sống sau đợt hạn thán đó và tồn tại cho đến ngày nay”

– Cách suối Tiên khoảng 2.000m là suối voi nằm sâu trong khu rừng hoang sơ, có chiều dài khoảng 1km. Bà con người dân tộc phát hiện dòng suối này là nơi đàn voi rừng thường xuyên đến uống nước và đùa giỡ với nhau, nên gọi là suối Voi.

– Nơi đây từng là bãi đào khai thác vàng của dân địa phương trước đây

– Hang động của KDL rừng Madagui gồm 2 hệ thống;

+ Hang động nằm sâu dưới lòng đất từ 10 – 12m

+ Hang động nằm trên cao, cách mặt đất khoảng 10m.

– Điểm chung đặc biệt của hang động rừng Madagui là không khí bên trong mát lạnh, vào cửa này và ra cửa khác, vi lối quay lại rất khó đi.

– Các hang động nơi đây đang được khai thác để giới thiệu cùng khách tham quan:

+ Hang Tử Thần nằm sâu trong rừng, được bao phủ bởi những rễ cây. Trong hang có những khu vực sâu thẳm tạo cho du khách cảm giác hồi hợp khi thám hiểm.

+ Hang Thầy được tạo thành bởi một tảng đá to, có vòm nghiêng như một mái nhà tạo nên một hang động kín đáo. Trong hang có dòng suối ngầm chảy len lỏi dưới các phiến đá. Chuyện kể rằng: “Trước đây, có một người đàn ông cao tuổi đến sống và tu tại hang động này. Âm thầm đến tu và đi. Ông chỉ để lại dấu tích là một chiếc bàn được ghép bằng phiến đá và “bộ chuông mõ”. Từ đó dân địa phương gọi nơi đây là hang Thầy.

+ Thạch Lâm là mộ quần thể đá giữa rừng, gồm hàng chục khối đá hoa cương khổng lồ trong một khuôn viên rộng khoảng 2 hecta. Những khối đá này xếp chồng lên nhau tạo nên những hình thù kỳ lạ, kích thích trí tưởng tượng

– Hang Cô còn có tên gọi là Hang Voi, có chiều dài khoảng 20m. Lối đi lên hang khá hẹp và vất vả vì độ dốc cao. Hang động này là nơi đàn voi rừng thường ghé vào để nghỉ ngơi trước đây

– Hang Thần Núi là một trong những hang động hấp dẫn. Qua miệng hang trên mặt đất, đi sâu vào lòng đất để tham quan, dài 200m, sâu 5m, rộng 3m, hang có dòng suối ngầm, có 3 tầng, mỗi tầng cách nhau 30 – 40m. Tầng thứ nhất rộng 100m2, làm nơi dừng chân & tiếp tục vào khám phá tầng 2, 3

– Thực vật KDL rất phong phú, đặc biệt là loài cây kơnia đặc trưng của rừng núi Tây Nguyên, được xem là loài cây thiêng của bà con người dân tộc

– KDL còn có bộ sưu tập tre trong khoảng diện tích 10 hecta với hơn 40 loài tre khác nhau.

– Bộ sưu tập vườn cây ăn trái rộng 12 hecta với những giống cây trai như: ổi, mận, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, táo, sơri, mãng cầu, cam, bưởi, quít…

– Động vật của khu rừng này cũng đa dạng như voi, cheo, nhím, heo rừng, sóc, dúi (thú gặm nhấm sống trong hang đất, tự đào củ và rể cây để ăn) và các loài ong, bướm, côn trùng khác.

– KDL sinh thái này còn có nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí như: câu cá, cưỡi ngựa, khu mê cung ắc ó, khu văn nghệ cồng chiêng Tây Nguyên, nhà Tarzan, hồ bơi, tắm suối, ảo thuật, sân tennis, bắn súng hơi, các trò chơi dân gian, xiếc thú: bồ câu, khỉ, chó…

– Khu dịch vụ ẩm thực

– Khu nhà nghỉ lưu trú

– Khu vực cắm trại diện tích 10 hecta gồm đồi: Gió, đồi Mai Vàng, đồi Bò Cạp, đồi Bằng Lăng, đồi Anh Đào…trải dọc theo bờ suối Tiên.

Đèo Bảo Lộc

– Nằm trên QL20, dài 10 km, đỉnh đèo 800 – 850m nước biển.

– Đường quanh co, khung cảnh hùng vĩ của núi rừng và khí hậu mát mẻ tạo nên một thắng cảnh nổi riêng của Bảo Lộc.

– Tuyến đèo có miếu thờ Tam Cô và tương Đức Mẹ

– Miếu thờ Tam Cô rất linh thiêng. Các bác tài kể lại, lúc sương mù hay trời tối, họ thường thấy bóng dáng của ba cô gái đứng trên đường, hướng dẫn cho xe đi đúng hướng, tránh xảy ra tai nạn. Người dân đã dựng miếu thờ, ngày dần khang trang qua các đóng góp.

– Cạnh miếu thờ Tam Cô, bên dòng suối nhỏ là tượng Đức Mẹ Maria được giáo dân xứ An Bình đóng góp xây dựng nên, để cầu sự an lành cho những người đi đường.

Thành phố Bảo Lộc

– 1890 trên đường thám hiểm cao nguyên Langbiang, bác sỹ Alexander Yersin đã phát hiện ra vùng đất này, gọi là xứ B’Lao.

– Bảo Lộc là đô thị quan trọng của tỉnh Lâm Đồng, từng là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng.

– 2009 Bảo Lộc được công nhận là đô thị loại III

– 2010 nâng cấp thành phố Bảo Lộc, cách TP Đà Lạt 110 km, cách TPHCM 190 km, cách TP Phan Thiết 100 km.

– Là vùng chuyên canh trà, cà phê và dâu tằm & cây ăn trái rất phong phú: bơ, sầu riêng, mít tố nữ…

– Có khí hậu mát mẻ quanh năm phù hợp xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng.

– Có nhiều thác, hồ, suối đẹp như: Thác ĐamB’ri, thác bảy tầng, hồ Nam Phương, suối Đá Bàn…

– Khu du lịch ĐamB’ri với thác nuớc 57m và các cánh rừng nguyên sinh, là nơi có thể nghỉ dưỡng, dã ngoại, cắm trại…

Chùa Linh Quy Pháp Ấn

– Có cánh cổng Thần Đạo uy nghiêm được ví như “Cổng trời”.

– Cánh cổng tạo nên nét kỳ bí nổi bật giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, cảnh sắc lung linh.

– Đứng ở cổng, hãy phóng tầm mắt ra xa để thấy bốn phía đều huyền diệu, mờ ảo, đẹp như tranh vẽ.

– Vừa vào sân chùa, cảm giác hệt như đang đứng giữa một vùng trời mây bao la, ai cũng thấy mình thật nhỏ bé.- Khoảng sân rộng này cũng là nơi các nhà sư tập trung làm lễ vào buổi sáng sớm.

– Chùa bố trí sắp đặt bên trong rất tinh tế, hài hòa cùng vườn sỏi được thiết kế dựa trên triết lý về sự tĩnh tại và thiền định, tượng Bồ Tát giữa hồ nước cùng nhiều khung cảnh khác.

– Mỗi góc có một nét đặc sắc riêng nhưng tất cả đều mang lại sự thanh thản trong tâm hồn.

– Bình minh & hoàng hôn tại chùa là những khoảnh khắc tuyệt diệu nhất.

– Sáng tinh mơ, từng lớp sương mù lờ lững giăng phủ khắp đồi núi trập trùng. Sương hòa quyện với mây tạo cảm giác như đã lạc bước đến chốn bồng lai tiên cảnh.

– Ráng chiều vắt ngang qua bầu trời lúc chạng vạng. Cảnh sắc yên tĩnh làm bật lên nét thanh tịnh, xua tan tất cả phiền não trong lòng mọi người.

 CÁC THÁC NƯỚC

du-lich-mui-ne
Thác DamB’ri

– Cách Bảo Lộc khoảng 18km, ngọn thác lớn ở Lâm Đồng cao 60m, nằm giữa khung cảnh rừng nguyên sinh hoang sơ và hùng vĩ.

– Mùa mưa, nước thượng nguồn đổ về ầm ầm, đi xa vài kilômét còn nghe thấy tiếng, đứng gần chân thác với khói nước giăng kín như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

– Khu du lịch có một cầu ximăng dài hơn 20m bắc ngang suối, gần đỉnh thác. Đứng trên cầu, khách du lịch có thể thưởng thức cảnh tượng hùng vĩ của dòng nước cuồn cuộn đổ từ đỉnh thác xuống.

– Khách muốn xuống chân thác có thể đi bằng hai đường: thang máy hoặc đường bộ.

– Du khách đều chọn đường bộ men theo sườn núi, đã được bêtông hoá nên đi lại thuận tiện để được thưởng ngoạn phong cảnh.

– Về phía thượng lưu, khách đi trên chiếc cầu dây đc làm từ mây, giang, lồ ô… do dân tộc Châu Mạ làm nên.

– Vào buôn làng Châu Mạ du khách cảm nhận lễ hội cồng chiêng, tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm truyền thống…

– Khu du lịch sinh thái Đambri có khu vực nuôi các loài thú như khỉ, hươu, nai được nuôi thả tự do & khu nuôi gấu, ba ba, rùa.

– Đặc biệt, có những chú voi đã được thuần dưỡng và ngoan ngoãn, du khách có thể ngồi trên lưng voi để chụp ảnh lưu niệm.

– Thuê một chiếc thuyền để trãi nghiệm câu cá trên hồ.

Thác Bobla

– Phát hiện khá lâu & 2000 mới được đưa vào dự án khai thác du lịch như thám hiểm núi, câu cá, cắm trại.

– Thác cao 50m rộng 12m, nằm giữa hai ngon đồi hình voi.

– Trong ngôn ngữ của người Cơ Ho, Bobla do được đọc lệch từ 2 âm ‘PốPla’, có nghĩa là ‘Đầu Ngà Voi’, ‘Pố: nghĩa là đầu và ‘Pla’ có nghĩa là ngà voi.

– Dân tộc bản địa xem thác Bobla là biểu tượng của sự bất khuất, là sức mạnh của cư dân miền sơn cước.

– Đây quê hương của chàng Liang Dăm, người đã có công đánh đuổi quân Chăm từng kéo lên quấy nhiễu, giày xéo buôn làng.

– Vùng đất của Thác Bobla là nơi giao tranh thường xuyên giữa quân Chăm và người Cơ Ho.

– Tộc trưởng Cơ Ho săn được một con voi có cặp ngà rất lớn và mang cặp ngà này dâng người Chăm với lời thỉnh cầu được bình yên

– Lễ vật và lời thỉnh cầu đc chấp nhận, rồi đặt tên cho thác nước là ‘Pố Pla’.

– Về sau không thực hiện lời hứa và đem quân tiến đánh và phải đối đầu với sức mạnh phi thường của chàng dũng sĩ Liang Dăm, đã giúp cho buôn làng thoát được xâm lược của Chăm.

– Dân làng tìm đến trả ơn, nhưng Liang Dăm đi về phía ngọn thác và tan biến vào làn khói nước.

THÁC PONGOUR

– Thác Pongour Đức Trọng, Lâm đông

– Là một ngọn thác đẹp nổi tiếng, hoang dã nhất và cũng hùng vĩ nhất Tây Nguyên, được mệnh danh là ‘Đông Dương đệ nhất hùng thác’.

– Còn được gọi là ‘Thác bảy Tầng, Thiên Thai hay thác Mẹ.

– Cao 50m, rộng 100m uốn cong hình cánh cung, nước đổ xuống một hồ lớn.

– Tại vùng đất này có nhiều kaolin, là loại đất sét mịn có màu trắng hoặc vàng được dùng để sản xuất sản phẩm gốm sứ, gạch chịu nhiệt cao và giấy.

– Vào mùa mưa, dòng thác càng trở nên dữ dội, cả đất trời của vùng thác Pongour vang vọng trong tiếng thác rền không dứt.

– Dưới chân thác là một thung lũng rộng lớn được bao bọc vách núi cao, nhiều tảng đá bằng phẳng, du khách đến tham quan thác có chỗ vui chơi và nghỉ chân.

– Tên Pongour có nguồn gốc từ người Cơ Ho là ‘pon’ và ‘gou’ mà người Pháp đã phiên âm thành ‘Pongour’.

– Có 2 ý nghĩa của tên Pongour là ông chủ của vùng đất sét trắng hay bốn sừng tê giác với nghĩa đen của từ vựng ‘pon’: ‘bốn’ và ‘gou’: ‘sừng’.

– Qua tài liệu nguồn gốc từ truyện cổ tích của người Cơ Ho, Chăm và Churu. Thác Pongour là dấu vết của bốn con tê giác cắm xuống núi rừng Tây Nguyên giúp sức cho nàng Ka Nai giữ gìn và bảo vệ quê hương.

– Ngày xưa, tại vùng đất tân Hà ngày nay có một nữ tù trưởng xinh đẹp làm thủ lĩnh tên gọi Ka Nai. Nàng có một sức mạnh phi thường, có thể chinh phục được các loải thú dữ trong rừng. Đặc biệt là loài tê giác. Do đó, trong bộ tộc của nàng có bốn con tê giác to lớn mà Kanai thường dùng để khai phá núi rừng, đồng thời bảo vệ buôn làng.

– Thuở đó, người chăm Ninh Thuận, thường xua quân quấy phá và bắt người dân nơi đây về vương quốc Champa để làm nô lệ. Nàng Ka Nai đã đứng lên kêu gọi các bộ tộc Tây Nguyên hợp sức chống lại người Chăm. Ka Nai đã chiếm được bốn thành của người Chăm vả giải cứu người Cơ Ho.

– Tuy nhiên nàng Ka Nai rất đau khổ vì còn một số người Cơ Hi – Mạ chấp nhận từ bỏ gia đình và người thân để ở lại làm nô lệ cho người Chăm, không chịu quay về. Cuối cùng, Ka Nai quyết định trừng trị những kẻ bội nghĩa vong ân.

– Quê hương không còn bóng giặc, nàng Ka Nai bắt đầu tập trung xây dựng buôn làng cùng Bốn con tê giác giúp sức cho nàng san ủi núi đồi , khai thác rừng hoang cho người Cơ Ho.

– Nàng Ka Nai đã chọn mùa trăng tròn đầu tiên của mùa nắng ấm sau khi quê hương được thanh bình để tổ chức ngày kỷ niệm cho bộ tộc của mình.

– Rắm tháng Giêng hàng năm, du khách khắp nơi trẩy hội về thác Pongour để vui chơi, tưởng nhớ về ngày kỷ niệm của người cơ Ho xưa.

– Vị vua cuối cùng của triều Nguyễn nước ta rất thích thú nghỉ đêm tại đây mỗi lần đến Pongour săn bắn.

Thác Gougar

– Thác Gougar là tên gọi người Cơ Ho, cõ nghĩa là ‘bờ sông giống cái cũi lồng’, cao gần 20m.

– Thác Ổ Gà tên người Kinh đặt do khi đứng từ xa thác phân chia theo 2 nhánh: một bên là dòng nước chảy êm màu lòng đỏ trứng gà, một bên là dòng nước chảy ầm ầm tung bọt trắng xoá như lòng trắng của quả trứng

– Có giả thuyết tên Ổ Gà là do phát âm trại từ hai âm Gougar.

– Vùng đất từ núi Chai đến thác Gougar là lãnh thổ của người dân tộc Churu – Chăm, có thủ lĩnh là nữ tù trưởng Ma Anh.

– Đa số người Churu có gốc là người Chăm di cư lên miền Tây Nguyên từ thế kỷ XV – XVII.

– Vùng đất thác Gougar xưa là một vực sâu chôn giấu kho tàng của Hoàng Hậu Nai Biút.

– Truyện kể rằng:
+ ’Nàng Nai Biút gốc người việt kết hôn cùng vua Chăm. Được vua sủng ái & chiều chuộng.
+ Mỗi khi nằm, Biút dùng bánh tráng nướng đặt dưới chiếu để khi nàng xoay người đổi tư thế nằm, bánh tráng sẽ bể tạo nên âm thanh như bị gãy xương.
+ Nhà vua quan tâm, nàng thưa: ’Thiếp bị bệnh, nên cơ thể thường hay kêu răng rắc’.
+ Vua bảo ngự y chạy chữa cho nàng, xây một cung điện để dưỡng bệnh, hy vọng hoàng hậu sẽ được khỏi bệnh ‘xương cốt’.
+ Khi hoàng hậu mất, vua Chăm cho chôn cất nàng tại đây, một kho báu được chôn theo mộ phần để nàng Nai Biút dùng khi về bên kia thế giới.
+ Về sau, các dân tộc ở vùng đất này đã tôn nàng Nai Biút là hoàng hậu của họ’.

– Một giả sử khác người Cơ Ho liên quan đến Huyền Trân Công Chúa:
+ Nàng Nai Biút chính là Huyền Trân Công Chúa đã nên duyên với vua Chăm là Chế Mân.
+ Sau khi Chế Mân mất, Huyền Trân được Trần Khắc Chân giải cứu, Huyền Trần được trở về với đất nước Đại Việt.
+ Nhưng không bao lâu đoàn quân Chiêm Thành kéo ra Thăng Long xin rước nàng về để suy tôn lên ngôi hoàng hậu của vương quốc Champa.
+ Huyền Trân không muốn quay trở lại sống trên đất nước của người Chăm, nên nàng xin được đến sống ở một vùng đất không thuộc Đại Việt và Champa.
+ Và Gougar là nơi Huyền Trân công chúa chọn trong truyện giả sử này.

Thác Voi

– Thác Voi cao gần 100m thuộc TT Nam Ban, Lâm Hà, Lâm Đồng.

– Đây là một trong những thác nước rất đẹp hoang sơ, hùng vĩ. Đường đi xuống chân thác cheo leo, hiểm trở, rất khó đi.

– Dưới thung lũng chân thác là những tảng đá to, dài trên dưới 10m, màu đen tuyền, bề mặt nham nhở nằm ngổn ngang với nhiều hình dáng dài, ngắn, tròn dẹt khác nhau. Là nơi dừng chân cho khách xuống tham quan.

– Có khu vực, những khối đá mang hình dáng những cây cột khỗng lồ nằm xếp chồng lên nhau giống như xưởng chế tác đá xây dựng.

– Có lẽ đây là dấu tích xưa của núi lửa? Là sản phẩm của nham thạch chảy ra từ miệng những ngọn núi lửa hoạt động cách đây hàng triệu năm.

– Không thích hợp cho du khách lớn tuổi, nếu lối đi xuống thác không được cải tạo, xây dựng.

– Thắng cảnh tuyệt vời, rất hấp dẫn đối với những du khách trẻ thích khám phá.

– Dưới chân thác có rất nhiều cá, là nơi người dân địa phương thường đến quăng chài, thả lưới quanh thung lũng.

– Thắng cảnh thác Voi đã được Bộ Văn Hoá – Thông tin công nhận là Di tích quốc gia ngày 28 – 12 – 2001.

 ĐÀ LẠT

Sân bay Liên Khương

– Cách thành phố Đà Lạt khoảng 30km

– Là một sân bay dân sự, lúc đầu sân bay này dành phục vụ cho mục đích quân sự.

– Pháp cho xây dựng sân bay 1933 này vì họ coi Đà Lạt là một trung tâm du lịch, một “thủ đô mùa hè” dành cho quan chức người Pháp làm việc ở Đông Dương.

– 1945 quân đội Nhật đảo chính Pháp Nhật nối dài đường băng cho các loại máy bay hiện đại hơn hạ cánh

– 1956 nhà ga mới thực sự ra đời

– 1961 nâng cấp lên thành sân bay quốc tế lớn thứ hai ở miền Nam Việt Nam

– 1972 đường băng mới được phủ nhựa hoàn toàn dài 1480m và rộng 40m sử dụng để đáp 35 tấn trở xuống.

– Đến 1992 tuyến bay Sài Gòn – Đà Lạt mới được khôi phục đều đặn.

– 2003 đến 2009 nâng cấp đường hạ cất cánh dài 3,250m, rộng 45m, đảm bảo khai thác được các loại máy bay dân dụng tầm trung như Boeing 767 hay Airbus A320, A32…

– Hiện nay, sân bay Liên Khương có đầy đủ các chuyến bay trong suốt tuần trên nhiều tuyến tại Việt nam & 1 số tuyến quốc tế như Hàn Quốc, Thái Lan…

Đèo Prenn/Thác Prenn

– 8/2/2015 cao tốc Long Thành – Dầu Giây đã chính thức thông xe với 55 km, tốc độ tối đa 120 km/h.

– Rút ngắn TPHCM – Dầu Giây 3h xuống 1h, tiết kiệm được 20km.

– HCM đến Vũng Tàu chỉ còn 1h30, trước kia 3h.

– Từ Hồ Chí Minh

  • Đầu cao tốc ngã ba Mai Chí Thọ. Từ hầm Thủ Thiêm đi thẳng qua ngã tư Đồng Văn Cống khoảng 1 km là rẽ phải vào cao tốc.
  • Từ hướng cầu Sài Gòn đi đến TT-TM Parkson Cantavil An Phú rẽ phải vào Mai Chí Thọ, đến ngã ba rẽ trái vào cao tốc.
  • Từ Nguyễn Văn Linh chạy cầu Phú Mỹ và đi thẳng khu vực Vành Đai 2. Tại đây gặp nút giao nối vào đường cao tốc rồi rẽ phải.

– Toàn bộ đoạn đường cao tốc có hai trạm thu phí, 1 trạm dưới chân cầu Long Thành và 1 trạm ở Dầu Giây.

– Tất cả các xe ô tô có đủ điều kiện kỹ thuật để chạy, bao gồm cả xe container kéo rơ-móoc, xe buýt 50 chỗ đều có thể đi được đường cao tốc.

– Là một thác nước đẹp thuộc tỉnh Lâm Đồng, cao 10 m cách Đà Lạt khoảng 10 km, nằm ven quốc lộ 20.

– Prenn gốc tiếng Chăm có nghĩa là “vùng xâm chiếm”, còn các tộc dân bản địa như Lat, Chil lại gọi kẻ xâm lăng là “người Prenn”.

– Thác Prenn do Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt quản lý khai thác.

THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

– Tổng kho Long Bình xây dựng 1965 phục vụ cho cuộc chiến tranh Đông Dương.

– Diện tích khoảng 24 km2 cách Sài Gòn 20 km, TP Biên Hoà 7 km.

– Tổng kho Long Bình có Bộ Tư lệnh Dã chiến II Mỹ, Bộ Tư lệnh Hậu cần của Mỹ

– Nơi chứa bom, đạn lơn của Mỹ ở miền Nam Việt Nam & lực lượng lính khoảng 2.000 quân.

Rừng thông Đà Lạt

– Cây thông ba lá của Đà Lạt xuất xứ từ đâu. Cho đến nay vẫn chưa có ai trả lời câu hỏi này – Đà Lạt là quê hương của thông.

– Đà Lạt được bao quanh bằng những đồi núi phủ thông xanh bạt ngàn 42.000ha.

– Thông ba lá dễ tái sinh từ các cây mẹ gieo hạt, không kén đất, nhưng trên đất tơi xốp, thoát nước tốt là thích hợp nhất.

– Thông Đà Lạt hầu hết là thông ba lá và phần lớn là do mọc tự nhiên.

– Mọi ngả đường để đến với Đà Lạt, cảnh quan rừng thông mọc san sát cả trên những vách núi.

– Rừng thông hiện diện với sông hồ, ghềnh thác, dinh thự, thánh đường, đình chùa, sân trường, nhà dân…
+ Kết thành quần tụ chống chọi với bão biển, mưa nguồn.
+ Che chở cho cánh đồng rau non & hoa đẹp bốn mùa
+ Chắt lọc tiếng ồn, khí thải
+ Tiết ra hương thông và ô-zôn, làm cho bầu trời trong xanh hơn nữa.
+ Thông nuôi nấng và góp mọi phần mình cho cuộc sống người Đà Lạt.

– Rừng thông đặc trưng không sống trên núi cao, sự hiếm hoi đặc thù của Đà Lạt.

– Thông ba lá cho gỗ nhẹ mềm, dễ chế tác, ít mối mọt. Trừ loại quá già hoặc mọc đơn độc thường có nhiều nhựa và mắt gỗ.

– Mỗi hécta rừng thông gieo hạt tự nhiên có thể khai thác được hơn 130 mét khối gỗ và khoảng một tấn nhựa.

– Đối với rừng trồng tốt có thể cho năng suất gấp đôi.

Văn hóa & Vài nét về bộ tộc Lạt và Chill

– Ngày xưa Lạc Long Quân & Âu Cơ, đẻ ra một bọc trăm trứng nở ra trăm người con:
+ 50 người theo cha xuống biển là người Kinh
+ 50 người theo mẹ lên núi nay là đồng bào dân tộc ít người.
+ Đà Lạt là một trong những nơi tụ hội Con Rồng cháu Tiên.

– Trước kia, vùng thung lũng nay là hồ Xuân Hương là nơi cư trú của người Lat, Cam Ly là địa bàn của bộ tộc Chill.

– Sau người Lat rút về xã Lát, dưới chân núi Lang Biang. Người Chill ở rải rác quanh Đà Lạt, Tà Nung, Đức Trọng.

– Hai bộ tộc Lat, Chill thuộc dân tộc K’ho có quan hệ gần gũi về chủng tộc và văn hóa nên họ có những tập tục giống nhau:
+ Về lịch sử có một vị anh hùng là tù trưởng Yagut đã từng lãnh đạo các bộ tộc chống ngoại xâm (hiện nay Đà Lạt vẫn có con đường mang tên vị tù trưởng này).
+ Bon (buôn làng) là đơn vị cư trú của người Chill, Lat. Mỗi bon gồm khoảng 4 – 5 nhà dài
+ Mỗi nhà dài là một đại gia đình huyết tộc gồm có nhiều bếp.
+ Mỗi gia đình có một bếp để nấu nướng sinh hoạt quanh đó.
+ Mỗi bếp chỉ cách nhau vài mét, ranh giới giữa các bếp không có phên vách hoặc vật chuẩn phân chia cụ thể.

– Người Chill và Lạt theo chế độ mẫu hệ. Con gái lớn lên đi cưới chồng.

– Trong lễ cưới, nhà gái phải nộp một số tài sản cho nhà trai để bắt chồng. Thân phận người con trai được thể hiện qua câu tục ngữ Chill:
“Ở với chị thì làm người.
Ở với vợ thì làm tớ”

– Về y phục đàn ông đóng khố, phụ nữ chỉ mặc sa-rong (một loại váy quấn).

– Thân thể họ nâu sậm, đầy sinh lực vì tiếp xúc trực tiếp với nắng gió, với thiên nhiên.

– Chỉ những lúc trời thật lạnh, họ mới cần đến một tấm chăn khóac quanh mình.

– Cà răng căng tai : dùng vật cứng để cà răng cho mòn, căng trái tai thật to.

– Trang sức gồm những vòng đồng, chuỗi cườm, móng vuốt dã thú.

– Chiêng, ché, cườm là những tài sản quý giá, biểu hiện cho sự giàu sang và hùng mạnh. Số chiêng, ché càng nhiều càng cổ xưa càng chứng tỏ sự giàu có lâu đời.

– Mỗi bộ chiêng (một loại nhạc cụ) gồm có 6 cái có thể đổi hàng chục con trâu. Các ché cổ và dây cườm cũng có giá trị lớn.

– Dụng cụ lao động gồm có: chiếc xà-gạc (wek), một nông cụ hữu hiệu để phát rẫy, luôn đeo bên mình: chiếc gậy để chọc lỗ gieo hạt; cung nỏ để săn bắn và chiếc gùi ở sau lưng.

– Họ sống với nhau trong quan hệ bình đẳng, được điều hành bởi các chủ làng là người được dân làng kính phục vì tài đức.

– Thầy phù thủy & thầy cúng/Pô dâu
+ Chuyên việc cúng bái lên đồng, phù chú chữa bệnh đoán xem vận mạng
+ Hiểu biết các phong tục truyền thống của dân làng, có kinh nghiệm sản xuất, chọn nương rẫy, xem thời tiết.
+ Tham gia các vụ phân xử tranh chấp trong bon, giúp chủ làng kiểm tra thật sự hay gian dối của bị cáo bằng cách đổ chì vào lòng bàn tay đun nước sôi để bị cáo nhúng tay vào.

– Già làng: một số người trên 60 tuổi có uy tín, đức độ và hiểu biết được bon gọi là già làng
+ Người tinh hoa của bộ tộc bởi tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống, chiến đấu và sản xuất
+ Thường được mời đóng góp ý kiến về mọi việc quan trọng trong buôn làng.

– Họ thờ nhiều thần, nhất là thần lúa, lễ đâm trâu, được tổ chức linh đình để cúng thần mỗi khi khởi công mùa cấy và khi thu hoạch lúa, hoa màu.

– Vào ngày lễ, dân bản tụ tập đông đủ ở sân làng. ột cây nêu trạm trổ tinh vi, treo nhiều nhạc cụ và vào nhau vang lên âm thanh rất lạ tai.

– Một con trâu được cột dưới gốc cây nêu. Buổi lễ bắt đầu khi
ngọn lửa được đốt lên.

– Thầy phù thủy cầm một cây thương dài, miệng ngậm một con dao lớn, hông đeo thêm con dao to, múa theo tiếng chiêng cồng, rồi thình lình đâm vào con trâu.

– Đầu trâu được chặt treo lên cây nêu để làm vật tế lễ. Sau đó mọi
người cùng múa hát và lăn xả vào xẻ thịt con trâu ăn mừng lễ cúng thần, bên những ché rượu cần cong.

CON NGƯỜI ĐÀ LẠT

– Người Lạt, người Chill mới thật sự có nguồn gốc Đà Lạt, đa phần người từ bốn phương trời hội tụ về đây qua những lần di cư… nhiều nhất là người Huế, người Bắc và người Quảng.

– Một thành phố văn hóa với những ảnh hưởng xã hội và thổ nhưỡng đã tạo nên một con người Đà Lạt hiền hòa, khoan thai, lịch sự, kín đáo những lại thân tình và hiếu khách.

– Tiếng nói của người Đà Lạt có giọng đặc biệt, mang âm sắc pha trộn của các miền Bắc Trung Nam.

– Phong tục tập quán cũng đa dạng vô cùng hài hòa giữa Âu – Á – Lạt – Chill là một sự tổng hợp của muôn sắc thái.

– Đến những nơi khác, một người chỉ cần mang danh người Đà Lạt thì sẽ nhận được một sự ưu ái đặc biệt, mang theo quanh mình cả một vùng đất thần tiên.

Lược Sử Hình Thành Đà Lạt

– Cao nguyên Lang Biang trước 1893 là địa bàn cư trú của các tộc người Thượng.

– Người Việt đầu tiên có ý định khám phá vùng rừng núi Nam Trung Bộ là Nguyễn Thông, nhưng do nhiều lí do nên cho tới cuối đời ông vẫn không thực hiện được ý định của mình.

– 1880 & 1881, người Pháp có những chuyến thám hiểm đầu tiên vào vùng người Thượng ở Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, đã tìm ra cao nguyên Lang Biang.

– 1890 từ Nha Trang ông đã tìm người hướng dẫn lên cao nguyên theo những con đường mòn của thổ dân & hôm sau ông trở về Phan Thiết.

– 1891, bác sĩ Alexandre Yersin thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên với ý định tìm đường núi từ Nha Trang vào Sài Gòn, nhưng chuyến đi này bất thành.

– 1892 Yersin thực hiện một cuộc thám hiểm từ Nha Trang, băng qua vùng cao nguyên Đắk Lắk để đến bờ sông Mê Công thuộc địa phận Campuchia.

– 1893 trong cuộc thám hiểm, ông bị bọn cướp tấn công trọng thương:
+ Nên phải về Phan Rang trong đêm để kịp cấp cứu
+ Dọc đường gặp nhiều khó khăn & đối diện với cái chết
+ Nhưng ông không từ bỏ hoài bão thiết tha của mình
+ Đi đến đâu ông cũng ghi chép địa thế từ dòng sông, con suối, phong tục và giá trị kinh tế từng vùng.

– Sau ba cuộc thám hiểm, từ Nha Trang đi ngược lên núi, dò theo thung lũng sông Đa Nhim, đến Đơn Dương lên đèo Prenn

– 15h30 21.6.1893, bác sĩ Yersin đã đứng ngẩn ngơ trước khung cảnh hoang sơ tuyệt đẹp của cao nguyên Lang Biang.

– Như lạc vào một mảnh đất thần tiên, quên hết bao mệt nhọc, ông gặp bộ tộc M’Lates trên dòng suối nhỏ của một thung lũng xanh biếc.

– Tên Dalat có từ đây Da: Dak: nước, suối, sông & Lat: M’Lates –
Dalat: Suối của người Lat.

– Sau cuộc thám hiểm, bác sĩ Yersin đề nghị toàn quyền Pháp lập một trung tâm dưỡng vì vùng đất có khí hậu ôn hòa, gần giống với châu Âu.

– 1899 Yersin cùng toàn quyền Pháp thực hiện một chuyến đi lên cao nguyên Lang Biang & ký nghị định thành lập hai trạm tại Tánh Linh và trên cao nguyên Lang Biang.

– Văn kiện chính thức thành lập trạm điều dưỡng trên cao nguyên Lang Biang – tiền thân của thành phố Đà Lạt.

– 1916 vua Duy Tân đã thành lập thị xã Đà Lạt, tỉnh Lâm Viên

– Trong hai thập niên 1900 và 1910, người Pháp đã xây dựng hai tuyến đường Sài Gòn – Đà Lạt & Phan Thiết Đà Lạt

– Hệ thống giao thông thuận lợi giúp Đà Lạt phát triển nhanh chóng.

– 1893 vùng Đà Lạt hầu như hoang vắng, đến 1916 Đà Lạt vẫn còn là một khu thị tứ nhỏ:
+ Có 8 căn nhà gỗ hai bên bờ dòng Cam Ly
+ Có 9 – 26 phòng khách sạn phục vụ du khách

– 1923 đồ án thiết kế đầu tiên hoàn thành, Đà Lạt đã có 1.500 dân.

– 1936 một Hội đồng thành phố được bầu ra xây dựng và phát triển Đà Lạt.

Tổng Quan Đà Lạt

– Nằm trong cao nguyên Lang Biang, Đà Lạt là địa bàn cư trú của người Lạch/Lạt

– Có 12 phường và 3 xã: Tà Nung, Xuân Trường, Xuân Thọ.

– Cao so với mặt biển là 1.500 m, Diện tích 417 km2.

– Cách biển Thuận Hải theo đường chim bay 90 km, QL 11 đến Phan rang là 108 km

– Cách HCM 250 km theo đường chim bay và theo QL 20 là 305 km.

– Đất Đà Lạt được cấu tạo chủ yếu như hoa cương, hoa vân, mica, diệp thạch và đất sét.

– Đà Lạt có 4 mùa rõ rệt. Đà Lạt không bao giờ có bão, chỉ có gió lớn do ảnh hưởng bão từ biển thổi vào vì sườn đông không có núi che chắn..

Thác Đatanla hay Datanla

– Đatanla do các từ K’Ho ghép lại: “Đà-Tàm-N’ha” có nghĩa là “nước dưới lá” liên hệ đến cuộc chiến tranh Chăm- Lạch – Chil thế kỷ XV – XVII.

– Là một ngọn thác lớn nằm trong khu du lịch Đatanla
+ cách thác Prenn 8km và TP Đà Lạt 10km
+ Là điểm tham quan, phiêu lưu mạo hiểm.
+ Có lượng nước dồi dào do thượng nguồn là nguồn nước ổn định.
+ Thác không ồn ào do chảy qua nhiều thềm đá.
+ Thác đổ từ ghềnh cao 20m, nước suối phần dưới tạo thành khu vực nước rất trong nên gọi là Suối Tiên
+ Phần sâu hun hút phía trên có một vực sâu gọi là Vực Tử Thần.

– Hệ thống máng trượt
+ Máng trượt duy nhất của Đà Lạt
+ Chiều dài 1.000m uốn lượn quanh các sườn núi
+ Có hệ thống phanh cảm biến để hãm bớt tốc độ giữ khoảng cách an toàn giữa các xe.
+ Trượt trên máng ống là những chiếc xe đôi dành cho 2 người
+ Có tay phanh để điều chỉnh tốc độ theo ý muốn.
+ Tốc độ trung bình là 10 – 20km, tốc độ nhanh là 40km.
+ Trước đây muốn xuống thác là đi bộ với thời gian từ 10- 15 phút, nay có thể lên hoặc xuống thác rất nhanh từ 1,5- 2 phút.

– Leo dây mạo hiểm là môn thể thao mới khai trương tại thác nhằm khám phá và thử sức can đảm tại hang Tử Thần.

– Truyền thuyết 1
+ Đatanla là nơi dũng sĩ K`Lang và nàng sơn cước Hơbiang gặp nhau.
+ Chàng Lang đã giao chiến với bầy thú dữ gồm 2 con rắn hổ tinh, 7 con chó sói và 2 con cáo.
* Truyên kể: “
+ Cây đổ ào ào, gió cuồng lên dữ dội, cuộc giao tranh diễn ra vô cùng ác liệt.
+ Lợi dụng lúc 2 con rắn lè lưỡi, Lang rút dao đi rừng chặt đứt bay 2 lưỡi của rắn rồi lấy 9 mũi cung tên bắn vào bầy chó sói và cáo làm chúng bỏ chạy tán loạn…”
+ Khoảng rừng cây bị đổ phá tạo nên những hố sâu mà một trong những hố sâu ấy là vực Tử Thần ở chân thác. Từ đó Đatanla là nơi hẹn hò của đôi tình nhân.

– Truyền thuyết 2
+ Truyền thuyết kể rằng, Đatanla còn là thác mà các nàng tiên thường hay xuống tắm vì có dòng nước trong vắt, được che phủ bởi nhiều tầng lá.
+ Vì không biết là dưới lá có nước nên khi phát hiện ra con thác, bà con dân tộc đặc tên là “Đạ Tam Nha” có nghĩa là “dưới lá có nước”.
+ Sau này khi người Pháp và người Kinh đặt chân biến âm thành Đatanla

– Truyền thuyết 3
+ Vào thời Pôrêmê, người Chăm từ Phan Rang thường kéo lên tấn công người Lạt, người Chil ở cao nguyên Lang Biang để giành đất và bắt nô lệ.
+ Trong lúc người Lạch sắp thua vì thiếu nước thì tình cờ họ phát hiện ra dòng thác này và có nước uống, nên người Lạt đã chiến thắng và bảo vệ được buôn làng.
+ Còn người Chăm thua vì họ không biết “dưới lá có nước”. Từ đó bà con bộ tộc Lạt đặt tên là “Đạ Tam Nha” (dưới lá có nước) để nhắn nhủ với con cháu sau này.”.

THIỀN VIỆN TRÚC LÂM - CÁP TREO ĐÀ LẠT

* Hệ thống cáp treo Đà Lạt
– Xây dựng 2002, khánh thành & đưa vào hoạt động 2003.
– Hệ thống do Thụy Sĩ và Áo thiết kế, chế tạo và lắp đặt.
– 50 cabin tự động đủ màu sắc, vận chuyển tối đa 900 lượt/giờ
– Du khách có thể thưởng ngoạn rừng núi Tây Nguyên hùng vĩ, toàn cảnh thành phố ngàn hoa và bay trên những rừng thông bạt ngàn, tận hưởng cái lành lạnh của trời Đà Lạt.
– Tại đồi Rôbin rộng 15.000m2, một nhà ga 7.500m2 & nhà hàng
– Ở ga đến, khách sẽ được tham quan khu du lịch Thiền viện Trúc Lâm – Hồ Tuyền Lâm.
– Cáp treo Đà Lạt đã góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho thành phố “đường trong hoa, thấp thoáng nhà trong lá”.

* Thiền Viện Trúc Lâ

VỊ TRÍ
– Thiền Viện to nhất, bề thế nhất ở Đà Lạt, toạ lạc trên núi Phung Hoàng.
– Từ Trung tâm TP. Đà Lạt đi theo đường QL 20 xuống đèp Prenn độ hơn 4km.
– Đi vào Hồ Tuyền Lâm rẻ phải đến đình Phượng Hoàng.

II/ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:
– Chủ trương khôi phục lại dòng thiền Trúc Lâm Yên tử do vua Trần Nhân Tông sáng lập
– Một dòng Thiền Tông Việt Nam với bản sắc văn hoá, phong tục tập quán của Việt Nam
– Được xây dựng trên một khuôn viên rộng khoảng 2 ha.
– Được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ phác hoạ tổng thể, kiến trúc sư Huỳnh Ngọc Ẩn vẽ thiết kết chánh điện.
– Viện Thiết Kế đã vẽ lại thêm phần thiết kế khu nội viện.
– Kiến trúc sư Xuân Hùng vẽ thêm phần cổng tam quan và tháp chuông.
– Xây dựng 199, hơn 10 tháng thi công công đã tạm hoàn tất và khánh thàn Giáp Tuất 1994.
– Viện Trưởng đương nhiệm: Hoà Thượng Thích Thanh Từ

III/ KIẾN TRÚC:

– Để đến được chánh điện có thể theo 2 lối
+ Bãi đỗ xe theo cổng bên leo lên 61 bậc
+ Hồ Tuyền Lâm leo 222 bậc cấp qua 3 cổng tam quan được xây dựng theo lối kiến trúc Đông Phương.

– Chính điện có diện tích 192 m2, bên trong thờ tự đơn giản, nhưng mang đầy ý nghĩa của nhà Phật.
+ Giữa điện thờ tượng đức Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni ca khoảng 2 mét, tay phải cầm cành hoa sen đưa lên.
+ Bên phải đức Phật là bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử
+ Bên trái là bồ tat Phổ Hìê cưỡi voi trắng sáu ngà.
+ Chung quanh phía trên chính điện là các bức phù điêu chạm khắc tám tướng thị hiện của đức Phật và các bao lam, án thờ bằng gỗ được chạm khắc rất công phu.
+ Hành lang phía trước chính điện là hàng cột gồm bốn cột tròn giả gỗ.
+ Trần được lợp bằng ngói tráng men sáng loáng, mái ngói uốn nhẹ toát lên nét khiêm cung của người Việt, nét thanh thoát của nhà thiền.

– Lầu chuông được chạm khắc phù điêu mang ý nghĩa sâu sắc của Phật giáo rất tinh xảo và đẹp mắt.
+ Trong lầu chuông, chiếc đại hồng chung nặng 1.100kg do 2 Phật tử cúng dường.

– Bên dưới lưng chừng đồi, gần hồ Tĩnh Tâm là nhà khách 2 tầng Đây là nơi những phụ nữ đến xin tập tu ngắn hạn tại Thiền Viện.

– Ngoài ngôi chánh điện ở vị trí trung tâm, nhà trưng bày bên phải, gác trống, nhà khách tăng, thư viện, thiền thất viện trưởng và thiền đường bên trái.

Hồ Tuyền Lâm

– Theo QL 20, lên đèo Prenn, qua khỏi thác Đatanla rẽ về phía trái chừng hơn 1 km.

– Với diện tích mặt nước 350 hecta, hồ Tuyền Lâm được tạo thành bởi dòng suối Tía.

– Tên hồ không biết có tự bao giờ và do ai đặt, nhưng có lẽ cũng do xuất phát từ khung cảnh thiên nhiên kỳ vỹ ở đây mà tên gọi ấy đã sống mãi.

– Đó là nơi gặp gỡ giữa sông, suối và cây rừng.

– 1982 để đảm bảo nước tưới cho hàng trăm hecta lúa của huyện Đức Trọng

Hồ Xuân Hương

– Khi xưa, hồ chỉ là một con suối chảy giữa thung lũng, từ đó mà phát sinh tên gọi Đà Lạt – dòng suối của người Lạch.

– 1919 kỹ sư Pháp cho đào một cái hồ nhân tạo tại thung lũng mà con suối chảy qua và xây đập nước từ Thủy Tạ đến quán Hướng Đạo cũ.

– 1923 hồ được mở rộng có tên là Grand Lac và xây thêm một cái đập phía dưới tạo thành hai hồ.

– Sau cơn bão năm 1932, cả hai đập đều bị sập.

– 1935 xây một cái đập đá lớn phía dưới và hồ Xuân Hương thành hình từ đó đến nay.

– 1953 đổi tên từ Grand Lac thành Xuân Hương, tên một nữ sĩ tài hoa của Việt Nam thế kỷ 19

– Hồ Xuân Hương còn là bản làng của các dân tộc bản địa trước kia qua việc phát hiện ở đây những di chỉ của người xưa.

– Hồ Xuân Hương là không chỉ là viên ngọc bích, mà còn là trái tim của thành phố Đà Lạt.
– Chu vi 5.000m, rộng khoảng 38ha, độ sâu trung bình là 1.5m, có hình dáng một mảnh trăng lưỡi liềm.

– Mặt hồ phẳng lặng, trong vắt tựa chiếc gương soi, chỉ gợn vài đợt sóng lăn tăn khi có cơn gió nhẹ thổi qua.

– Ven hồ, bờ cỏ xanh mượt điểm những cây thông tùng, anh đào, liễu rũ… xinh đẹp tạo thành một khung cảnh thơ mộng cuốn hút khách nhàn du.

– Cầu phía trên đập chỗ đi vào trung tâm thành phố có tên gọi là cầu ông Đạo, người Việt đầu tiên ở đây là ông Phạm Khắc Hòe.

– Trên bờ hồ, cách khoảng 300m về phía Tây Nam là quảng trường Hòa Bình cao rộng và sầm uất.

– Xung quanh quảng trường san sát những tiệm ăn, buôn bán, rạp chiếu bóng, chợ… khách ra vào tấp nập.

– Từ quảng trường có cầu bắc thẳng vào tầng 2 của chợ Đà Lạt, ngôi chợ 3 tầng lớn nhất Đà Lạt.

– Cách bờ hồ hơn 1km về phía Đông là ga xe lửa Đà Lạt

– 1977 khu vực Hồ Xuân Hương trung tâm du lịch lấy trọng tâm.

– 1984 cho nạo vét lại lòng hồ, gia cố móng của đập cầu Ông Đạo.

– 1988 Bộ Văn-Hoá Thông Tin và Thể Thao công nhận Hồ Xuân Hương là 1 trong 464 thắng cảnh cấp quốc gia.

– Cách đây 100 năm, đáy hồ còn là ruộng lúa của dân bản Langbiang.

NHỮNG CÁI CHẾT BÍ ẨN Ở HỒ XUÂN HƯƠNG ĐÀ LẠT

– Khi xưa, hồ chỉ là một con suối chảy giữa thung lũng, từ đó mà phát sinh tên gọi Đà Lạt – dòng suối của người Lạch.

– 1919 kỹ sư Pháp cho đào một cái hồ nhân tạo tại thung lũng mà con suối chảy qua và xây đập nước từ Thủy Tạ đến quán Hướng Đạo cũ.

– 1923 hồ được mở rộng có tên là Grand Lac và xây thêm một cái đập phía dưới tạo thành hai hồ.

– Sau cơn bão năm 1932, cả hai đập đều bị sập.

– 1935 xây một cái đập đá lớn phía dưới và hồ Xuân Hương thành hình từ đó đến nay.

– 1953 đổi tên từ Grand Lac thành Xuân Hương, tên một nữ sĩ tài hoa của Việt Nam thế kỷ 19

– Hồ Xuân Hương còn là bản làng của các dân tộc bản địa trước kia qua việc phát hiện ở đây những di chỉ của người xưa.

– Hồ Xuân Hương là không chỉ là viên ngọc bích, mà còn là trái tim của thành phố Đà Lạt.
– Chu vi 5.000m, rộng khoảng 38ha, độ sâu trung bình là 1.5m, có hình dáng một mảnh trăng lưỡi liềm.

– Mặt hồ phẳng lặng, trong vắt tựa chiếc gương soi, chỉ gợn vài đợt sóng lăn tăn khi có cơn gió nhẹ thổi qua.

– Ven hồ, bờ cỏ xanh mượt điểm những cây thông tùng, anh đào, liễu rũ… xinh đẹp tạo thành một khung cảnh thơ mộng cuốn hút khách nhàn du.

– Cầu phía trên đập chỗ đi vào trung tâm thành phố có tên gọi là cầu ông Đạo, người Việt đầu tiên ở đây là ông Phạm Khắc Hòe.

– Trên bờ hồ, cách khoảng 300m về phía Tây Nam là quảng trường Hòa Bình cao rộng và sầm uất.

– Xung quanh quảng trường san sát những tiệm ăn, buôn bán, rạp chiếu bóng, chợ… khách ra vào tấp nập.

– Từ quảng trường có cầu bắc thẳng vào tầng 2 của chợ Đà Lạt, ngôi chợ 3 tầng lớn nhất Đà Lạt.

– Cách bờ hồ hơn 1km về phía Đông là ga xe lửa Đà Lạt

– 1977 khu vực Hồ Xuân Hương trung tâm du lịch lấy trọng tâm.

– 1984 cho nạo vét lại lòng hồ, gia cố móng của đập cầu Ông Đạo.

– 1988 Bộ Văn-Hoá Thông Tin và Thể Thao công nhận Hồ Xuân Hương là 1 trong 464 thắng cảnh cấp quốc gia.

– Cách đây 100 năm, đáy hồ còn là ruộng lúa của dân bản Langbiang.

Nhà thờ Domain De Marie

– Còn gọi là Nhà thờ Mai Anh vì trên đồi có nhiều hoa anh đào & Mai Anh

– Kiến trúc gồm nhà nguyện và hai dãy nhà của tu viện nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn

– Diện tích 12ha, Ngô Quyền cách TP Đà Lạt vào khoảng 1 km tây nam

– Xây dựng 1930 đến 1943 theo phong cách châu Âu của thế kỷ 17.

– Nhà thờ có sự kết hợp kiến trúc phương Tây với kiến trúc vùng Tây Nguyên.

– Bố cục có nhiều điểm cách tân so với các nhà thờ cổ điển phương Tây.

– Dạng mặt bằng chữ thập nhưng tỷ lệ có phần tự do hơn: chiều rộng 11m và chiều dài là 33 m.

– Có hai đường bậc thang đi lên cửa chính và nhập lại ở sảnh chính.

– Tiền đình hình tam giác cân, đỉnh nhọn có cây thánh giá, phía trước cửa vòm nhỏ hình lưỡi mác.

– Giữa mặt đứng, phía gần đỉnh mái có một cửa sổ hoa hồng hình tròn.

– Hệ thống mái, có hình dáng tựa như nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.

– Mái nhà được lợp ngói màu đỏ sản xuất ở Việt Nam.

– Hệ kèo gỗ tạo nên không gian nội thất trong nhà thờ tráng lệ.

– Cửa sổ mái nhô ra từ phần mái lớn, đc gắn những tấm kính màu xuất sứ từ Pháp, chiếu sáng cho không gian thánh đường thêm phần lung linh, huyền ảo.

– Phần tường được xây bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa sổ, càng thêm ấn tượng và độc đáo.

– Nhà thờ không có tháp chuông như nhiều nhà thờ khác.

– Trong nhà thờ có tượng Đức Mẹ đứng trên quả địa cầu tạc theo hình mẫu của phụ nữ Việt Nam, do một kiến trúc sư người Pháp thiết kế, cao 3 m nặng 1 tấn, được làm năm 1943.

– Phía sau nhà thờ là phần mộ của bà Decoux. Khi xây dựng nhà thờ, vị phu nhân toàn quyền Đông Dương có tâm nguyện là lúc mất người sẽ được chôn ở đây.

– 1944 trên đường đi hoà giải mâu thuẩn giữa Bà Nam Phương Hoàng hậu và Bà Mộng Điệp, đã bị tại nạn giao thông & mất.

– Thi hài Bà đã được chôn cất tại hành lang sau nhà thờ, trong khuôn viên của một vườn hoa thoáng mát và rộng lớn, như yêu cầu của Bà lúc còn sống.

– Nhà thờ chỉ dùng duy nhất một màu vôi hồng đậm để quét tường.

– Vào khuôn viên nhà thờ chúng ta có thể thấy rất nhiều các loại hoa, đặc biệt là hoa Hải Tiên.

– Sau nhà thờ với 3 dãy nhà tầng của dòng Nữ Tu Bác Ái, nhà thờ chỉ có tu nữ, họ sống và làm việc ở nay như đan áo lạnh, bán cho du khách và tham quan nơi đây.

QUẢNG TRƯỜNG LÂM VIÊN

– Là một không gian rộng rãi, thoáng mát vẫn giữ nguyên vẻ thoáng mát dễ chịu ngay cả khi có rất đông người quy tụ.

– Ví như như “trái tim” của thành phố, diện tích lên trên 70.000 m2

– Điểm đặc biệt níu chân du khách là công trình nghệ thuật khổng lồ của khối bông hoa dã quỳ và khối nụ hoa.

– Công trình được thiết kế bằng kính màu lạ mắt.

– Đóa hoa dã quỳ khổng lồ này được xem như một biểu tượng nghệ thuật của trung tâm thành phố.

– Đóa hoa dã quỳ cao gần 20 m, diện tích trên 1.000 m2.
+ Bên trong được thiết kế như một công trình biểu diễn nghệ thuật với trên 1.000 chỗ ngồi rất hiện đại.
+ Thiết kế của cánh hoa dã quỳ với cánh hoa màu vàng ôm sát theo mái cong bên trong.
+ Bạn sẽ chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy của nhụy hoa được thiết kế nghiêng, mà dù đứng ở góc độ nào thì mọi người nhìn vào cũng dễ dàng liên tưởng đến hoa dã quỳ.
+ Nụ hoa còn sở hữu góc quán cà phê, quán bar tuyệt đẹp phục vụ du khách khi đến Đà Lạt.

– Tầm nhìn hướng ra hồ Xuân Hương, hòa mình vào không khí rôm rả của những du khách đến đây dạo mát.

– Công trình biểu tượng hoa dã quỳ với tượng hoa và nụ hoa nằm cách nhau khoảng 80 m

– Về công trình nụ hoa, công trình này cao hơn 15 m, lộng lẫy với phần mái kính màu xanh và vàng thiết kế uốn lượn theo đường xoắn sinh học, nó là mô phỏng hình dáng của những cánh hoa.

– Nóc của công trình giống như đóa hoa dã quỳ

– Kiến trúc sư của công trình này là Trần Văn Dũng, ý tưởng này là nụ hoa cách điệu, khiến nhiều người chiêm ngưỡng sẽ có sự liên tưởng rất phong phú.

– Có người xem nó như một nụ hoa hồng hay là một bông hoa atisô – những loại nông sản đặc trưng của vùng đất Đà Lạt.

– Bao quanh công trình là hàng ngàn mảnh kính chịu lực, được nhập từ Đức, Hàn Quốc và Ấn Độ.

– Những mảnh kính màu được gắn cố định bằng keo, ốc vít trên các thanh hợp kim.

– Bên trong công trình nhụy hoa còn được thiết kế tòa nhà hình bán nguyệt, dùng làm cung nghệ thuật biểu diễn có sức chứa hơn 1000 người.

– Khán đài của quảng trường có sức chứa 30000 người làm công viên.

– Những đài phun nước nghệ thuật và 2 khu tầng hầm là trung tâm mua sắm thương mại phục vụ du khách.

– Quảng trường Lâm Viên điểm dừng chân gây thương nhớ

Hãy thử tưởng tượng một lần ngồi ở quán cà phê hoa dã quỳ để chiêm ngưỡng Đà Lạt trẻ trung, hẳn bạn sẽ có thêm những trải nghiệm thú vị mà bạn chưa từng hình dung đến? Bạn sẽ thấy Đà Lạt không chỉ có sự thơ mộng, cũng có đó sự hào nhoáng, hoành tráng, lộng lẫy. Và những mĩ từ này xứng đáng để mô phỏng về Quảng trường Lâm Viên – một biểu tượng trẻ đầy sức sống của thành phố sương mù.

Ga Đà Lạt những điều chưa biết

– Xây dựng đầu thế kỷ XX, là ga cổ nhất còn lại ở VN

– 2001 được công nhận là di tích kiến trúc cấp quốc gia

– 1932 công trình do 2 kiến trúc sư người Pháp thiết kế, cách Hồ Xuân Hương khoảng 2 Km.

– Người thi công công trình là Võ Đình Dung, với kinh phí 200.000 france.

– Ga xe lửa Đà Lạt có hình dánh núi Lang Biang, dài 66,5m, ngang 11,4m và cao 11m

– Kiến trúc giống các nhà ga ở các tỉnh miền Nam nước Pháp, có mái và hai đầu mái uốn vòm.

– Nếu nhìn từ phía bên hông ta sẽ thấy 3 mái nhọn nhô ra.

– Nhìn từ mặt trước, nhà ga có ba chóp nhọn tam giác tượng trưng cho ba đỉnh núi Lang Bian, còn các mái ngói ở chân tam giác ngoài xiên ra như chân sườn núi.

– Công trình kiến trúc kết hợp phương Tây với kiến trúc nhà rông Tây Nguyên, tuyệt mỹ đường nét họa tiết trang trí được xếp vào di sản.

– Tuyến đường sắt dài 84km, xuyên qua 5 hầm rất dốc nên phải sử dụng hệ thống đường ray và đầu máy răng cưa dài 16km.

– Tuyến đường răng cưa này trở nên độc đáo nhất của cả thế giới

– Hàng ngày có 3 đội tàu:
+ Tháp Chàm – Đà Lạt – Nha Trang
+ Tháp Chàm – Đà Lạt
+ Sài Gòn – Tháp Chàm – Đà Lạt đều đều lăn bánh

– 1972 do chiến tranh, tuyến đường sắt này buộc phải ngưng hoạt động.

– Tuyến đường sắt khôi phục lại 7km để phục vụ khách du lịch.

– Hệ thống đường rầy có thêm một đường rầy ở chính giữa có răng móc lưỡi cưa, khớp với đầu tầu kéo có răng. để giữ cho đoàn tàu không bị tuột nhanh khi xuống dốc.

– 1903 người Pháp tạo đường xe lửa nối liền Đà Lạt – Phan Rang với mục đích tạo điều kiện thuận tiện cho dân Pháp lên sinh sống, làm việc, nghỉ ngơi phố Đà Lạt

– Đoạn đường Đà Lạt – Tháp Chàm 84km
+ 41km từ Tháp Chàm đến Sông Pha được hoàn tất 1919
+ 43km từ Sông Pha lên Đà Lạt phải hoàn tất 1932

– Tổng cộng xây dựng là 30 năm để hoàn tất 84km

Dinh 1 Đà Lạt - Tổng Hành Dinh

– Được một triệu phú người Pháp xây dựng vào năm 1940 trên một ngọn đồi, độ cao 1550m có rừng thông bao quan, diện tích 60 ha.

– Nơi đây từng là “Tổng Hành Dinh” của Cựu Hoàng Bảo Đại

– 1950 Bảo Đại quyết định bỏ ra 500.000đ tiền Đông Dương để mua lại ngôi biệt thự, sửa sang lại toàn bộ nhằm bố trí nơi làm việc cho các quan trong triều Nguyễn ở Đà Lạt.

– Nhật đảo chính Pháp năm 1945:
+ Một đường hầm bí mật đã được lính Nhật đào từ phía Dinh 1 thông ra đến tận Dinh 2 Dinh Toàn Quyền dài gần 3,4km
+ Băng qua Sở điện, tẻ nhánh vào các biệt thự 11, 16, 18, 26…nằm trên đường Trần Hưng Đạo nhằm bắt sống các quan Tây trong dinh và các villa.
+ Không biết lính Nhật đào tự bao giờ, nên khi biến cố “đảo chính” xảy ra thì người Pháp phải đầu hàng vô điểu kiện!

– Ông Nguyễn Đức Hòa – một hầu cận thân tín của cựu hoàng Bảo Đại mới phát hiện ra đường hầm bí mật nói trên.

– Giai đoạn 1956 -1958 Bảo Đại thoái vị trao về Ngô Đình Diệm & thiết lập lại:
+ Dinh 1 thành Dinh Tổng Thống
+ Dinh 2 Dinh Toàn Quyền thành “Dinh Thự Mùa Hè”
+ Dinh 3 Biệt Điện Bảo Đại thì dành cho các cơ quan khách cấp cao đến thăm và làm việc tại Đà Lạt.

– 196 đường hẩm rạn nứt nên phải đào lên nâng cấp tôn tạo lại, xây thêm cửa vào đường hầm ngay cạnh đầu giường trong phòng ngủ.

– Phía dưới đường hầm được chia làm 2 phòng:
+ Phòng nghỉ ngơi và làm việc cho tổng thốn
+ Phòng điện đài cơ yếu và phòng bào vệ.
+ Có máy phát điện liên tục 24/24 và toàn bộ được điều khiển tự động.

– 1975 Dinh có nhiều mục đích sử dụng khác nhau nên đã dần dần xuống cấp.

– 2014 Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Đà Lạt đã khôi phục, trùng tu và chỉnh trang lại Dinh thự để đưa vào hoạt động phục vụ du lịch nghỉ dưỡng và tham quan.

– Giờ mở cửa Dinh 1 Đà Lạt: 7h00 – 17h30 tất cả các ngày trong tuần.

Dinh 2 Dinh Toàn Quyền

– Được thiết kế bởi bàn tay tài hoa của những kiến trúc sư người Pháp vào năm 1933 và hoàn thành năm 1937

– Trên đồi cao 1.539m, rộng 26 hecta, tòa dinh thự chiếm 10 ha,

– Bao gồm 1 trệt, 1 lầu và hệ thống tầng hầm. Nơi đây có tổng cộng 25 phòng sang trọng, rộng rãi và tiện nghi mang đậm kiến trúc Châu Âu.

– Dinh được bao phủ bởi mặt tường làm từ đá rửa, đây cũng là công trình đầu tiên tại Việt Nam sử dụng loại đá này.

– Khung nhà đều được chọn nguyên liệu kim loại tốt mang về từ Pháp.

– Bên dưới Dinh 2 là một con đường hầm bí mật được thiết kế để đảm bảo an toàn khi xảy ra biến cố

– Khuôn Viên Dinh được bao bọc bởi màu sắc rực rỡ của vườn hoa Cẩm Tú Cầu hài hòa đồi thông, mang lại cảm xúc lãng mạn theo “phong cách Paris”.

– Đây còn được xem là Dinh thự mùa hè để nghỉ ngơi vào khoảng thời gian hè từ tháng 5 – 10

– Là địa điểm tổ chức những cuộc họp quan trọng và cơ quan đầu não của người Pháp tại Đông Dương.

– Dinh 2 hiện nay không phải lúc nào cũng mở cửa cho khách tham quan.

– Nơi đây phần lớn thời gian dùng để tổ chức các hội nghị, tiếp đón khách VIP và nhà khách cho UB.

– Vì vậy nếu bạn muốn tham quan thì nên liên hệ trước với ban quản lý của dinh thự.

– Trong quá trình tham quan bạn nên tuân theo lịch trình của người hướng dẫn.

Dinh 3 Biệt Điện Bảo Đại

– Dinh 3 Đà Lạt được mệnh danh là một Paris thu nhỏ giữa đồi thông Đà Lạt, được xây dựng 1933 đến 1938 hoàn thành.

– Được thiết kế bởi 2 vị kiến trúc sư tài ba là Huỳnh Tấn Phát và kiến trúc sư người Pháp

– Tọa lạc ở vị trí cao nhất, là nơi mà gia đình vua Bảo Đại sinh hoạt, làm việc & nơi nghỉ mát cao cấp của chính phủ VNCH.

* Khuôn viên
– Phía bên phải cổng vào và phía sau dinh có một vườn hoa nhỏ bố cục kiểu vườn hoa ở các cung điện của Pháp.
– Phía trước dinh xây trồng bồn hoa lớn với nhiều loài hoa đặc trưng của thành phố ngàn hoa.
– Rừng thông trãi điều xanh mướt xung quanh Dinh.

* Tầng trệt: Dùng làm nơi hội họp, yến tiệc, tiếp khách ngoại quốc và quan chức chính phủ.
– Gồm có các phòng:
+ Phòng làm việc
+ Phòng tiếp khách thân mật
+ Phòng Khánh Tiết

* Tầng lầu:
– Phòng ngủ của BĐ, hoàng hậu, các thái tử, các công chúa.
– Phía ngoài phòng ngủ của cựu hoàng là Lầu Vọng Nguyệt khá đẹp dùng làm nơi ngắm trăng.

* Biệt Điện Vua Bảo Đại
– Là nơi lưu trữ rất nhiều kỉ vật, cổ vật quý giá dưới thời cung đình Huế như ngọc tỷ của hoàng đế, ấn tín quân sự và những sản vật mà vua Bảo Đại săn bắt được.
– Dinh 3 hầm rượu lớn, với những bình rượu quý hiếm từ thời Pháp thuộc.

Đồi Chè Cầu Đất

– Dinh 3 Đà Lạt được mệnh danh là một Paris thu nhỏ giữa đồi thông Đà Lạt, được xây dựng 1933 đến 1938 hoàn thành.

– Được thiết kế bởi 2 vị kiến trúc sư tài ba là Huỳnh Tấn Phát và kiến trúc sư người Pháp

– Tọa lạc ở vị trí cao nhất, là nơi mà gia đình vua Bảo Đại sinh hoạt, làm việc & nơi nghỉ mát cao cấp của chính phủ VNCH.

* Khuôn viên
– Phía bên phải cổng vào và phía sau dinh có một vườn hoa nhỏ bố cục kiểu vườn hoa ở các cung điện của Pháp.
– Phía trước dinh xây trồng bồn hoa lớn với nhiều loài hoa đặc trưng của thành phố ngàn hoa.
– Rừng thông trãi điều xanh mướt xung quanh Dinh.

* Tầng trệt: Dùng làm nơi hội họp, yến tiệc, tiếp khách ngoại quốc và quan chức chính phủ.
– Gồm có các phòng:
+ Phòng làm việc
+ Phòng tiếp khách thân mật
+ Phòng Khánh Tiết

* Tầng lầu:
– Phòng ngủ của BĐ, hoàng hậu, các thái tử, các công chúa.
– Phía ngoài phòng ngủ của cựu hoàng là Lầu Vọng Nguyệt khá đẹp dùng làm nơi ngắm trăng.

* Biệt Điện Vua Bảo Đại
– Là nơi lưu trữ rất nhiều kỉ vật, cổ vật quý giá dưới thời cung đình Huế như ngọc tỷ của hoàng đế, ấn tín quân sự và những sản vật mà vua Bảo Đại săn bắt được.
– Dinh 3 hầm rượu lớn, với những bình rượu quý hiếm từ thời Pháp thuộc.

LÀNG HOA VẠN THÀNH

– Một trong 3 làng hoa lớn nổi tiếng nhấ, cách 3km về hướng Tây.

– Được người dân phía bắc di cư đến trước tiên là họ trồng rau sạch sau chuyển sang trồng đủ các loại hoa vào năm 1960.

– Ứng dụng thực tế khoa học kỹ thuật cấy ghép, lai tạo ra những giống mới đa màu sắc.

– Chăm bón kỹ lưỡng để những loại hoa kia nở lâu hơn tạo ra được những vụ trái mùa và quanh năm

– Diện tích 200ha, được bao bọc trong nhà lồng kính để tránh được ánh nắng gây gắt, gió mạnh, cơn mưa lớn

– Tận tay cầm lên những bông/Tận mắt nhìn thấy những người nông dân chăm sóc vườn hoa.

– Hằng năm 73 triệu cành hoa cung ứng sản phẩm ra các tỉnh tiêu thụ, hoa hồng chiếm số lượng lớn hoảng 80%.

Đồi Chè Cầu Đất

Đang cập nhật

Mê Linh Coffee Garden Đà Lạt

– Nằm ở ngoại ô, cách 20km đi về hướng đèo Tà nung cafe Mê Linh tỉnh lộ 725, tại tổ 20 thôn 4, Tà Nung, TP Đà Lạt, Lâm Đồng.

– Lúc mới mở quán chỉ là một quán nhỏ, sau quán đã đã sửa sang với quy mô rộng lớn hơn trước để phục vụ du khách, vẫn giữ được nét đặc trưng riêng của quán. Đó là sự mộc mạc, giản dị, gần gũi, thiên nhiên

– Ngoài ra được thưởng thức những giai điệu do ca sĩ của quán biểu diễn.

– Tham quan cách sản xuất và chế biến ra cà phê chồn thượng hạng nhất cùng cánh đồng hoa tuyệt đẹp, chụp hình với view thơ mộng, huyền ảo

– Chia thành 4 khu chính , và mỗi khu ở đây đều có sự hấp dẫn và vẻ đẹp đặc trưng tạo rất nhiều view để check in, khám phá Ngắm Toàn Cảnh 360

– Khu trưng bày quà lưu niệm do chính những người đồng bào ở đây thêu dệt, mang đậm chất văn hóa, phong tục tập quán ở nơi đây.

– Khu tầng dưới nuôi chồn, tận mắt nhìn thấy phương thức sản xuất và chế biến cà phê chồn thơm ngon.

– Khu vực ăn cơm lam và thịt nướng & những đặc sản núi rừng

Dâu Tây Đà Lạt

– Quả đặc biệt có lợi cho sức khỏe, chứa nhiều chất bổ hơn cả cà chua, quả kiwi, hay hoa lơ xanh.

– Giá trị lớn nhất của quả dâu tây là tác dụng chữa bệnh, có chứa các chất bảo vệ, chống ôxy hóa nhiều gấp 10 lần quả cà chua.

– Đà Lạt thích hợp cho trồng dâu tây, người Pháp du nhập qua Việt Nam trồng.

– Khả năng cung cấp năng lượng của dâu tây không cao, 100 gr dâu tây cho khoảng 34 calo nhưng cung cấp nhiều loại sinh tố cần thiết cho cơ thể con người.

– Dâu tây có các loại sinh tố A, B1, B2 và đặc biệt là lượng sinh tố C khá cao, hơn cả cam, dưa hấu.

– Đây là tính ưu việt của quả dâu tây giúp tăng sức đề kháng chống nhiễm trùng, nhiễm độc, cảm cúm và chống stress, lão hóa.

– Dâu tây Đà Lạt chín nhiều vào mùa xuân, trái to bằng ngón chân cái

– Món ngon bổ dưỡng như: rượu dâu, mứt dâu, mật dâu, cocktail, sinh tố, confiture dâu…

– Dâu tươi chấm muối thì mới thưởng thức được 50% hương vị & một món:
+ Dâu dầm xoài: dâu ngâm nước và xoài cát thái miếng để tủ lạnh hoặc cho đá vào là một món ăn rất hấp dẫn. Nếu không có xoài, một mình dâu tây vẫn là ngon tuyệt.
+ Dâu trộn kem: dâu bổ đôi trộn với kem tươi thành món tráng miệng hấp dẫn hoặc bất cứ khi nào tùy thích.
+ Sinh tố dâu

Đồi Cù và Sân Golf Đà Lạt

– Đồi Cù và HXH nằm kề bên nhau, hoà hợp tạo nên khung cảnh trung tâm ĐL sẽ không còn thơ mộng, quyến rũ.

– Đồi Cù gồm nhiều đồi tròn trịa, mấp mô nối tiếp nhau như một thảo nguyên xanh ngát với diện tích khoảng 65 hecta.

– Tên gọi Đồi Cù vẫn chưa được xác định có từ bao giờ và xuất xứ từ đâu. Vẫn 2 giải thuyết:

* Giả thuyết thứ nhất:
+ Trước kia nơi đây là điểm chơi golf, một môn thể thao quý tộc mà người Việt gọi là chơi cù hoặc đánh cù.
+ Nên nhiều người đã lấy tên của môn thể thao này đặt cho ngọn đồi này

* Giả thuyết thứ hai:
+ Dựa hình dáng của những quả đồi nằm thoai thoải tựa như lưng của những chú cù khổng lồ.
+ Từ ‘cù’ ở đây nếu được phát âm trại ra từ âm ‘cừu’

– Trước kia và thời Pháp, khi xây dựng TP.ĐL đồi Cù vẫn còn nguyên sơ, chưa có dự án phát triển xây dựng công trình nào thự sự trên vùng đồi này.

– 1942 đồ án xây dựng thành phố đã được hoàn tất thì đồi Cù được quyết định là nơi ‘bất khả xâm phạm’ và trở thành trái tim của TPĐL.

– Sau đó, một sân golf chín lỗ đã được một kiến trúc sư người Anh thiết kế và xây dựng tại đây.

– Sau 1975, hoạt động sân golf tạm dừng, là điểm vui chơi, cắm trại, picnic, nơi hò hẹn lý tưởng của những đôi tình nhân.

– 1991 sân golf 18 lỗ được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế và đưa vào sử dụng NOEL 1994.

Chùa Linh Phước

– Chùa Linh Phước 120 Tự Phước, F11, TPĐL. Chùa nằm phía Đông Bắc Đà Lạt, cách trung tâm khoảng 8km, bên quốc lộ 20. Thuộc hệ phái Bắc tông.

– Xây dựng 1949 – 1952 & 1990 thầy Thích Tâm Vị đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa.

– Ngôi chánh điện có chiều dài 33m, chiều rộng 22m, được xây dựng quy mô.

+ Trong điện, bảo tượng đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni uy nghi thiền định trên tòa sen.

+ Hai bên tượng đức Phật là hai bức phù điêu Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền.

+ Bên trên hai hàng cột rồng khảm mảnh sành là 12 bức phù điêu khảm miểng chén giới thiệu sự tích đức Phật Thích Ca.
– Mặt trước chánh điện là tháp Đa Bảo cao 27m.
+ Hai bên tháp là hai lầu chuông, trống.
+ Trong bảo tháp, có những bức phù điêu về sự hóa thân của Bồ tát Quán Thế Âm, những bức phù điêu chạm nổi 500 vị La hán…
– Ở lầu Đại Bi, có tôn trí bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn.
– Bên phải bảo tháp là tổ đường, tăng đường và vườn hoa.
– Cổng Văn Thù và Long Hoa viên ở bên trái ngôi chánh điện.

– Ở đây có hòn giả sơn, hồ nước, vườn hoa phong lan, cây kiểng và con rồng dài 49m, rộng 1,3m.

+ Vẩy rồng được làm bằng 12.000 vỏ chai bia.

+ Đầu rồng vươn cao hơn 7m che phủ tượng Bồ tát Di Lặc ở hòn giả sơn.

– Sân trước chùa có tháp chuông cao 36m, treo đại hồng chung nặng 8.500 kg

+ Lớn nhất miền Trung và miền Nam

+ Cao 4,38m, rộng 2,34m.

+ Thân chuông được chạm nổi bốn chữ Linh Phước Tự Chung và nhiều tượng, chùa

+ Và hoa văn như : 16 vị Phật, 2 tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn, 2 tượng Chuẩn Đề, 33 vị Tổ Thiền tông Ấn – Hoa, 48 tay cầm bửu bối của Bồ tát Quan Thế Âm, bài thần chú Quảng Bát, bài kệ thỉnh chuông, các cảnh chùa Một Cột (Hà Nội), chùa Thiên Mụ (Huế), chùa Linh Phước (Đà Lạt) và tháp Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ), 4 mặt nguyệt : Xuân, Hạ, Thu, Đông có 8 rồng chầu

– Mùa nào, nhà chùa thỉnh chuông vào mặt nguyệt đó.

Lang Biang

– Cao 2.169m, được ví như “nóc nhà” của cao nguyên Lâm Viên, nóc nhà Đà Lạt

– Cách trung tâm Đà Lạt 12km về phía Bắc, thuộc huyện Lạc Dương.

– Hai ngọn Lanbiang sừng sững như một chứng tích thần kỳ, được gọi là núi Ông và núi Bà.

– Người dân nơi đây thường gọi tên núi Bà là do quan niệm về chế độ mẫu hệ.

– Những ngày trời nắng đẹp, từ Hồ Xuân Hương, có thể nhìn thấy hai ngọn núi đứng cạnh nhau như để chở che cho nhau.

– Nhiều người còn ví dãy núi như người phụ nữ đang nằm, hai ngọn núi như hai bầu ngực căng tràn sứ sống.

– Dưới chân núi có các dân tộc thiểu số sinh sống như :Lạch, Cà Ty…sinh sống.

– Trên đường lên núi ta có thể thấy nhiều loại hoa dại ven đường đi như hoa Dâm Bụt, hoa Hồng Dại…đặc biệt là hoa Mimosa.

– Điểm lý tưởng để du khách tận hưỡng những cảm xúc bồng bềnh, khát khao chinh phục, khám phá những tầng mây bồng bềnh.

– Lanbiang ẩn chứa trong mình truyền thuyết về một tình yêu say đắm, vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến.

* Có huyền thoại kể về Lang Biang.
+ Ngày xưa trời có hai người con, chị gái tên Biđúp, em trai tên là Lang Biang.
+ Ngày ấy họ theo tục nhà trời người con gái có mọi quyền hành trong gia đình.
+ Càng lớn Biđúp càng có nhiều quyền lực trong tay nên cô tự kiêu, độc ác và lạnh lùng. Ngược lại Lang Biang thì điềm tĩnh, có trí, anh hùng và tự lập.
+ Do tính khí dối lập của hai chị em đã xảy ra cuộc chiến giữa hai người, giữa cái thiện và cái ác.
+ Với trí tài cao, dũng mãnh nên Lang Biang đã chiến thắng. Biđúp chịu thua và nhường chỗ cho Lang Biang ngọn núi cao nhất này.

* Chuyện tình Lang Biang:
+ Ngày xưa ở trên vùng La Thượng Ngự có 2 bộ tộc lớn là Lạt và Sre’. Hai bộ tộc này có mối thù truyền kiếp mà tưởng như không bao giờ xoá được.
+ Tộc Lạt có vị tù trưởng dũng mãnh, trẻ tuổi tên Lang.
+ Tộc Sre’ có người con gái xinh đẹp tên Biang con gái của tộc trưởng.
+ Một hôm Biang đang mải hái hoai bắt bướm thì có một con rắn tinh lao tới tính ăn thịt cô trong lúc đó chàng Lang đi ngang đã ra tay giết tinh để cứu cô gái.
+ Hai người đã có một mối tơ duyên, yêu nhau nhưng tộc trưởng Trềnh không đồng ý vì mối hận năm xưa của hai bộ tộc.
+ Quá đau khổ hai người đã tìm đến cái chết để chứng minh tình yêu của nhau và hứa sẽ mãi mãi ở bên nhau.
+ Sau đó 2 linh hồn đã được hai bộ tộc đem về cõi vĩnh hằng và chôn ở núi Bang không hiểu sao thời gian trôi qua hai ngọn núi to dần lên và trở thành ngọn núi Lang Biang ngày nay.
+ Cũng từ 2 cái chết đó mà hai bộ tộc đã xoá thù hận với nhau và sống hoà thuận cho tới bây giờ.

– Cuối năm 1999 công ty du lịch Lâm Đồng đã cho xây dựng tại chân núi Lang Biang một khu du lịch có kiến trúc dân dã xinh đẹp và tiện nghi cho việc nghỉ ngơi của du khách.

– Ngoài ra còn có con đường nhựa để đưa du khách lên đến đỉnh và chiêm nghưỡng cảnh đẹp.

– Lang Biang được xem là khu du lịch đặc thù với loại hình du lịch dã ngoại, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu nét văn hoá của người dân nơi đây.

– Cả vùng đồi của Lang Biang được bao phủ bằng lớp cỏ dày, cao và xanh mướt vào mùa mưa.

– Thung lũng là nơi sinh sống của nhiều loại động, thực vật.

– Lưng chừng núi có một thung lũng khá lớn, nơi tổ chức thành công lễ hội 100 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, được gọi là Thung lũng trăm năm, được thiết kế như một khu du lịch sinh thái, giải trí: thưởng thức chương trình giao lưu, đốt lửa trại, uống rượu cần với đồng bào dân tộc, nghe họ kể những câu chuyện và văn hoá của dân tộc mình.
– Lang Biang còn là điểm thu hút du khách có thú phiêu lưu mạo hiểm với chương trình leo núi, chinh phục đỉnh cao.

– Từ trên đỉnh Lang Biang, bạn có thể khám phá vùng đất dưới chân núi.

– Dù rong ruổi đếm từng bước tìm đến đỉnh núi hay lên bằng xe thì cảm giác lâng lâng trong bạn sẽ còn đọng lại mãi.

– Trên đỉnh núi, đôi trai gái K’lang và Biang đứng bên nhau, minh chứng cho sự tồn tại mối tình chung thuỷ.

Lửa Trại Xã Lát Đồng Bào Dân Tộc

– Thuộc huyện Lạc Dương, LĐ, dưới chân đỉnh Lanbiang, một trong 3 ngọn núi cao nhất của cao nguyên Lâm Viên.

– Đây là một trong những bản làng của đồng bào dân tộc tây Nguyên còn giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống.

– Đến nơi đây, du khách sẽ được thưởng thức Văn Hoá Cồng Chiêng Tây Nguyên – Di sản phi vật thể của nhân loại.

– Nhạc cụ của các dân tộc tây Nguyên rất độc đáo, rất phong phú và đa dạng về nhạc cụ, về âm điệu, về chức năng.
+ Có loại làm bằng kim loại và thời xa xưa còn có những bộ đàn đá
+ Có loại nhạc cụ phải gõ bằng tay hoặc dùi
+ Có loại thổi hơi hoặc khảy bằng tay,
+ Có loại dùng 2 bàn tay vỗ vào nhau để tạo âm hưởng…

– Nhiều nhạc cụ Tây Nguyên ngày nay đã được cả nước và thế giới biết đến như đàn Tơ rưng, Klông pút…trong đó có cồng chiêng, góp phần làm giàu cho truyền thống văn hoá Việt Nam.

– 2005 UNESCO công nhận kiệt tác di sản phi vật thể Văn hoá cồng chiêng các dân tộc Tây Nguyên

– Cồng chiêng là một loại nhạc cụ được làm bằng hợp kim đồng.
+ Người thợ đúc cồng chiêng pha đồng với vàng, bạc hoặc đồng đen để chiếc cồng hoặc chiêng càng có thêm giá trị.
+ Loại nhạc cụ này được làm với nhiều kích cỡ với đường kính từ 20 cm đến 120 cm, có núm hoặc không núm.

– Cồng chiêng được dùng theo đàn với nhiều bộ. Một bộ cồng chiêng từ 20 chiếc, đảm nhận những chức năng riêng trong một bài hoà tấu. – – Dùng gùi để gõ vào cồng hoặc chiêng hay đấm bằng tay để tạo âm thanh khi sử dụng.

– Trong một buổi biểu diễn cồng chiêng làm nhiệm vụ điểm nhịp, tạo tiết tấu giai điệu một bè hoặc hoà tấu nhạc đa âm.

– Âm thanh của cồng chiêng được phối hợp giữa những chiếc cồng “cha mẹ”, cồng “con”, cồng “cháu chắt” để làm thành thang âm điệu thức rất đặc biệt.

– Về giá trị nghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên là truyền tải cả một nền văn hoá, lịch sử, nhận thức xã hội, là sợi dây vô hình để con người ký gởi tâm linh trước cõi người và cõi đời của các dân tộc Tây Nguyên.

– Âm nhạc Tây Nguyên gắn bó với đời sống của người dân Tây Nguyên từ khi sinh ra cho đến lúc từ giã cõi đời, trong các lễ hội, lễ mừng được mùa, cúng thần, đâm trâu, trong lễ cưới, lễ tang, lễ bỏ mả…không một lễ hội hay một nghi lễ đòi người nào của Tây Nguyên mà không nghe thấy thứ âm thanh mộc mạc này.

– Mỗi gia đình khá giả có đến vài bộ. Âm thanh của cồng chiêng là máu thịt của người Tây Nguyên:
+ Vang lên nơi nhà rông là trung tâm văn hoá của buôn làng
+ Vang xa ngoài rẫy để tạo không khí hăng say lao động
+ Vang trên rừng để tìm nên sức sống chinh phục đại ngàn…

– Là chất dinh dưỡng nuôi sống tinh thần người dân Tây Nguyên và để Tây Nguyên tồn tại.

– Trong các sử thi của Tây Nguyên đều có bóng dáng của cồng chiêng.

– Khi biểu diễn ở hình thức vòng tròng, các nghệ nhân, nghệ sĩ vừa đánh vừa di chuyển dàn cồng chiêng từ phải qua trái, ngược chiều kim đồng hồ là ngược chiều với thời gian, mang ý nghĩa ngược về nguồn cội.

– Cồng chiêng Tây Nguyên chính là cuộc sống của người Tây Nguyên. – – Nghe cồng chiêng sẽ thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội…

Vườn hoa thành phố Đà Lạt

– Vườn Hoa Thành Phố tọa lạc ở phía Bắc của Hồ Xuân Hương. Nằm trên Đồi Cù xanh mộng mơ với một địa hình rất lý tưởng.
– Vườn hoa thành phố Đà Lạt có rất nhiều tên gọi như. Vườn hoa Bích Câu, công viên hoa ở Đà Lạt.
– Nơi đây vào các năm luôn tổ chức các lễ hội Festival hoa. Đã trở thành địa điểm du lịch có tiếng được nhiều người biết đến.
– 1966 vườn hoa thành phố Đà Lạt được xây dựng. Nhưng sau đó lại bị bỏ hoang cho một thời gian dài.
– Sau hơn 19 năm nơi đây được xây dựng lại vào năm 1985 trường tồn mãi cho đến hiện tại.
– Ngày trước khi mới xây dựng xong nơi đây được đặt tên là Vườn hoa Bích Câu. Mãi sau này được trùng tu lại thì đặt tên là công viên hoa hay vườn hoa thành phố.

Trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt

– Thành lập 3/9/1976 đào tạo giáo viên cấp 2 cho tỉnh Lâm Đồng và cho cả một số tỉnh bạn như Đồng Tháp, Sông Bé…
– 1993 thêm chức năng bồi dưỡng cán bộ quản lý cho các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.
– Là kiến trúc được Hội Kiến trúc sư thế giới công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20.
– Trường được người Pháp thành lập 1927, thiết kế và xây dựng, dành cho con em người Pháp và một số gia đình người Việt giàu có.
– Năm 1932 trường Petit Lycée Dalat được đổi tên thành Grand Lycée de DalatLycée Yersin để tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin.
– Sau đó Toà Giám Mục Kontum đã mua lại để trở thành nơi học tập của các chủng sinh của Giáo Phận này.
– Sau năm 1975 trở thành Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt như hiện tại.
– Dãy lớp học được xây hình vòng cung, gạch xây trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang, mái được lợp bằng ngói làm từ nước Pháp.
– Hiện nay các tấm ngói lợp đã được thay thế do các tấm ngói cũ đã không còn sử dụng được nữa.
– Điểm nhấn của dãy nhà hình vòng cung là tháp chuông. Phía bên ngoài tháp chuông trước đây có 1 đồng hồ nhưng có lẽ đã bị tháo dỡ.
– 2022 trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt cùng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Lâm Đồng và trường Cao đẳng nghề Đà Lạt sáp nhập và đổi tên thành trường Cao đẳng Đà Lạt.

Đường hầm đất sét Đà Lạt

– Được xây dựng 2010 với chiều dài khoảng 2 km, chi phí đầu tư khoảng 200 tỷ đồng.

– Điều hấp dẫn là tái hiện về lịch sử thành phố Đà Lạt từ thủa ban sơ cho tới một Đà Lạt năng động và hiện đại như bây giờ.

– Đường hầm điêu khắc có 3 chủ đề chính là tái tạo lịch sử thành phố Đà Lạt và những câu chuyện nhân văn hóa, nhân văn có tính giáo dục.

* Chủ để thứ nhất:

+ Khắc họa lịch sử Đà Lạt từ thuở hoang sơ đến năm 1893 năm mà Yersin khám phá ra cao nguyên Langbiang

+ Với những truyền thuyết về thiên nhiên hoang dã được khắc họa đầy đủ từ đủ loại thú rừng đến thiên nhiên hoang sơ.

* Giai đoạn 2 bác sĩ Yersin khám phá Đà Lạt:

+ Được minh họa bằng những công trình kiến trúc và văn hóa độc đáo như ga xe lửa, dinh Bảo Đại, trường Lycée Yersin, Viện Pasteur, Đại học Đà Lạt, Khách sạn Palace, nhà thờ Con Gà, Giáo hoàng học viện, chùa Linh Sơn, hồ Xuân Hương, cầu Ông Đạo, chợ Đà Lạt…

* Giai đoạn 3 Đà Lạt hiện tại & tương lai:

+ Với nhiều kiến trúc mới, như: Sân bay Liên Khương, đường cao tốc, hồ Tuyền Lâm, thung lũng Tình yêu…”

– Đường hầm này cũng chính là sự đột phá đỉnh cao về chất liệu, tạo ra công thức biến đất sét thành một chất liệu mới có màu độc đáo và đặc biệt thân thiện với môi trường.

– Trong đường hầm điêu khắc có một ngôi nhà đã được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận 2 kỷ lục đó là:

+ Ngôi nhà đất đỏ Bazan không nung đầu tiên có phong cách độc đáo nhất

+ Ngôi nhà đất đỏ bazan không nung có mái đắp nổi hình bản đồ Việt Nam đầu tiên và có diện tích lớn nhất.

– Ngôi nhà độc đáo này có diện tích khoảng 90m2 ngoài bản đồ còn có tên của 2 quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam là Trường Sa và Hoàng Sa.

– Đây thực sự là một điểm du lịch ở đà lạt có tính giáo dục nhân văn cao đối với thế hệ của chúng ta hiện nay và mai sau.

Chợ đêm Đà Lạt

– Chợ Đêm Đà Lạt hay chợ Âm Phủ tọa lạc ngay trung tâm thành phố Đà Lạt, nằm trên con đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 1.

– Chợ đêm Đà Lạt nằm ngay bùng binh chợ Đà Lạt và trải dài cả con đường Nguyễn Thị Minh Khai.

* Đặc sản Đà Lạt làm quà

– Hoa: Với danh xưng là Thành phố Ngàn hoa, vì thế đương nhiên bạn có thể mua hoa để làm quà khi đến Đà Lạt. Ở chợ đêm, có vô vàn những loại hoa tươi và khô để bạn có thể mua làm quà tặng. Đặc biệt giá hoa thì lại rẻ hơn bất kỳ đâu.

– Trái cây: Dâu tây, Hồng giòn và Bơ là 3 loại trái cây đặc sản Đà Lạt. Và đương nhiên là rất ngon và rẻ. Ghé chợ để mua được giá sỉ làm quà thì còn gì bằng.

– Cà phê: Là thành phố thuộc Tây Nguyên nên cà phê cũng là một đặc sản của Đà Lạt. Đặc biệt là loại cà phê Moka Cầu Đất.

– Trà: Một số loại trà nổi tiếng như trà Ô long, trà lài, trà Atiso, trà khổ qua, trà bồ công anh…

* Món ăn đặc sản Chợ đêm Đà Lạt

– Sữa đậu nành / sữa ngô, sữa đỗ đen, sữa đỗ xanh: 1 ly sữa ấm nóng ăn kèm với các loại bánh ngọt được làm từ bột mì. Đảm bảo giữ được độ thơm ngon khi uống.

– Bánh tráng nướng Đà Lạt được mệnh danh là “pizza của Việt Nam”, Bánh tráng nướng làm từ trứng gà được phủ lên nào thịt bằm, tép khô, bò khô, gia vị đầy đủ nướng giòn trên than, ăn nóng hổi mới ngon.

– Khoai lang nướng, bắp nướng, trứng gà nướng

– Hoa quả lắc như dâu tây, xoài được lắc với muối ớt, đường.

– Các món ốc gánh vì những người bán hàng gánh cả gian hàng của mình lên vai rồi đi đến chợ.

* Đặc sản Đà Lạt ăn vặt
– Mứt Đà Lạt như mứt mận, mứt khoai, mứt hồng, mứt dâu… vì thế cũng rất được ưa chuộng.

* Đồ len & Đồ lưu niệm

– Đồ len các gian hàng bán quần áo, khăn, mũ, tất với rất nhiều mẫu mã.

– Đồ lưu niệm: những món đồ lưu niệm thủ công như tranh ảnh, tơ lụa, hoa khô…

zalo-le-toan-song

♥ Follow LÊ TOÀN SONG

♥ Ủng hộ tác giả soạn bài thuyết minh

Bằng cách DONATE 1 ly CAFFE qua 💸 MOMO O86 79 22 247 LE TOAN SONG hoặc Zalopay O86 79 22 247. Cám ơn các bạn!

 BÀI THUYẾT MINH KHÁC

 

Bạn muốn kết nối LE TOAN SONG Ngay!

Contact

Tại 145/6 Đường Số 1, Phường 4, Gò Vấp, HCM

Support 24/7

Hotline/Zalo 086 79 22 247 & 094 668 9939 để kết nối

Share This
0867922247
icons8-exercise-96 chat-active-icon