Tuyến Sài Gòn – Long Thành – Bà Rịa – Long Hải – Hồ Tràm – Vũng Tàu

 SÀI GÒN - Vinhomes - Thủ Đức

doi-cat-nam-cuong-ninh-thuan
Vinhomes Central Park

- Là dự án lớn đầu tiên của Vingroup tại TPHCM, lấy cảm hứng từ khu Central Park New York nổi tiếng thế giới.

- Vị trí trung tâm TP, nằm trong khuôn viên khu Tân Cảng:

+ Mặt tiền trải dài hơn 1km bên bờ sông Sài Gòn

+ 2 phút đến tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên

+ 3 phút đến khu đô thị mới Thủ Thiêm

+ 4 phút đến trung tâm Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh

- Hội tụ những tiện ích vượt trội, môi trường sống trong lành, dịch vụ gia đình tiêu chuẩn 5 sao và một cộng đồng nhân văn, thịnh vượng.

- Tổng diện tích: 43,91 ha

- Mật độ xây dựng toàn khu: Khoảng 16%

- Diện tích cây xanh: 13,8 ha

- Dự kiến hoàn thành tổng thể 2017 theo cấu trúc:

+ Khu căn hộ hiện đại & cao cấp: Bao gồm căn hộ và officetel (từ 1 – 4 phòng ngủ)/ căn hộ thông tầng duplex/penthouse

+ Hơn 70 biệt thự (3,65 ha)

+ Trung tâm thương mại Vincom Center (59.000m2)

Thành Phố Thủ Đức

- Địa danh Thủ Đức là tên hiệu của ông Tạ Dương Minh ( Tạ Huy).

- Ông là người Hoa nằm trong phong trào "phản Thanh phục Minh", bị truy đuổi phải di cư sang Việt Nam và thần phục nhà Nguyễn.

- Ông có công lao với vùng đất này thời mới khai hoang lập ấp 1679 –1725

- Thời Chúa Nguyễn Thủ Đức thuộc phủ Phước Long, dựng dinh Trấn Biên ( Biên Hòa )

- Thời Pháp thuộc Thủ Đức cùng với Nhà Bè, Gò Vấp, Hóc Môn được chia thành bốn quận tỉnh Gia Định.
+ Quận Thủ Đức có 6 tổng với 43 làng

- Thời Việt Nam Cộng Hòa 1955 đến 1975 ban đầu 19 xã dần về sau cho các năm tách nhập trả Dĩ An, Đô thành Sài Gòn còn 15 xã.

- Sau 1975 đến1997 thiết lập Thủ Đức thành huyện và Quận 9 bị giải thể, nhập vào huyện Thủ Đức thuộc thành phố Sài Gòn Gia Định.

- 1997 đến 2020 giải thể huyện Thủ Đức để thành lập 3 quận mới là quận Thủ Đức, Quận 2 và Quận 9

- 2020 đến 2021 sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại hình thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

 ĐỒNG NAI

du-lich-mui-ne
Cao Tốc Long Thành – Dầu Giây

- 8/2/2015 cao tốc Long Thành - Dầu Giây đã chính thức thông xe với 55 km, tốc độ tối đa 120 km/h.

- Rút ngắn TPHCM - Dầu Giây 3h xuống 1h, tiết kiệm được 20km.

- HCM đến Vũng Tàu chỉ còn 1h30, trước kia 3h.

- Từ Hồ Chí Minh

  • Đầu cao tốc ngã ba Mai Chí Thọ. Từ hầm Thủ Thiêm đi thẳng qua ngã tư Đồng Văn Cống khoảng 1 km là rẽ phải vào cao tốc.
  • Từ hướng cầu Sài Gòn đi đến TT-TM Parkson Cantavil An Phú rẽ phải vào Mai Chí Thọ, đến ngã ba rẽ trái vào cao tốc.
  • Từ Nguyễn Văn Linh chạy cầu Phú Mỹ và đi thẳng khu vực Vành Đai 2. Tại đây gặp nút giao nối vào đường cao tốc rồi rẽ phải.

- Toàn bộ đoạn đường cao tốc có hai trạm thu phí, 1 trạm dưới chân cầu Long Thành và 1 trạm ở Dầu Giây.

- Tất cả các xe ô tô có đủ điều kiện kỹ thuật để chạy, bao gồm cả xe container kéo rơ-móoc, xe buýt 50 chỗ đều có thể đi được đường cao tốc.

Tổng Quan Về Đồng Nai

- Là dự án lớn đầu tiên của Vingroup tại TPHCM, lấy cảm hứng từ khu Central Park New York nổi tiếng thế giới.

- Vị trí trung tâm TP, nằm trong khuôn viên khu Tân Cảng:

+ Mặt tiền trải dài hơn 1km bên bờ sông Sài Gòn

+ 2 phút đến tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên

+ 3 phút đến khu đô thị mới Thủ Thiêm

+ 4 phút đến trung tâm Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh

- Hội tụ những tiện ích vượt trội, môi trường sống trong lành, dịch vụ gia đình tiêu chuẩn 5 sao và một cộng đồng nhân văn, thịnh vượng.

- Tổng diện tích: 43,91 ha

- Mật độ xây dựng toàn khu: Khoảng 16%

- Diện tích cây xanh: 13,8 ha

- Dự kiến hoàn thành tổng thể 2017 theo cấu trúc:

+ Khu căn hộ hiện đại & cao cấp: Bao gồm căn hộ và officetel (từ 1 – 4 phòng ngủ)/ căn hộ thông tầng duplex/penthouse

+ Hơn 70 biệt thự (3,65 ha)

+ Trung tâm thương mại Vincom Center (59.000m2)

QL 51

- QL 51 khởi đầu tại thành phố Biên Hòa và kết thúc tại thành phố Vũng Tàu

- QL 51 trước năm 1975 được gọi là QL 15, tổng chiều dài 86 km

- QL 51 mở thêm 2 đường về phía đông lần lượt là 51B và 51C.

- 2009 đã chính thức khởi công dự án mở rộng Quốc lộ 51 lên đến 8 làn xe, tổng mức đầu tư lên đến 3.200 tỷ đồng VND.

NÔNG TRƯỜNG CAO SU LONG THÀNH

- Xây dựng 1928 do một nhà tư sản Pháp bỏ vốn đầu tư và để cho quản lý

- Đến 1930 đồn điện được bán cho công ty Sip

- 1975 nông trường diện tích 1400ha, mở rộng diện tích lên đến 3200ha nằm trải rộng trên 8 xã từ xã Long Phước đến Phước Thái.

- 1994 nông trường Công Ty Cao Su Miền Nam

BÒ SỮA LONG THÀNH

- LOTHAMILK nền tảng 23 năm phát triển sữa tươi thanh trùng. Sữa tươi được vắt ra từ vú của bò cái khỏe mạnh và nuôi dưỡng tốt.

- Kiểm tra theo các tiêu chuẩn lý, hóa một cách nghiêm ngặt và bảo quản tốt trước khi đưa vào sản xuất.

- Sữa LOTHAMILK với nguồn gốc sữa tươi nguyên chất 100% được chế biến trên dây chuyền khép kín của Thụy Điển.

- Với hệ thống dây chuyền này, sữa tươi được xử lý nhiệt ở 86oC trong 15 giây.

- Thời gian xử lý nhiệt ngắn nên tiêu diệt được hầu hết hệ vi sinh vật gây bệnh, nhưng không làm thay đổi thành phần sinh hóa như enzym và vitamin của sữa.

- Do vậy sữa phải được làm lạnh nhanh xuống 3oC đến 4oC sau khi chế biến đóng hộp.

- Luôn luôn bảo quản lạnh dưới 4oC trong thời gian sử dụng 7 đến 10 ngày để khống chế sự phát triển của chúng.

Ngã Tư (Ngã Ba) Dầu Giây

Thuộc huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Có 2 giả thuyết phổ biến về tên gọi Dầu Giây

+ Xưa kia, vùng này có rất nhiều cây Dầu, trên thân của nó có nhiều dây leo chằng chịt. Người địa phương theo thời gian phát âm trại đi "Dây" thành "Giây", lâu ngày thành tên.

+ 1954 giáo dân từ miền Bắc di cư vào miền Nam, đã an cư lạc nghiệp ở nơi này & trồng rất nhiều cây trầu dây nhưng người Hà Nam Ninh phát âm "tr" thành "d, gi", do vậy "trầu dây" đọc thành "dầu giây"..

CÂY CAO SU

- Cây Cao Su có tên khoa học là Havea, xuất xứ từ cây rừng hoang dại nhiệt đới, nguồn gốc từ Châu Mỹ La Tinh.

- Và thập niên 40 thế kỷ 18 đoàn thám hiểm Châu Âu du khảo đế miền Nam sông Amazone. Họ bắt gặp được thổ dân người Maina lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè.

- Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là "Nước mắt của cây" (cao là gỗ, Uchouk là chảy ra hay khóc).

- Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài Gòn thập niên 70 thế kỷ 19 nhưng không sống.

- Đến thập niên 90 thế kỷ 19, 2000 hạt cao su từ Indonesia được nhập vào Việt Nam. Trong 1600 cây sống

+ 1000 cây được giao cho trạm thực vật Bến Cát, Bình Dương

+ 200 cây giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu, Nha Trang

- Đánh dầu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Một số đồn điền cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập.

- Thân gỗ to, cao trung bình hơn 30m, nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây.

- Các mạch này tạo thành xoắn ốc theo thân cây theo hướng tay phải, tạo thành một góc khoảng 30 độ với mặt phẳng.

- Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa m

- Các vết rạch vuông góc với mạch nhựa mủ, với độ sâu vừa phải sao cho có thể làm nhựa mủ chảy ra mà không gây tổn hại cho sự phát triển của cây, và nhựa mủ được thu thập trong các thùng nhỏ.

- Sản lượng mủ cao su phụ thuộc vào giống, địa điểm trồng, bên cạnh đó là chế độ cạo.

- Chu kỳ khai thác của cây cao su thường từ 20 đến 25 năm.

- Thường được thu hoạch 9 tháng, 3 tháng còn lại không được thu hoạch vì đây là thời gian cây thay lá.

- Thường chu kỳ cạo bắt đầu vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 1 năm sau.

- Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm.

- Bình thường bắt đầu cạo mủ khi chu vi thân cây khoảng 50 cm.

- Cạo mủ từ trái sang phải, ngược với mạch mủ cao su.

- Độ dốc của vết cạo từ 20 đến 350, vết cạo không sâu quá 1,5 cm và không được chạm vào tầng sinh gỗ làm vỏ cây không thể tái sinh.

- Khi cạo lần sau phải bốc thật sạch mủ đã đông lại ở vết cạo trước.

- Thời gian thích hợp nhất cho việc cạo mủ trước 7 giờ sáng.

RỪNG CÂY GIÁ TỴ

+ Dọc hai bên đường chúng ta thấy trồng rất nhiều cây Giá Tỵ, thân thẳng lá rộng (40-50cm)Vỏ trắng, gốc có nhiều khía cạnh, hoa có chùm màu trắng thường gặp ở Lào Miến Điện, miền Bắc Thái Lan.

+ Được trồng năm 1958 do bà Trần Lệ xuân vợ Ngô Đình Nhu Diện tích 165 ha, hiện là nơi cung cấp giống cho cả nước.

+ Thân cây thường được dùng trong những nghành gỗ công nghiệp, trang trí ... do tính chất gỗ nhẹ, nhiều sớ, ít bị co giãn

+ Lá, hạt dùng làm lá xông tắm trị bệnh ngoài da, thuốc lợi tiểu. Bông sử dụng làm thuốc hạ nhiệt.

+ Cây giá tỵ 80 năm mới thu hoạch. Diện tích cả nước 4.670ha.

ĐÁ CHỒNG ĐỊNH QUÁN

- Là một quần thể di tích thắng cảnh tại thị trấn Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

- Ba hòn đá chồng lên nhau với chiều cao 36m, nằm chênh vênh ngay bên cạnh quốc lộ 20, cảnh tượng hùng vĩ & cuốn hút.

- Ai đã từng một lần nhìn thấy hòn đá này đều có chung cảm giác đó là "không an toàn".

- Đá 3 chồng quần thể thuộc di chỉ văn hóa Óc Eo Phù Nam ở thềm cao nguyên Đông Nam Bộ.

- Những khối đá hoa cương này trước đây nằm trong lòng đất

- Sau đó do quá trình kiến tạo những mạch đá nằm bên trong bị đứt gãy.

- Vì vậy nước mưa có thể thấm sâu vào những khe nứt, làm tác dần chúng ra, phần lớp mặt theo thời gian bị bóc mòn dần và lộ ra những nhân đá bên trong.

- Để những khối đá có bề mặt tròn trịa như vậy chứng tỏ trải qua thời gian rất dài hàng triệu năm.

Thành phố Long Khánh

Đang cập nhật

Trái cây đặc sản Long Khánh

Đang cập nhật

Núi Chứa Chan Xuân Lộc

Đang cập nhật

 BÀ RỊA VŨNG TÀU

Đồi Cựu Suối Nghệ

• Đồi cừu Vũng Tàu ở đâu?

– Địa chỉ tại xã Suối Nghệ, Châu Đức, BRVT

– Nằm trên đường Phước Tân – Hội Bài

– Cách Sài Gòn khoảng 70km.

– Cánh đồng cừu này gồm khoảng hơn 400 con, là do một vài hộ dân chăn thả chủ yếu nuôi bán lấy thịt và lông.

– Tuy nhiên, nhiều du khách đến đây có sở thích cũng như nhu cầu chụp ảnh, check in nên người dân đã làm các dịch vụ tham quan để phục vụ nhu cầu của nhiều du khách.

• Đồng cừu Suối Nghệ có gì đẹp?

+ Cừu không phải là động vật phổ biến nước ta, nên có dịp được nhìn thấy cừu tận mắt và sờ vào bộ lông dày, mềm mịn.

+ Cừu ở đây nổi tiếng là hiền lành, dễ thương, dễ gần… có thể tự mình chạm vào những chú cừu và có thể bế những chú cừu con lên tay.

– Đây cũng điểm chụp hình cưới với một khoản phí nhỏ.

– Khung cảnh ở đây là một cánh đồng, mùa khô nhìn khá khô cằn, mùa mưa cỏ xanh tươi hoà mình cùng núi non tạo nên phong cảnh bình yên và hữu tình.

– Thêm mấy chú ngựa nên khung cảnh nơi đây càng thêm mộng mơ.

– Giữa cánh đồng rộng lớn, không gian thoáng đãng và những chú cừu, nhiều du khách cảm thấy mình đang ở một thảo nguyên bao la nào đó chứ không phải trên một cánh đồng của Việt Nam.

• Một số lưu ý khi đi đồng cừu Suối Nghệ

– Phí tham quan, chụp hình ở đây không thống nhất từ 10.000đ – 50.000đ/ người, trẻ con còn được miễn phí.

– Nơi này chỉ có vài quán nước lụp xụp, chưa có quán ăn hay nhà vệ sinh.

– Một số bé cừu rất háu ăn và đôi khi ăn cả bao nilon gói đậu phộng. Vì thế du khách lưu ý khi cho cừu ăn nên chú ý không vứt bao xuống đất để tránh cừu ăn phải bao nilon.

– Thời gian cừu được lùa ra đồng ăn cỏ là 6h – 10h và 14h – 16h. Du khách nên lưu ý giờ để đến đồng cừu vào thời gian thích hợp.

Đảo Long Sơn – Núi Nứa Đạo Ông Trần

– Đạo Ông Trần mang “Sắc Thái Rừng Sác” vùng đạo giáo Bảy Núi, Châu Đốc An Giang.

– Núi Nứa Long Sơn xưa kia trên núi có nhiều cây nứa mọc thành rừng.

– Cuối thế kỷ XIX đã có người đến đây khai hoang & chiêu mộ người khắp 4 phương đến lập nghiệp.

– Dưới chân phía Đông Núi Nứa là khu di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà Lớn Đền Ông Trần.

– Di tích tại thôn 5, Long Sơn cách bến đò Cồn Bần khoảng 2km.

– Với diện tích 2ha, Nhà Lớn chia làm 3 phần riêng biệt: Khu đền thờ, nhả Long Sơn Hội, trường học, nhà chợ, nhà mát, nhà bảo tồn ghe sấm, các dãy phố quanh chợ và lăng mộ ÔngTrần.

– Ông Trần tên thật là Lê Văn Mưu, sinh 1856, Hà Tiên đi học đạo và được thầy giao “túi đựng trời đất” để về phía đông lập “giang sơn đạo pháp” & bốc thuốc chữa bệnh.

– Ông lưu lạc đến nhiều nơi. Năm 40 tuổi, ông chọn đảo Long Sơn dựng nhà, khai hoang.

– Ông Mưu thường ở trần, có đặc tính là không bao giờ tắm nên người ta gọi là “Ông Trần”. Ông Trần chỉ ăn 4 thứ: đậu xanh, cua, tôm, ốc.

– Nhà Lớn xây dựng 1910 đến 1935, điện thờ có diện tích 7.800m2, lầu Cấm tiền điện 2 tầng 8 mái, nhà Thánh, lầu Trời, lầu Tiên, lầu Phật chính điện.

– Nhà Thánh có bàn thờ Khổng Tử và bàn thờ Ông Trần. Nhà (hậu điện) thờ những người ruột thịt trong gia tộc Ông Trần.

– Tại đầu bến Kinh có nhà bảo tồn ghe Sấm là chiếc ghe đã đưa gia đình ông Trần đến Long Sơn lập nghiệp năm 1900.

– Khu Di Tích Nhà Lớn hiện đang lưu giữ nhiều sưu tập cổ vật quý báu:
+ Bộ tủ thờ cần xà cừ, chạm khắc tinh xảo
+ Đồng hồ cổ do Pháp chế tạo đầu thế kỷ XX,
+ Chiếc Long Sàng chạm khắc tinh xảo
+ Ghế ngai, bao lam, hoành phi, câu liễn sơn son thiếp vàng lộng lẫy.

– Tín ngưỡng Ông Trần pha tạo nhiều đạo giáo khác nhau: đạo Phật, đạo Lành, đạo Nho giáo, đạo thờ ông bà tổ tiên…

– Phật thánh thần đều được thờ cúng trong Nhà Lớn và tại các nhà dân.
– Tín ngưỡng không có kinh kệ, chuông mõ, ăn chay, kiêng kỵ, chỉ có lời dạy của Ông Trần được truyền khẩu trong dân gian.

– Cưới hỏi vào ngày 30, mùng 1 và ngày 15, 16 âm lịch hàng tháng. Không tính ngày giờ, không đặt ra những lễ nghi tục lệ.

– Tang cũng đơn giản, chôn trong ngày, không chôn theo hàng lối & đề tên bia mộ, ra đến huyệt thì xả tang.

– Hằng năm ngày 10 tháng 1 ÂL là lễ cúng sao, ngày rằm/tháng cúng nhỏ đơn giản

– Ông Trần mất con cháu và tín đồ theo tín ngưỡng & đưa vào thờ cúng trong Nhà Lớn.

– Tín ngưỡng Ông Trần mỗi năm có 2 lễ hội lớn là cúng trùng cửu (9/9 âm lịch) và 20/2 âm lịch ngày cúng cơm Ông Trần (ngày Vía).

– Ngày 5/5 ÂL, tết nguyên đán đều tổ chức cúng lễ nhỏ, cỗ bàn dọn xuống để mọi người cùng ăn, không phân biệt ngôi thứ đẳng cấp.

– Các nhà dân đều lập nhiều bàn thờ, bàn thờ được sắp xếp theo nhiều lớp, chủ yếu thờ ông bà, tổ tiên, thiên địa, thờ Ông Trần (còn gọi là Ông Cố), Thánh Mẫu, Quan Công.

– Ngày có ‘hội làng’, nhân dân tự giác luân phiên nhau đến quét dọn, đèn nhang, cúng kỉnh trong Nhà Lớn

Bà Rịa Vũng Tàu

– Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được quyết định thành lập ngày 8/10/1991 — Nguồn gốc của địa danh Bà Rịa truyền thuyết trong dân gian
+ Bà Rịa là một phụ nữ quê ở Phú Yên theo gia đình vào Nam từ năm 1688 .
+ Gia đình bà ngụ tại Tam An, Long Đất ngày nay
+ 1967 Nguyễn Hữu Cảnh & Chúa Nguyễn Phước Chu đi qua vùng này cầu đường bị hư hỏng vì mưa to gió lớn.
+ Bà Rịa đã huy động dân tu sữa đường xá, hỗ trợ Chúa Nguyễn.
+ 1759 bà qua đời, để lại 300 mẫu ruộng chia cho người nghèo, từ đó có tên địa danh Bà Rịa cho đến ngày nay.
+ Hiện nay xã Tam An, Long Đất vẫn còn đền thờ và lăng mộ Bà Rịa

– Giả thuyết khác
+ Một học giả người Pháp cho rằng”Bà Rịa” là cách phiên âm tiếng Việt của từ Khơme Pareya.

– Diện tích: 1.965 km2 , dân số: 1,2 triệu, dân tộc : Kinh , Hoa Khmer.

– Chiều dài bờ biển là 100km trong đó 72km là bãi cát có thể sử dụng làm bãi tắm.

Nhà Lưu Niệm Anh Võ Thị Sáu

– Một trong 3 DTLS cấp quốc gia Đất Đỏ, BRVT ( QL55 )

– Nhà lưu niệm VTS là căn thứ 4 trong dãy 8 căn do làng xây dựng và được gia đình cô thuê lại để sinh sống và buôn bán nằm ở trung tâm chợ Đất Đỏ cách 20m về phía tây.

– Toàn bộ căn nhà được làm bằng gỗ nghệ thuật kiến trúc hết sức thô sơ:
+ Kèo là các đường rọi chỉ trắng thuộc loại kiến trúc dân dụng phố thị bình dân đương thời.
+ Dài 9,9m, rộng 3m, cao 4,9m.
+ Có 3 hàng cột tương đối lớn gồm cột cái, cột con và cột hiên.

– Chia làm 3 phòng nhỏ:
+ Phòng 1, phòng 2 là nơi nghỉ ngơi của gia đình chị Sáu.
+ Phòng 3 là khu vực bếp và chuồng ngựa.
+ Cả 3 phòng cách nhau chỉ bởi 1 vách ngăn mỏng bằng gỗ.
+ Cửa chính rộng 1m, cao 1,8m các phòng thông với nhau bởi các cửa phụ có diện tích và hướng giống như cửa chính.

– Bên phải của phòng, sát vách có kê 1 bộ ván bằng gỗ rộng 1,2m, dài 1,8m, đây là nơi nghỉ ngơi của các anh chị em trong gia đình chị Sáu.

– Dụng cụ sử dụng trong gia đình rất thô sơ và được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp.

– Bàn thờ tổ tiên được đặt tại trung tâm giáp vách ngăn của phòng 1 và phòng 2.
+ Trên bàn thờ có bộ lư bằng đồng, hai bên có treo 2 câu đối, và có tấm bình phong bằng giấy.
+ Buớc sang phòng 2 sát cửa có 1 hầm trú bom được gia đình đào, để ẩn nấp bom đan trong thời kỳ chiến tranh, có thể chứa tối đa 10 người cùng lúc.
+ Hiện nay nhằm để cải tạo lại căn nhà cũng như chống sụt lún, hầm này đã đuợc lắp lại.

– 17/03/1995 bộ VH-TT-DL DTCQG.

 LONG HẢI – HỒ TRÀM

du-lich-mui-ne
Long Hải - Long Điền

– Long Hải là 1 thị trấn huyện Long Điền, cách thành phố Bà Rịa khoảng 15 km.

– Bãi biển chạy dài theo chân núi Minh Đạm, với vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên.

– Đi dọc theo bờ biển là những bãi đá nhiều hình dạng khác nhau thích hợp tăm biển BBQ dã ngoại cuối tuần.

– Long Hải có con đường chạy ven biển có rừng cây anh đào được quân đội Nhật Bản tham chiến trong Chiến tranh Việt Nam mang đến trồng và thường nở hoa vào các dịp Tết Nguyên đán.

– Trước đây, người dân Long Hải chủ yếu sống bằng nghề làm muối nhưng ngày nay đã chuyển qua nghề dịch vụ du lịch.

– Các di tích lịch sử LH như di tích núi Minh Đạm, đây là nơi hy sinh của hai chiến sĩ Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm và Dinh Cô.

– Nền kinh tế của Long Hải chủ yếu dựa vào du lịch, làm muối, ngư nghiệp đánh bắt cá xa bờ và nuôi trồng thủy sản.

NGHỀ LÀM MUỐI

– BR – Long Hải có ruộng muối, một trong những nghề truyền thống lâu đời ở đây.

– Ruộng muối được lập ở những vùng đất trũng thấp, ruộng muối có 3 bộ phận:”Đùn, Sân và Ruộng”

– Phần “ruộng” tức là nơi thu hoạch muối được lập rất công phu.

– Nền ruộng nện kỹ, thật bằng phẳng để sau này có thể dùng cào để lấy muối.

– Bờ đất xung quanh càng đắp kỹ để nước bên ngoài không thể thấm hoặc theo lỗ mọt chảy vào ruộng làm tan muối.

– Nước biển theo các kinh nhỏ vào Đùn tức khu vực bốc hơi lần 1, sau đó đưa vào sân 2, sân 3.

– Nồng độ muối mỗi lúc một tăng cuối cùng đưa vào ruộng muối.

– Muối kết tinh ở đáy ruộng được cào lên bờ gom thành đống lớn.

– Tùy theo trời nắng người ta có thể khai thác muối từ 21 ngày đến 30 ngày.

– Khu vực Bà Rịa người ta thường sản xuất muối vào mùa khô, sản lượng ở đây khoảng 35.000 tấn/năm.

– Khi đi qua khu vực này chúng ta thấy có nhiều cánh quạt gió, những quạt này được người dân dùng sức gió để bơm nước vào ruộng muối.

– Hiện nay ở Việt Nam chỉ có Bà Rịa là còng sử dụng kỹ thuật này.

– Các tỉnh miền Trung người ta cũng sản xuất muối trong mùa mưa với kỹ thuật khác.

– Muối ở Việt Nam tốt nhất là ở khu vực Cà Ná, vì thành phần NaCl cao cho nên được sử dụng vào công nghiệp.

DINH CÔ

– Thuộc thị trấn Long Hải, Long Đất nằm bên sườn ngọn đồi nhỏ, trước mặt là bãi cát dải và biển.

– Theo truyền thuyết DC được khởi công xây dựng TK XVIII để thờ một trinh nữ Lê Thị Hồng tục danh là Thị Cách.

– Thân phụ ông là Ông Lê Văn Khương và bà Thạch Thị Hà nguyên quán tại Phan Rang.

– Năm 17 tuổi, cô theo cha vào thành Gia Định buôn bán trên chiếc thuyền gỗ

– Khi đi ngang qua vùng này thì gặp bão & tử nạn, được dân làng chôn cất trên gò đât ven biển.

– Từ đó cô luôn hiển linh, diệt trừ dịch bịnh, độ trì bá tánh nên được dân trong vùng lập đền thờ.

– Ban đầu DC chỉ là ngôi miếu nhỏ mái tranh vách đất nằm kề bên bãi biển, do bị sóng to gió lớn, lở đất nên người ta dời lên chân núi.

– 1930 các vị tiền hiền và dân trong vùng tổ chức quyên góp xây dựng lại Dinh Cô rộng lớn và vững chắc

– Cơn hỏa hoạn 1987 đã thiêu rụi chánh điện nên ngư dân địa phương đóng góp tiền công sức xây dựng lại DC.

– Từ dó đến nay các công trình không ngừng được mở rộng và xây dựng thêm.

– Tổng diện tích 1000m2, bài trí các tượng rồng, hổ, tứ linh, hoành phi câu đối đắp nổi sơn phết rực rỡ hoặc ghép miểng sứ cổ.

– Ngoài 7 bàn thờ nơi chính điện, còn có thêm các miếu thờ: Bà Hỏa Tinh Thánh Mẫu, Quan Thánh, Bàn Thiên, Bàn Mẫu. Quan Thế Âm Bồ Tát…

– Mộ Cô cách DC thờ khoảng 1km, được xây trên đồi Cô Sơn, từ dưới đi lên mộ qua 60 bậc thang.

– Hàng năm vảo các ngày 10, 11 và 12 tháng 2 âm lịch, tại DC mở lễ hội lớn còn gọi là ngày vía Cô thu hut khách từ khắp nơi tham dự

– 1995 công nhận khu thắng cảnh DC là di tích lịch sử văn hóa của quốc gia.

KHU CĂN CỨ MINH ĐẠM

– 1948 để tưởng niệm 2 chiến sĩ cách mạng là Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm đã anh dũng hy sinh khi bị địch phục kích dưới chân núi, nhân dân trong vùng dã đặt tên là núi Minh Đạm.

– Sườn núi phủ đầy cây rừng và nhiều hang động & suối nước ngọt thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ.

– Do vị trí chiến lược quan trọng 1948 đến 1975 đã xây dựng tại đây căn cứ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

– Toàn bộ khu căn cứ bao gồm 4 khu vực chính:
+ Khu Đá Chẻ là nơi bám trụ của các cơ quan, đơn vị trọng yếu của huyện Long Đất như: hang Huyện Ủy, hang B2, hang Huyện đội, hang Quân giới và hang Tuyên huấn.
+ Khu chùa Giếng Thạch cao 150m là nơi trú quân của huyện Long đất bao gồm các hang Quân ủy, hang Quan nhu, hang Quân đội và hang Quân báo trung ương.
+ Khu Châu Viên nơi trú chân của các Ban An Ninh, Kinh tài, Quân y và căn cứ bám trụ của xã Phước Hải, núi Ngãi trong một giai đoạn ngắn từ 1963 – 1964.
+ Khu Đá Giăng nằm ở chân núi Minh Đạm. Lực lượng cách mạng các xã Phước Tỉnh, Long Điền, An Ngãi và Tam An đã xây dựng căn cứ bám trụ tại đây.

– Khu căn cứ Minh Đạm đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là di tích lịch sử theo quyết định số 57/VHQĐ ngày 18 tháng 01 năm 1993.

Mắm Trí Hải

– Được thành lập 1994 dưới dạng bán lẻ chủ yếu tại chợ Châu Thành (nay là TTTM Bà Rịa).

– Do nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch từ các tỉnh, 2002 CƠ SỞ SẢN XUẤT MẮM TRÍ HẢI chính thức được thành lập,

– Nhiều sản phẩm mắm được chế biến và sản xuất như: Mắm ruốc, Nước mắm, Mắm nêm, Mắm tôm bắc, Mắm đu đủ tôm chua ngọt, Mắm cà pháo chua ngọt, Mắm cá cơm chua ngọt và nhiều loại mắm cá khác…

– Mắm Trí Hải đã vươn rộng và phủ kín thị trường các tỉnh Miền Đông, Tây Nam bộ, Tây Nguyên và TP. HCM với các đại lý, cửa hàng bán lẻ và hệ thống Siêu thị của miền Nam Việt Nam.

– 2005 MẮM TRÍ HẢI đã được người tiêu dùng biết đến khẩu hiệu “ Mắm Trí Hải – Ăn vào nhớ mãi”.

– 2007 MẮM TRÍ HẢI là thương hiệu độc quyền đi vào tiềm thức của người dân Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung.

– Nhắc đến Bà Rịa – Vũng Tàu là nhắc đến “Mắm Trí Hải”.

– Có thể nói, Mắm Trí Hải là một đặc sản mang đậm đà hương vị quê hương..

SUỐI KHOÁNG NÓNG BÌNH CHÂU

– Truyền thuyết của người Châu ro kể lại rằng:
+ Xa xưa, vùng rừng này có đôi vợ chồng sống hạnh phúc.
+ Một hôm, người chồng đi săn bị lạc giữa rừng già.
+ Vợ ở nhà nấu sẵn nồi nước sôi chờ chồng mang thịt về làm thức ăn nhưng chờ mãi, chờ mãi mà không thấy chồng về, người vợ hờn dỗi đổ nồi nước sôi xuống đất.
+ Kỳ lạ thay, dòng nước biến thành con suối nước nóng cứ ngùn ngụt bốc khói không chịu nguội đi.
+ Người vợ bỏ nhà ra cửa biển Lagi rồi hoá đá thành Hòn Bà, được người đời gọi là Bà Chúa Nước Sôi.
+ Còn dòng suối nước nóng vẫn tuôn trào mãi đến tận bây giờ với tên gọi Bình Châu, nằm gần Biển Đông

– Được phát hiện năm 1928 bởi bác sĩ người Pháp, dòng chảy trên mặt đất, xuôi theo hướng dốc tự nhiên của địa hình.

– Nước nóng với 70 điểm phun lộ thiên hình thành một hệ thống sông suối từ 37oC đến 82oC toả nhiệt quanh năm.

– Trong nguồn nước này chứa nhiều chất như silic, nitơ, lưu huỳnh, natri, clo… có tác dụng chữa bệnh.

RỪNG NGUYÊN SINH PHƯỚC BỬU

– Thuộc phía Nam Xuyên Mộc 1986 đã quyết định đưa vào danh mục rừng cấm quốc gia, diện tích 11,29 ha

– Phía Tây Nam có một vài ngọn núi: Hồng Nhung cao 118m, Hồ Linh cao 162m…

– Núi rừng đang xen cùng hệ thống hồ và bàu nước ngọt tự nhiên tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp.

– Các hồ nước: Hồ Linh, Hồ Cốc, Hồ Tràm, Hồ Núi Lo, Bàu Nhám, Bàu Bàng….

– Giữa rừng già hòa hợp cùng dòng sông Hỏa là hợp lưu của Suối Đá, Suối Sóc, Suối Cát lọt lòng trong hệ sinh rừng Xuyên Mộc, ko hợp lưu với biển.

– Có 4 kiểu rừng gồm: rừng thưa hơi khô, rừng lá dày ẩm, rừng chuyển tiếp, rừng tràm mọc ven biển.

– Hệ thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng & nhiều loài gỗ quý hiếm: gõ, cẩm lai, giáng hương, vên vên, lim…cùng một số cây thuộc họ Dầu cát, dầu mít, dầu lôn, dầu trà ban…

– Động vật ở rừng có nhiều loài như: voi, báo, khỉ, voọc, heo rừng, trâu rừng, hoẳng, cheo…
+ Chim gồm có 96 loài: cu xanh, gầm ghì, trĩ, công, hồng hoàng, gà lôi…
+ Bò sát có 33 loài: trăn, fám, kỳ đà, rùa vàng, ba ba.

– Rừng Bình Châu Phước Bửu là một quần thể cảnh quan đa dạng, một lá phổi gần biển thích hợp cho khu nghĩ dưỡng kết hợp giữa rừng & biển

 VŨNG TÀU 

du-lich-vung-tau
THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

– TPVT là TP thuộc tỉnh BRVT, ĐNB.

– VT là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa và giáo dục của tỉnh & vùng ĐNB

– 2/5/2012, tỉnh lỵ BRVT chuyển đến thành phố Bà Rịa. TPVT được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh đầu tiên Nam Bộ.

– Vũng Tàu là khu vực hậu cần của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam

– Lịch sử, Vũng Tàu là một bán đảo, từ thời chúa Nguyễn xây dựng các công trình quân sự quốc phòng và pháo đài ở nơi đây.

– Trước kia vùng đất này là một bãi lầy, nơi thuyền buôn nước ngoài thường vào trú đậu nên gọi là Vũng Tàu.

– Vũng Tàu có địa mạo là một mũi đất nhô về biển ở phía nam, địa hình thành phố là một vùng đồng bằng liền kề dưới hai ngọn núi: Núi Lớn (Tương Kỳ) cao 245m và núi Nhỏ (Tao Phùng) cao 170m.

– Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng ĐNB, Vũng Tàu có nhiều pháo đài phòng ngự thời Chúa Nguyễn & Pháp xây dựng, là miền đất giàu trầm tích văn hóa, với sự giao thoa Đông – Tây.

– Đặc biệt, TP Vũng Tàu có 16 phường và một xã. Xã duy nhất ở ngoại ô thành phố là xã đảo Long Sơn.

– Công trình kiến trúc – điểm đến nổi tiếng ở Long Sơn là Nhà Lớn, hay còn gọi là nhà thờ Đạo Ông Trần.

– Nhà Lớn do Ông Trần, tên là Lê Văn Mưu, Hà Tiên, đến đảo Long Sơn khai hoang lập nghiệp khoảng 1900 cho khởi công xây dựng từ năm 1910 đến 1929 thì hoàn thành. Đây là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng đặc sắc, đậm tính nhân văn và bản sắc Việt Nam.

– Vũng Tàu có 42km bờ biển:
+ Bãi Sau Thùy Vân 10 km phía Nam là bãi dài nhất và đẹp nhất, bãi cát trắng mịn, thẳng tắp
+ Bãi Trước Tầm Dương do nằm ở phía Tây, có thể ngắm mặt trời lặn trên biển
+ Bãi Dứa nơi biển len sâu vào bờ, tạo nên những ghềnh đá vươn dài ra biển, đồng thời tạo thành những vũng tắm kín đáo, thơ mộng.
+ Bãi Dâu một bãi biển kín gió với nhiều ghềnh đá kỳ thú, thơ mộng + Bãi Vọng Nguyệt, một bãi tắm còn hoang sơ nằm dưới chân Núi Nhỏ, ba bề là vách đá cheo leo hùng vĩ, dành cho những người thích khám phá, trải nghiệm…

VŨNG TÀU & TÊN GỌI

– Vũng Tàu từng có tên là Tam Thắng để ghi lại sự kiện thành lập ba làng đầu tiên ở đây: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam.

– Chữ tam Thắng là biến âm của Tam Thoàn ( tức Tam Thuyền ).

– Đây là ba chiếc thuyền do ba viên đội chỉ huy bảo vệ bà con đường thuỷ vào Gia Định chống lại bọn cướp biển.

– Vào 1822 vua Minh mạng ban thưởng phẩm hàm và cấp đất cho họ khai khẩn lập làng làm ăn sinh sống.
– Đội thuyền thứ nhất do ông Phạm Đăng Dinh chỉ huy lập nên làng Thắng Nhất

– Đội thuyền thứ hai do ông Lê Văn Lộc chỉ huy lập nên làng Thắng Nhì

– Đội thuyền thứ ba do ông Ngô văn Huyền chỉ huy lập nên làng Thắng Tam.

– Phía Bắc mũi đất ôm giếng Ngọc, phía nam nối tiếp tới ghềnh Rái và che chở cho biển Cần Giờ một vịnh lớn được hình thành bởi các dòng sông, chảy ra biển, là chố yên ổn cho tàu thuyền trú ngụ…”.

– Hẳn do địa hình như vậy nên Vũng Tàu còn có một cái tên khác là Thuyền áo ( áo của Thuyền ).

– Trong bản đồ dinh Trấn Biên của các chúa Nguyễn XVII của cuốn Biên Hoà Lược sử toàn biên, Vũng Tàu ngày nay đã được ghi là Thuyền áo.

– Đầu XVI trên bản đồ thế giới, Vũng Tàu có tên là : Cinco Chagas Veirdareiras ( Năm vết thương của chúa cứu thế ), sở dĩ họ gọi như vậy vì nơi đây có năm ngọn núi, người đi biển dễ nhận thấy từ ngoài xa, biểu tượng của niềm vui, của sự cứu giúp đối với họ.

– Theo nhà văn Nguyễn Tuân, trong thời Pháp thuộc Vũng Tàu có một cái tên khác là Ô Cấp hoặc Cấp. Ô Cấp là phiên âm của tiếng Pháp au Cap trong câu Aller au Cap (đi ra mũi đất).

– Ô Cấp lúc đầu dùng để chỉ cả vùng đất Vũng Tàu. Khi nói đến Vũng Tàu hay Ô Cấp, nếu để ý đến ngữ nghĩa của các từ sẽ thấy Vũng Tàu không giống như Ô Cấp, bởi Vũng Tàu là vùng nước sâu để cho thuyền đậu, còn Ô Cấp là mũi đất chạy nhô ra biển.

– Nhưng chúng đều được dùng chung để chỉ một vùng đất vùng biển. Ở đây khác nhau chỉ là cách đặt tên thao mũi đất chỗ lồi hướng ra biển, người phương Đông đặt tên theo vũng chỗ lõm (hướng vào đất liền), thể hiện một tâm lý nào đó về cách nhìn ra thế giới bên ngoài.

doi-cat-nam-cuong-ninh-thuan
Bạch Dinh

– Được xây từ 1898 – 1916, nằm trên sườn Núi Lớn ở độ cao 27,7m phía trước là biển, sau lưng là núi, và màu xanh của rừng Sứ và rừng Tỵ.

– Bạch Dinh trước khi được xây dựng ở đó là vùng đất Minh Mạng thứ 20 nhà Nguyễn xây pháo đài Phước Thắng để kiểm soát cửa biển Cần Giờ.

– Bạch Dinh là một dấu tích đáng nhớ trong lịch, nổ phát súng đầu tiên ở pháo đài này để cản bước tiến của quân Pháp bằng đường biển và thành công trong một ngày đêm. Nhưng sau đó vào năm 1898 Pháp cho san bằng pháo đài và xây Bạch Dinh ngày nay.

– Nơi đây từng là nơi giam lỏng vua Thành Thái, là nơi nghỉ mát của vua Bảo Đại trong những lần cùng gia quyến ra thăm Vũng Tàu, cũng từng là nơi ở của các Tổng thống chế độ Cộng hòa.

– Để xây nên Bạch Dinh đã có 800 người tù khổ sai xây dinh ròng rã suốt 10 năm.

– Bạch Dinh khang trang đẹp đẽ tráng lệ ngày nay có lẽ là Cửu Trùng Đài thứ 2, một Vạn Lý Trường Thành thứ 2 mà Pháp đã xây ở Việt Nam.

– Kiến trúc của Bạch Dinh vô cùng hiện đại của kiến trúc Pháp một trong những kiến trúc nổi tiếng thế giới có một ấn tượng rất khác.

– Bạch Dinh có 2 lối vào
+ Một lối dành cho xe ô tô
+ Một lối dành cho người đi bộ.

– Dinh có 3 tầng: tầng hầm dùng để nấu nướng, tầng trệt để tiếp khách, tầng lầu dùng để nghỉ ngơi.

– Toàn bộ tòa nhà được sơn màu trắng, có ngói đỏ tươi và được trang trí những mảng viền mỹ thuật tinh tế

Tượng Chúa Ki Tô / Giang Tay

– Xây dựng 1972 nhưng công trình bị bỏ dở, bức tượng mới chỉ xong phần xây lắp thô ở bên trong và hoàn thiện về cơ bản ở bên ngoài, đường lên chưa có.

– 1992 UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có quyết định cho xây dựng tiếp công trình và hoàn tất 1994.

– Được xây trên đỉnh núi Nhỏ, cao 32m, hai cánh tay dang rộng 18,4m.

– Phía trong bụng Tượng Chúa có cầu thang xoắn ốc bằng đá mài 133 bậc từ chân đến tận cổ tượng chúa & hai ống tay Chúa. Mỗi cánh tay cùng một lúc có thể chứa được từ 4 đến 5 người đứng ngắm toàn cảnh thành phố biển Vũng Tàu. Bàn tay tượng dài 2,2 mét. Ngón tay tượng dài 1,1 mét. Bàn chân tượng rộng 1,1 mét.

– Trên đỉnh đầu tượng Chúa có 9 tia sáng hào quang chính là hệ thống thu lôi được nối liền từ tay tượng dẫn xuống hầm hợp chất than, cát, muối để chống sét.

– Dưới chân tượng trong gian phòng rộng có trưng bày những bức tranh, ảnh nói lại quá trình xây dựng tượng đài khổng lồ này.

– Đường dốc bậc thang sạch đẹp, uốn lượn trông xa như Vạn Lý trường thành ở Trung Quốc.

– Kiến thức mang tính nghệ thuật văn hóa dân tộc, được làm bằng bàn tay lao động của con người, không sử dụng cơ giới.

Pháo Núi Nhỏ

– Dưới chân tượng Chúa Kitô, có hai cổ pháo khổng lồ, một trong số 11 đại pháo của trận địa pháo cổ núi Nhỏ.

– Là một trong ba trận địa, tạo thành tuyến phòng thủ Vũng Tàu của người Pháp xây dựng cuối thế kỷ XIX và được bổ sung thay thế một số vào đầu thế kỷ XX.

– Địa pháo phía Nam núi Nhỏ có chức năng là cốt tiền tiêu, là mặt trước của cữa ngõ & được cấu trúc bố phòng các trận địa pháo.

– Trận địa pháo núi Nhỏ được bố trí thành ba cụm theo thế vòng cung bao quát cả biển phía đông và nam Vũng Tàu.

* Cụm thứ nhất

+ Ngay dưới chân tượng Chúa Kitô, gồm ba khẩu ở độ cao trung bình 136m so với mặt nước biển

+ Ba cổ pháo ở cụm thứ nhất có cùng kiểu dáng, cấu tạo và cở đạn là 240mm, nòng dài 12,33m.

+ Trên thân các cổ pháo đều co ghi ký hiệu, kích cở nòng súng, kiểu dáng và năm sản xuất, trọng lượng của pháo và phân hiệu của đội.

+ Mỗi cổ đều được đặt trong một công sự đào sâu dưới mặt đất hình tròn, có đường kính 10,5m.

+ Nhờ hệ thống bánh răng cưa gắn với hệ cố định, các cổ pháo này có thể quay tròn mọi hướng và có thể nâng cao hay hạ thấp.

+ Các cổ pháo liên hệ với nhau bằng hệ thống giao thông hào và hầm trú ẩn, chứng tỏ đây là một trận địa pháo thường trực.

* Cụm thứ hai nằm cách cụm pháo thứ nhất chừng 300m về phía bắc.

+ Gồm năm khẩu, độ cao trung bình là 91m so với mực nước biển, kiểu dáng & cấu tạo và cở đạn là 300mm.

+ Trên thân các phóa đều có ghi các ký hiệu về cở đạn, kiểu dáng, năm sản xuất, trọng lượng và phân hiệu khẩu đội.

+ Năm cổ pháo này được bố trí thành hai ụ cách nhau chừng 20m.

+ Hai ụ pháo này được đặt trong công sự hình chữ nhật sâu dưới mặt đất.

+ Ụ thứ nhất gồm 3 khẩu

+ Ụ thứ hai gồm hai khẩu

+ Trên thực tế du khách chỉ thấy còn 4 khẩu ở cả hai ụ. Một khẩu chỉ còn lại mâm pháo do súng được chuyển về trưng bày trong bộ sưu tập súng cổ ở sân Bạch Dinh).

+ Tính năng chiến đấu như cụm thứ nhất, chủ động tầm hướng nhờ hệ thống răng cưa.

+ Phía sau các công sự hình chữ nhật làm nơi đặt pháo là các hầm trú ẩn và giao thông hào.

+ Ở mỗi ụ, hầm trú ẩn mở rộng tới 100m, được chia thành nhiều phòng, vừa dùng làm nơi chứa đạn, vừa là chổ sinh hoạt của pháo thủ.

* Cụm thứ ba cách cụm thứ hai 300m, cách cụm thứ nhất 650m.

+ Gồm ba khẩu, ở độ cao trung bình khoảng 90m so với mực nước biển, cở đạn bằng nhau là 140mm

+ Trên thân pháo đều ghi các thông số cần thiết.

+ Cụm pháo thứ nhất & thứ hai được thay thế mới thế kỷ 20, Cụm thứ ba giữa thế kỷ 19. Vì vậy, chúng bị hoen rỉ, hư hỏng nặng. Các thông số bị mài mòn, chỉ có thể đọc đầy đủ nhờ ghép các chi tiết khẩu này với khẩu kia.

+ Ba cổ pháo được đặt riêng biệt trong ba công sự hình tròn, cách đều nhau 27m.

+ Được nối với nhau bằng hệ thống giao thông hào và hầm trú ẩn.

+ Tính năng chiến đấu, các đại bác 140mm cũng có ưu điểm như các cổ 240mm và 300mm.

Thích Ca Phật Đài

– Di tích kiến trúc Phật giáo của phái Nam tông, xây dựng 1957 bởi ông Lê Quang Vinh – quan phủ thời Pháp thuộc, ông bất mãn với chế độ nên đã bỏ lên đây dựng chùa để tu hành. Lúc xưa, có tên là Thiền Lâm Tự.

– 1962 Thiền Lâm Tự có khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời, giao thông thuận tiên cho chư tăng, phật tử và khách tứ phương đến hành hương, nên Giáo hội Phật giáo quyết định lập đồ án xây dựng Thiền Lâm Tự thành Thích Ca Phật Đài với quy mô rộng lớn.

– 1989 Phật Đài đc công nhận là DTLSCQG.

– Chùa Phật Đài nằm trên sườn núi phía bắc của núi Lớn, khuôn viên rộng khoảng 5 hecta bao gồm một quần thể chùa và các tượng Đức Phật. Công trình được chia thành 3 cấp theo hình tháp cao dần từ 3m đến 29m so với mực nước biển.

– Ngôi Bảo Tháp là nơi tưởng niệm nhà sư Giác Pháp Lê Quang Vinh khai sơn Thiên Lâm Tự và khu Vườn tượng với nhiều công trình điêu khắc dựa theo sự tích về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca, từ khi ra đời đến khi nhập cõi Niết Bàn.

– Tượng Đức Phật Đản Sinh: du khách nhìn thấy hình ảnh một chú bé đứng trên tòa sen, một tay chỉ trời và một tay chỉ đất. Bức tượng này diễn tả lại câu chuyện Đức Phật lúc mới chào đời, ông đã vùng dậy và bước đi 7 bước, mỗi bước đi đều xuất hiện 1 bông sen đỡ lấy bàn chân. Ông đứng trên bông sen thứ 7 và chỉ 1 tay lên trời, một tay xuống đất với y nghĩa: “Thiên thượng thiên ha hạ duy ngã độc tôn”. Tức là giữa trời giữa đất có một mình ta cao nhất.

– Tượng cát tóc đi tu: tái hiện hình ảnh Đức Phật trải qua 4 lần ra khỏi hoàng thành bằng 4 cửa khác nhau, chứng kiến 4 cảnh tượng: sự chào đời của một đứa bé, một bà già lụ khụ đi xin ăn, một người bệnh và cuối cùng là một đám ma. Từ đó, ông đã hiểu rõ được bức tranh toàn cảnh về con người từ lúc sinh ra đến lúc chết đi và quyết định dùng kiếm cắt tóc mình.

– Tượng Kim Thân Phật Tổ: tái hiện ảnh Đức Phật khi tu luyện và đắc đạo.

– Tượng Phật Nằm: Tượng dài 12,2m quay mặt về hướng Tây, phía trước có 4 tượng Tỳ kheo chắp tay cung kính, phía sau có 5 tượng Tỳ kheo ngồi chắp tay hướng về Đức Phật.

– Tháp xá lỵ bát giác:
+ Cao 19m, bên trên có 13 viên Xá Lợi Đức Phật, được đựng trong một hộp bằng vàng.
+ Dưới chân tháp có khắc: “Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
+ Dưới bốn cạnh chân Bảo tháp đặt bốn cái đỉnh lớn bên trong chứa bốn nắm đất thiêng được thỉnh từ 4 nơi ở Ấn Độ là: nơi Ngài Đản sanh, Ngài thành đạo, nơi Ngài truyền đạo và nơi Ngài nhập Niết Bàn.

– Bên cạnh những tượng Phật đã kể trên, trong nhóm còn có: vườn Lộc Giả, Tượng voi và khỉ dâng hoa cho đức Phật…
.

Niết Bàn Tịnh Xá

– Chùa Phật Nằm, được Thích Thiện Huê xây dựng từ 1969 – 1974 trên triền núi Nhỏ , ở trung tâm Bãi Dứa, phía sau là rừng cây sala rộng lớn, phía trước là biển cả mênh mông.

– Diện tích gần 10.000m2. Cổng chính nổi bật với 4 chữ đại tự “Niết Bàn Tịnh Xá”, hai bên là hai câu đối.

– Phía trong là hai pho tượng ông Thiện và ông Ác cao lớn đứng trông cửa. Bên phải cổng có một bức phù điêu cao 4m, rộng 2m chạm hình long mã.

– Trước chánh điện là một cột cờ cao 21m, được làm thành 42 bậc biểu tượng cho 42 trang kinh phật đầu tiên được lưu truyền vào Việt Nam vào thế kỷ thứ II, trên có ba nhánh búp sen toả đều ra ba hướng.

– Lư đồng Tứ Linh “Long, Ly, Quy, Phụng” có kích thước lớn, được trang trí khéo léo, công phu là báu vật của chùa.

– Chánh điện Tịnh Xá được đặt ở lầu 1, đi qua 37 bậc tam cấp có lối rộng chừng 2m. Bên phải ngay lối lên là hòn non bộ và lầu trống có Phật Di Lặc ngồi trên cao. Chính giữa là tượng hộ pháp Di Đà Lặc ngồi trên cao.

– Trong điện phật tôn trí một pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn lớn dài 12m, nằm nghiêng, mặt hướng Tây, đầu quay về hướng Bắc, gối lên tay phải, chân duỗi thẳng hướng Nam.

– Phía sau chính điện là Trai đường của Chư Tăng. Trong phòng có treo 34 bức ảnh diễn tả lại cuộc đời Đức Phật từ khi sinh ra đến khi các đệ tử chia nhau Xá lợi.

– Khu phía trên là điện thờ Phật Tổ. Ở đây bài trí ba bức tượng Phật Thích Ca ngồi thiền rất lớn, theo thế đối xứng. Tầng trên là một mặt bằng rộng, thoáng đạt, gió mát, ngắm cảnh bờ biển Bãi Dứa.

– Khoảng sân vãn cảnh lầu 3 có nhiều cây cảnh, đặc biệt là có thuyền Bát Nhã, với ý nghĩa “thuyền Phật độ chúng sinh qua giác mạn”. Thuyền Bát Nhã tượng trưng cho trí tuệ Phật giáo.

– Phía sau thuyền Bát Nhã là điện thờ Phật Quan Âm Bồ Tát.

– Lầu chuông vuông vức, bốn mái uốn cong, đầu đao có đắp nổi hình rồng, bên trong có đặt một quả chuông lớn cao 2,8m, chu vi 3,8m, nặng 3500kg, có tiếng chuông vang xa nhất.

zalo-le-toan-song

♥ Follow LÊ TOÀN SONG

♥ Ủng hộ tác giả soạn bài thuyết minh

Bằng cách DONATE 1 ly CAFFE qua 💸 MOMO O86 79 22 247 LE TOAN SONG hoặc Zalopay O86 79 22 247. Cám ơn các bạn!

 BÀI THUYẾT MINH KHÁC

 

Bạn muốn kết nối LE TOAN SONG Ngay!

Contact

Tại 145/6 Đường Số 1, Phường 4, Gò Vấp, HCM

Support 24/7

Hotline/Zalo 086 79 22 247 & 094 668 9939 để kết nối

Share This
0867922247
icons8-exercise-96 chat-active-icon