Tuyến Sài Gòn – Long Thành – Lagi – Mũi Né

 SÀI GÒN - Vinhomes - Thủ Đức

doi-cat-nam-cuong-ninh-thuan
Vinhomes Central Park

- Là dự án lớn đầu tiên của Vingroup tại TPHCM, lấy cảm hứng từ khu Central Park New York nổi tiếng thế giới.

- Vị trí trung tâm TP, nằm trong khuôn viên khu Tân Cảng:

+ Mặt tiền trải dài hơn 1km bên bờ sông Sài Gòn

+ 2 phút đến tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên

+ 3 phút đến khu đô thị mới Thủ Thiêm

+ 4 phút đến trung tâm Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh

- Hội tụ những tiện ích vượt trội, môi trường sống trong lành, dịch vụ gia đình tiêu chuẩn 5 sao và một cộng đồng nhân văn, thịnh vượng.

- Tổng diện tích: 43,91 ha

- Mật độ xây dựng toàn khu: Khoảng 16%

- Diện tích cây xanh: 13,8 ha

- Dự kiến hoàn thành tổng thể 2017 theo cấu trúc:

+ Khu căn hộ hiện đại & cao cấp: Bao gồm căn hộ và officetel (từ 1 – 4 phòng ngủ)/ căn hộ thông tầng duplex/penthouse

+ Hơn 70 biệt thự (3,65 ha)

+ Trung tâm thương mại Vincom Center (59.000m2)

Thành Phố Thủ Đức

- Địa danh Thủ Đức là tên hiệu của ông Tạ Dương Minh ( Tạ Huy).

- Ông là người Hoa nằm trong phong trào "phản Thanh phục Minh", bị truy đuổi phải di cư sang Việt Nam và thần phục nhà Nguyễn.

- Ông có công lao với vùng đất này thời mới khai hoang lập ấp 1679 –1725

- Thời Chúa Nguyễn Thủ Đức thuộc phủ Phước Long, dựng dinh Trấn Biên ( Biên Hòa )

- Thời Pháp thuộc Thủ Đức cùng với Nhà Bè, Gò Vấp, Hóc Môn được chia thành bốn quận tỉnh Gia Định.
+ Quận Thủ Đức có 6 tổng với 43 làng

- Thời Việt Nam Cộng Hòa 1955 đến 1975 ban đầu 19 xã dần về sau cho các năm tách nhập trả Dĩ An, Đô thành Sài Gòn còn 15 xã.

- Sau 1975 đến1997 thiết lập Thủ Đức thành huyện và Quận 9 bị giải thể, nhập vào huyện Thủ Đức thuộc thành phố Sài Gòn Gia Định.

- 1997 đến 2020 giải thể huyện Thủ Đức để thành lập 3 quận mới là quận Thủ Đức, Quận 2 và Quận 9

- 2020 đến 2021 sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại hình thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

 ĐỒNG NAI

du-lich-mui-ne
Cao Tốc Long Thành – Dầu Giây

- 8/2/2015 cao tốc Long Thành - Dầu Giây đã chính thức thông xe với 55 km, tốc độ tối đa 120 km/h.

- Rút ngắn TPHCM - Dầu Giây 3h xuống 1h, tiết kiệm được 20km.

- HCM đến Vũng Tàu chỉ còn 1h30, trước kia 3h.

- Từ Hồ Chí Minh

  • Đầu cao tốc ngã ba Mai Chí Thọ. Từ hầm Thủ Thiêm đi thẳng qua ngã tư Đồng Văn Cống khoảng 1 km là rẽ phải vào cao tốc.
  • Từ hướng cầu Sài Gòn đi đến TT-TM Parkson Cantavil An Phú rẽ phải vào Mai Chí Thọ, đến ngã ba rẽ trái vào cao tốc.
  • Từ Nguyễn Văn Linh chạy cầu Phú Mỹ và đi thẳng khu vực Vành Đai 2. Tại đây gặp nút giao nối vào đường cao tốc rồi rẽ phải.

- Toàn bộ đoạn đường cao tốc có hai trạm thu phí, 1 trạm dưới chân cầu Long Thành và 1 trạm ở Dầu Giây.

- Tất cả các xe ô tô có đủ điều kiện kỹ thuật để chạy, bao gồm cả xe container kéo rơ-móoc, xe buýt 50 chỗ đều có thể đi được đường cao tốc.

Tổng Quan Về Đồng Nai

- Là dự án lớn đầu tiên của Vingroup tại TPHCM, lấy cảm hứng từ khu Central Park New York nổi tiếng thế giới.

- Vị trí trung tâm TP, nằm trong khuôn viên khu Tân Cảng:

+ Mặt tiền trải dài hơn 1km bên bờ sông Sài Gòn

+ 2 phút đến tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên

+ 3 phút đến khu đô thị mới Thủ Thiêm

+ 4 phút đến trung tâm Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh

- Hội tụ những tiện ích vượt trội, môi trường sống trong lành, dịch vụ gia đình tiêu chuẩn 5 sao và một cộng đồng nhân văn, thịnh vượng.

- Tổng diện tích: 43,91 ha

- Mật độ xây dựng toàn khu: Khoảng 16%

- Diện tích cây xanh: 13,8 ha

- Dự kiến hoàn thành tổng thể 2017 theo cấu trúc:

+ Khu căn hộ hiện đại & cao cấp: Bao gồm căn hộ và officetel (từ 1 – 4 phòng ngủ)/ căn hộ thông tầng duplex/penthouse

+ Hơn 70 biệt thự (3,65 ha)

+ Trung tâm thương mại Vincom Center (59.000m2)

QL 51

- QL 51 khởi đầu tại thành phố Biên Hòa và kết thúc tại thành phố Vũng Tàu

- QL 51 trước năm 1975 được gọi là QL 15, tổng chiều dài 86 km

- QL 51 mở thêm 2 đường về phía đông lần lượt là 51B và 51C.

- 2009 đã chính thức khởi công dự án mở rộng Quốc lộ 51 lên đến 8 làn xe, tổng mức đầu tư lên đến 3.200 tỷ đồng VND.

NÔNG TRƯỜNG CAO SU LONG THÀNH

- Xây dựng 1928 do một nhà tư sản Pháp bỏ vốn đầu tư và để cho quản lý

- Đến 1930 đồn điện được bán cho công ty Sip

- 1975 nông trường diện tích 1400ha, mở rộng diện tích lên đến 3200ha nằm trải rộng trên 8 xã từ xã Long Phước đến Phước Thái.

- 1994 nông trường Công Ty Cao Su Miền Nam

BÒ SỮA LONG THÀNH

- LOTHAMILK nền tảng 23 năm phát triển sữa tươi thanh trùng. Sữa tươi được vắt ra từ vú của bò cái khỏe mạnh và nuôi dưỡng tốt.

- Kiểm tra theo các tiêu chuẩn lý, hóa một cách nghiêm ngặt và bảo quản tốt trước khi đưa vào sản xuất.

- Sữa LOTHAMILK với nguồn gốc sữa tươi nguyên chất 100% được chế biến trên dây chuyền khép kín của Thụy Điển.

- Với hệ thống dây chuyền này, sữa tươi được xử lý nhiệt ở 86oC trong 15 giây.

- Thời gian xử lý nhiệt ngắn nên tiêu diệt được hầu hết hệ vi sinh vật gây bệnh, nhưng không làm thay đổi thành phần sinh hóa như enzym và vitamin của sữa.

- Do vậy sữa phải được làm lạnh nhanh xuống 3oC đến 4oC sau khi chế biến đóng hộp.

- Luôn luôn bảo quản lạnh dưới 4oC trong thời gian sử dụng 7 đến 10 ngày để khống chế sự phát triển của chúng.

Ngã Tư (Ngã Ba) Dầu Giây

Thuộc huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Có 2 giả thuyết phổ biến về tên gọi Dầu Giây

+ Xưa kia, vùng này có rất nhiều cây Dầu, trên thân của nó có nhiều dây leo chằng chịt. Người địa phương theo thời gian phát âm trại đi "Dây" thành "Giây", lâu ngày thành tên.

+ 1954 giáo dân từ miền Bắc di cư vào miền Nam, đã an cư lạc nghiệp ở nơi này & trồng rất nhiều cây trầu dây nhưng người Hà Nam Ninh phát âm "tr" thành "d, gi", do vậy "trầu dây" đọc thành "dầu giây"..

CÂY CAO SU

- Cây Cao Su có tên khoa học là Havea, xuất xứ từ cây rừng hoang dại nhiệt đới, nguồn gốc từ Châu Mỹ La Tinh.

- Và thập niên 40 thế kỷ 18 đoàn thám hiểm Châu Âu du khảo đế miền Nam sông Amazone. Họ bắt gặp được thổ dân người Maina lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè.

- Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là "Nước mắt của cây" (cao là gỗ, Uchouk là chảy ra hay khóc).

- Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài Gòn thập niên 70 thế kỷ 19 nhưng không sống.

- Đến thập niên 90 thế kỷ 19, 2000 hạt cao su từ Indonesia được nhập vào Việt Nam. Trong 1600 cây sống

+ 1000 cây được giao cho trạm thực vật Bến Cát, Bình Dương

+ 200 cây giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu, Nha Trang

- Đánh dầu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Một số đồn điền cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập.

- Thân gỗ to, cao trung bình hơn 30m, nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây.

- Các mạch này tạo thành xoắn ốc theo thân cây theo hướng tay phải, tạo thành một góc khoảng 30 độ với mặt phẳng.

- Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa m

- Các vết rạch vuông góc với mạch nhựa mủ, với độ sâu vừa phải sao cho có thể làm nhựa mủ chảy ra mà không gây tổn hại cho sự phát triển của cây, và nhựa mủ được thu thập trong các thùng nhỏ.

- Sản lượng mủ cao su phụ thuộc vào giống, địa điểm trồng, bên cạnh đó là chế độ cạo.

- Chu kỳ khai thác của cây cao su thường từ 20 đến 25 năm.

- Thường được thu hoạch 9 tháng, 3 tháng còn lại không được thu hoạch vì đây là thời gian cây thay lá.

- Thường chu kỳ cạo bắt đầu vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 1 năm sau.

- Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm.

- Bình thường bắt đầu cạo mủ khi chu vi thân cây khoảng 50 cm.

- Cạo mủ từ trái sang phải, ngược với mạch mủ cao su.

- Độ dốc của vết cạo từ 20 đến 350, vết cạo không sâu quá 1,5 cm và không được chạm vào tầng sinh gỗ làm vỏ cây không thể tái sinh.

- Khi cạo lần sau phải bốc thật sạch mủ đã đông lại ở vết cạo trước.

- Thời gian thích hợp nhất cho việc cạo mủ trước 7 giờ sáng.

RỪNG CÂY GIÁ TỴ

+ Dọc hai bên đường chúng ta thấy trồng rất nhiều cây Giá Tỵ, thân thẳng lá rộng (40-50cm)Vỏ trắng, gốc có nhiều khía cạnh, hoa có chùm màu trắng thường gặp ở Lào Miến Điện, miền Bắc Thái Lan.

+ Được trồng năm 1958 do bà Trần Lệ xuân vợ Ngô Đình Nhu Diện tích 165 ha, hiện là nơi cung cấp giống cho cả nước.

+ Thân cây thường được dùng trong những nghành gỗ công nghiệp, trang trí ... do tính chất gỗ nhẹ, nhiều sớ, ít bị co giãn

+ Lá, hạt dùng làm lá xông tắm trị bệnh ngoài da, thuốc lợi tiểu. Bông sử dụng làm thuốc hạ nhiệt.

+ Cây giá tỵ 80 năm mới thu hoạch. Diện tích cả nước 4.670ha.

ĐÁ CHỒNG ĐỊNH QUÁN

- Là một quần thể di tích thắng cảnh tại thị trấn Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

- Ba hòn đá chồng lên nhau với chiều cao 36m, nằm chênh vênh ngay bên cạnh quốc lộ 20, cảnh tượng hùng vĩ & cuốn hút.

- Ai đã từng một lần nhìn thấy hòn đá này đều có chung cảm giác đó là "không an toàn".

- Đá 3 chồng quần thể thuộc di chỉ văn hóa Óc Eo Phù Nam ở thềm cao nguyên Đông Nam Bộ.

- Những khối đá hoa cương này trước đây nằm trong lòng đất

- Sau đó do quá trình kiến tạo những mạch đá nằm bên trong bị đứt gãy.

- Vì vậy nước mưa có thể thấm sâu vào những khe nứt, làm tác dần chúng ra, phần lớp mặt theo thời gian bị bóc mòn dần và lộ ra những nhân đá bên trong.

- Để những khối đá có bề mặt tròn trịa như vậy chứng tỏ trải qua thời gian rất dài hàng triệu năm.

Thành phố Long Khánh

Đang cập nhật

Trái cây đặc sản Long Khánh

Đang cập nhật

Núi Chứa Chan Xuân Lộc

Đang cập nhật

 BÌNH THUẬN – LAGI – MŨI NÉ

cham-binh-thuan
Tổng Quan Bình Thuận

– Giữa TK 17 Bình Thuận là một vùng đất còn hoang sơ, nhưng qua những lần theo đàn cá vụ Nam, ngư dân miền Bắc mới phát hiện đây là một vùng biển giàu hải sản, mưa thuận gió hòa.
– Cuối TK 17 đuợc sự khuyến khích của Chúa Nguyễn cư dân người Việt di dân ngày càng đông, khai phá biến đất hoang sình lầy thành đồng ruộng, xóm làng vạn chài…

– Tên gọi Bình Thuận bắt nguồn từ tên gọi tắt của từ Bình yên Thuận hòa có nghĩa là sự bình yên và thuận hòa của một vùng đất.

– Thời Chúa Nguyễn nam tiến vùng đất Chiêm Thành đặt tên Thuận Thành trấn, về sau lập Bình Thuận phủ.

+ Đến đời vua Gia Long đổi thành Bình Thuận Dinh

+ Đến vua Minh Mạng Bình Thuận được đặt thành tỉnh.

– Thời Pháp thuộc sáp nhập Bình Thuận vào Nam Kỳ.

– Thời Việt Nam Cộng Hòa Bình Thuận sáp nhập với Ninh Thuận thành tỉnh Thuận Hải

– 1992 tỉnh Thuận Hải được chia thành 2 tỉnh mới lấy tên là Ninh Thuận và Bình Thuận

– 1999 chuyển thị xã Phan Thiết thành thành phố Phan Thiết

– 2005 thành lập thị xã La Gi, Bình Thuận có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện như hiện nay.

– Diện tích hơn 7.900 km² / Dân số 2021là 1.250tr người, gồm người Việt, Chăm, Hoa… trong đó người Việt chiếm 93%.

– Tỉnh có 192km đường bờ biển, Phú Quý là đảo lớn nhất, diện tích 2.300ha.

– Khí hậu khắc nghiệt nhất Việt Nam, nhiệt độ trung bình năm 27oC, lượng mưa 800mm/năm.

– 1 Thành phố Phan Thiết, 1 Thị xã La Gi, 8 Huyện

– Ngư trường Bình Thuận là một trong những ngư trường lớn với hải sản đánh bắt hàng năm đạt khoảng 120.000 tấn/năm.

– Sông ngòi Bình Thuận đều ngắn, lượng nước không điều hòa:

+ Mùa mưa thì nước sông chảy mạnh

+ Mùa nắng làm sông bị khô hạn.

+ Tỉnh có 6 sông lớn là sông Lũy, sông Lòng Sông, sông Cái và Sông Cà Ty, sông La Ngà, sông Phan

Kỷ Lục Của Bình Thuận

1/ Có diện tích trồng thanh long nhiều nhất VN

2/ Có nhiều resort – hotel nằm dọc biển nhiều nhất Việt Nam

3/ Phan Thiết có thương hiệu sản xuất nước mắm đầu tiên tại VN

4/ Chùa Phật Quang Phan Thiết – Ngôi chùa có mõ gia trì bằng gỗ lớn nhất VN

5/ Đồi cát Mũi Né – đồi cát thay đổi hình dạng tự nhiên nhiều nhất VN 6/ Bãi đá có hình dạng và màu sắc nhiều nhất VN – bãi đá Cổ Thạch

6/ Công ty cổ phần nước Khoáng Vĩnh Hảo – “Doanh nghiệp đầu tiên nuôi trồng tảo ở VN”
7/ Lễ hội nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân lớn nhất VN của cộng đồng người Hoa ở TP. Phan Thiết
8/ “Rồng Xanh dài nhất VN”- con rồng có chiều dài 49 mét, màu xanh lá cây, được làm cách đây hơn 100 năm.

Truyền thuyết về Thầy Thím

– Dinh Thầy Thím thuộc làng Tam Tân cũ, xã Tân Hải, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.

– Nằm giữa vùng rừng hẻo lánh, trên một bãi cát trắng cách biển 2km. Dinh Thầy Thím được xây dựng 1879 vào thời Tự Đức và được tôn tạo nhiều lần 1915-1924-1988.

– Hàng năm ngày 15/9 âm lịch là ngày lễ lớn Dinh Thầy Thím. Dinh Thầy Thím được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa vào năm 1994.

– Tương truyền thầy tên là Tánh, người phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thầy sinh năm 1803, năm Gia Long thứ ha, nhà nghèo lận đận trong thi cử nên tầm sư học đạo, có phép thuật cao cường.

– Vào một năm quê hương thấy nắng hạn đồng khô cỏ cháy Thầy đã đăng đàn cầu mưa, trời mưa đã làm xóm làng hồi sinh.

– Theo truyền thuyết làng của thầy rất nghèo, dân làng ước mơ có một ngôi đình làng.

– Vào một đêm mưa to gió lớn, sáng ra mọi người thấy cái Đình Bát Nhị đã thay thế vị trí ngôi làng Qua La.

– Quan làng hay tin bắt thầy giải lên công đường. Thầy bị xử án tử, trước khi bị án tử thầy xin một tấm vải điều, Thầy niệm chú vẽ hình con rồng trên vải, Thầy bảo Thím cùng ngồi trên tấm vải cùng thầy.

– Thầy chấm thêm một đôi mắt vào rồng thì tự nhiên rồng bay lên chở Thầy Thím về phương Nam trước sự kinh hoàng của dân làng.

– Khi đến Tam Tần, Thím trọ nhà ông Hộ Hai. Thầy dùng bùa phép, Thím hái thuốc chửa bệnh cho dân làng.

– Thầy Thím qua đời lúc 77 tuổi.

– Theo truyền thuyết Dinh Thầy quay về hướng Đông nhưng qua một đêm thì quay về hướng Nam, người làng cho là ý Thầy.

NGƯỜI CHĂM Ở BÌNH THUẬN

– Cộng đồng người Chăm đã gắn bó với vùng đất Bình Thuận qua nhiều thế kỷ.

– Tổng đồng bào Chăm hơn 41.000, trong đó gần 26.000 người theo đạo Bàlamôn và hơn 15.000 người theo Hồi giáo Bàni.

SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ CHĂMPA

- Người Chăm phân bố ven biển Nam Trung Bộ, tập trung nhiều ở Phan Rang, Phan Thiết và một bộ phận ở An Giang.

- Vương quốc Chăm ra đời cuối thế kỉ thứ II, gồm 2 bộ phận Chăm.
+ Phía Nam từ Phú Yên trở vào gọi là Nam Chăm.
+ Phía Bắc từ Bình định trở ra, thuộc tiểu quốc Lâm Ấp gọi là Bắc Chăm.

- Giữa thế kỷ IV Phạm Phật có công thống nhất Nam Chăm và Bắc Chăm lập ra vương quốc Chăm Pa
+ Chăm Pa tên gọi này có thể chỉ một loài hoa mà ta thường gọi là hoa Đại, hoa Sứ
+ Tên nhân vua Phạm Phật có thể gọi là Vua Bhadravarman được biết đến đầu tiên trong các bia kí để lại.

* Các Vương Triều Chính

- Từ đầu thế kỉ thứ VI đến năm 731.
+ Đây là thời kì cực thịnh của vương quốc Champa
+ Trải qua chín đời Vua và chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ giáo và văn hóa Ấn Độ
+ Kinh đô lúc này là Trà Kiệu, gọi là thành Sư Tử thuộc huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, cách Thánh Địa Mỹ Sơn 28km về phía Tây

- Từ 731 đến giữa thế kỉ thứ IX Bắc Chăm nhiều biến động nên trung tâm Chămpa chuyển về Khánh Hòa, tháp bà Ponagar có 6 đời vua.

- Từ giữa Thế kỉ thứ IX đến thế kỉ thứ X có 9 đời vua
+ Kinh đô Chămpa chuyển ra phía Bắc và xây dựng tại làng Đồng dương, bên bờ sông Ly Ly, một nhánh của sông Thu Bồn
+ Cách cố đô Trà Kiệu 15km về phía Nam.
+ Indrapura có nghĩa là “Thành phố chiếu đầy hào quang”.
+ Thời kì này Chămpa ảnh hưởng của Phật giáo
+ Đồng dương là tập hợp đền chùa và cung điện, với hơn 30 công trình kiến trúc có cả chùa Phật giáo và tháp Ấn độ giáo

- Vua Chăm năm 999 quyết định dời đô từ Đồng Dương về thành Đồ Bàn, với trung tâm được gọi là tháp Cánh Tiên An Nhơn, Bình Định
+ Vương triều này kéo dài khoảng 5 thế kỉ với nhiều biến động
+ Nhiều lần dời đô về phương Nam và lãnh thổ lúc này bị thu hẹp dần.

- Giữa thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVII
+ Sau khi thành Đồ Bàn thất thủ, vương quốc Chămpa bước vào giai đoạn cuối cùng,
+ Lãnh thổ phía bắc đến đèo Cù Mông, lúc đầu đóng đô ở Nha trang.
+ Đến giữa thế kỉ thứ XVII chuyển về vùng Phan Rang.
+ 1693 nhà Nguyễn chiếm được Phan Thiết thì vương triều Chăm pa mất hẳn độc lập, chỉ tồn tại bán tự chủ
+ Trong thời Vua Minh Mạng Chăm Pa trở thành một thành phần của dân tộc Việt Nam.
+ Hiện nay tại xã Phan Thanh huyện Bắc Bình, Bình Thuận có bà Thềm thuộc dòng dõi hoàng tộc Chăm còn giữ một số châu báu của vua Chăm như Vương miện, hoàng bào, bảo kiếm, đặc biệt trong vương miện có khoảng 1,5kg vàng.

TẬP QUÁN CƯ TRÚ NGƯỜI CHĂM

- Người Chăm quan niệm rằng:
+ Hướng Bắc là hướng ma quỷ
+ Hướng Đông là hướng của thần linh
+ Hướng Nam và hướng Tây là hướng của con người.

- Nhà ở Chăm hướng Nam & hướng Tây, công trình như tôn giáo như đền, tháp... quay về hướng Đông

- Người Chăm thường không xây nhà lớn và lợp ngói, bởi họ quan niệm nếu làm nhà to hơn đền, tháp là xúc phạm đến thần linh.

- Hiện nay Chăm đã dao thoa giao lưu văn hoá & kinh tế phát triển nên đồng bào Chăm đã xây dựng nhà ngói, nhà cao tầng khang trang, rộng rãi.

- Với quan niệm thần linh, ma quỷ thường hay cư ngụ ở những cây cổ nên trong các làng của người Chăm thường có rất ít cây cổ thụ to hoặc cây có tán lá rộng...

- Một số loại cây có chất chua như cây me, cây khế... những loại cây này được trồng lấy trái phục vụ cho nhu cầu cúng tế, tang ma..

- Khuôn viên nhà người Chăm còn có tục không trồng chuối, xoài, đu đủ... vì họ quan niệm chuối cũng chửa đẻ như người, còn xoài, đu đủ và các loại trái cây có trái khiến cho người ta nhòm ngó sinh lòng tham la...

- Hiện nay ở các làng Chăm, cây xanh đã nhiều hơn nhưng chủ yếu vẫn là các loại cây có liên quan đến tín ngưỡng của họ như me, dừa...

- Trong ăn uống, mỗi cộng đồng người Chăm theo các tôn giáo lại có tục kiêng ăn thịt một loại con vật:
+ Người Chăm Bàlamôn kiêng ăn thịt bò là do ảnh hưởng của tục thờ thần bò Nandi của thần Shiva. Bò thần còn có nhiệm vụ đưa người chết qua sông để về với thế giới bên kia.
+ Người Chăm Bàni kiêng ăn thịt heo theo tập tục của đạo Hồi. Theo người Chăm chính con heo là những con vật đã giúp giáo chủ Mohammed thoát hiểm trong một trận chiến.

- Đặc biệt, trong các nghi lễ chung của cộng đồng Chăm các con vật dùng để hiến tế thường là trâu, thỏ, cá, dê, gà...

- Chính vì vậy, trước đây trong vùng đồng bào Chăm, bò và lợn rất ít được nuôi, còn trâu, thỏ, dê, gà, cá lại được nuôi thả rất nhiều.

TẬP TỤC TUỔI TRƯỞNG THÀNH NGƯỜI CHĂM

- Chăm Bàlamôn ko có lễ thức sự trưởng thành. Tuy nhiên, khi lập gia đình, phải đến trình báo với tộc trưởng để sắm sửa lễ vật cúng thần linh.

 Chăm Bàni
+ CON TRAI 15 tuổi lễ “Katat” cắt da quy đầu ượng trưng cho con trai theo tập tục Hồi giáo. Mang ý nghĩa lễ thành đinh & lễ nhập đạo của tín đồ Bàni.
+ Sau khi thực hiện nghi lễ này, người con trai có quyền lấy vợ & trở thành một tín đồ chính thức.
+ Khi đủ 18 tuổi, một nghi lễ nữa gọi là “Akrăk” - lễ này có ý nghĩa xác nhận sự thông thuộc kinh kệ và được quyền đọc kinh trong các dịp lễ hội của họ
+ CON GÁI 15 tuổi lễ “Karơh” được chuẩn bị rất kỹ càng và tổ chức rất rầm rộ & có quyền hôn nhân. Đồng thời, đây cũng là lễ xác nhận tín đồ của đạo.

- Chăm Islam theo Hồi giáo làm lễ cắt da quy đầu cho nam giới & tập tục cấm cung, khuê môn bất xuất đối với nữ giới.

TẬP TỤC TRONG SINH ĐẺ NGƯỜI CHĂM

- Có thai phải kiêng kị rất nhiều thứ như không ăn đu đủ, chuối hột

- Không được ngồi ở lối cửa ra vào vì sợ tà ma làm cho đau yếu, bệnh tật.

- Trước đây, sinh nở trong một cái chòi riêng gọi là trại sinh.

- Lưu trú một tuần, xông hơi bằng lửa ngọn nên gọi là “nằm lửa lớn”.

- Sau một tuần, bà mụ làm lễ vái tổ và cho dời sản phụ vào trong nhà xông bằng lửa than, từ đây thì hết kiêng cữ.

- Ngày nay, phụ nữ Chămđến nhà hộ sinh khi sinh nở.

- Trước khi chuyển dạ thì sản phụ được bà mụ làm lễ cúng mụ gọi là “nhi mú bôi”.

- Khi sinh xong, không nằm ở chòi riêng mà nằm tại nhà & xông hơ bằng lửa than.

- Sau 3 ngày, bà mụ làm một lễ cúng gồm:
+ 3 quả trứng gà
+ 5 lá trầu, 5 miếng cau
+ 3 nắm cơm, 1 chén rượu
+ 1 cây đèn sáp.

- Thời gian nằm lửa & kiêng cữ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của sản phụ.

- Trong thời gian, người Chăm đốt một đám lửa ở sân nhà.

- Treo một nhánh xương rồng trước cổng (7 ngày cho con trai, 9 ngày cho con gái).

- Những người đang bệnh không được vào nhà sản phụ.

- Sản phụ và hài nhi luôn ở trong phòng kín tránh mọi sự tiếp xúc với người ngoài.

- Khi được đầy tháng, người Chăm sẽ làm lễ cúng đầy tháng gồm có gà, dừa, chuối, xôi, bánh ít.

- Con trai lấy họ cha, con gái lấy họ mẹ, nhưng hiện nay trong nhiều gia đình con cái cả trai lẫn gái đều lấy họ cha.

TẬP TỤC TRONG HÔN NHÂN NGƯỜI CHĂM

- Mang đậm dấu ấn của chế độ mẫu hệ và các lễ nghi tôn giáo.

- Người con gái vẫn giữ vai trò chủ động trong hôn nhân, là người đi hỏi và cưới chồng

- Lễ cưới trải qua nhiều bước như: lễ đi chơi hay lễ trầu cau, lễ hỏi và lễ cưới.

- Chăm Bàni trước ngày cưới chính thức một ngày, nhà trai phải làm lễ đưa con trai mình ra khỏi nhà để “đi nuôi người khác”, họ hàng cùng ông mai của chú rể dẫn chàng trai về nhà gái.

- Chăm Bàlamôn sau ngày cưới, phải ở trong phòng the 3 ngày, sau đó đem bánh trái về thăm viếng cha mẹ họ hàng nhà trai.

- Chăm Islam thì bị ràng buộc bởi giáo luật Islam:
+ Việc tiếp xúc giữa nam và nữ bị hạn chế và hôn nhân là do cha mẹ quy định.
+ Lễ cưới chính thức được tổ chức tại nhà gái hay tại thánh đường.
+ Chú rể được họ hàng đưa đến nhà cô dâu và phải trải qua một số nghi thức nhất định như phải dự lễ gả, chú rể phải nghe những khuyến cáo về hôn nhân, phải trả lời trôi chảy những câu hỏi của vị chủ hôn nhà gái mang ý nghĩa như một lời thề…

- Trai Chăm khi lập gia đình thì họ đi ở rể, nhưng ly dị hay vợ chết hoặc đi lấy vợ khác thì họ phải để lại toàn bộ tài sản cho vợ hay người thừa kế bên vợ.

- Theo phong tục Hồi giáo, người đàn ông có quyền lấy 4 vợ,

- Chăm Bàni không được phép lấy 2 vợ nếu trái sẽ bị cộng đồng khinh rẻ và phạt rất nặng.

- Ngày nay, xã hội phát triển & giao lưu văn hóa giữa các dân tộc chế độ mẫu hệ Chăm cũng dần được thay đổi.

TẬP TỤC TRONG TANG LỄ

* Chăm Bàlamôn

- Nhiều nghi thức & phân chia theo tầng lớp xã hội khác nhau.

- Chia thành 4 đẳng cấp, theo 2 chế độ hỏa táng (thiêu) & địa táng (chôn).

- Tu sĩ, quý tộc, trí thức & dân lao động chân tay mới được theo chế độ thiêu.

- Tu sĩ và thuộc dòng quý tộc, trí thức thì đám tang được cử hành lớn có 4 ngày “Paseh” gọi là “đám 4 thầy”

- Lao động chân tay được cử hành đám tang nhỏ, có 2 thầy lễ chính gọi là “đám 2 thầy”.

- Còn đối với những người bình thường thì không được thiêu, chỉ có 1 thầy lễ gọi là “đám 1 thầy”.

- Ngày nay, không phân chia thành 4 đẳng cấp như trước mà thường có 3 hạng gồm:
+ Những tu sĩ, trí thức và người lao động chân tay thuộc dòng chết thiêu.
+ Còn những người bình thường ko điều kiện kinh tế chết chôn.

- Khu nghĩa địa gọi là Kut, mỗi tộc họ phải xây dựng một nhà Kut/nhà tổ. chung để thờ các bậc tổ tiên quá cố của họ tộc mình.

- Kut của người Chăm Bàlamôn có 3 biểu tượng chính và chọn đá theo tiêu chuẩn sau:
+ Biểu tượng chủ trì, dân gian còn gọi là biểu tượng bà Chúa Xứ: Hòn đá này phải chọn ở biển, để thể hiện sự bao dung như biển cả.
+ Biểu tượng đàn ông, phải chọn đá trên núi, thể hiện “công cha như núi Thái Sơn”.
+ Biểu tượng đàn bà, phải chọn đá ở sông để thể hiện “sữa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

- Theo tín ngưỡng Chăm khi mất có người thân bên cạnh gọi là chết lành

- Ngược lại thì phải giải tội từ 24 đến 48 giờ, sau đó tử thi được đem đến nhà lễ tiểu liệm, rồi mới làm lễ đại liệm.

- Đám tang thường được ấn định tối thiểu 4 ngày gồm 1 ngày cho ăn, 1 ngày nghỉ, 1 ngày chém cây và 1 ngày hỏa táng.

- Ngày hỏa táng phải là ngày tốt nếu không gặp ngày tốt thì có thể kéo dài thêm

* Chăm Bàni

- Người chết được chôn càng sớm càng tốt để được trở về với cát bụi.

- Từng loại đám tang và trong nghĩa địa cũng chia thành từng dãy, từng hàng (thường có 3 hàng cao, trung , thấp).

- Người có địa vị xã hội nào khi chết được chọn vào hàng tương ứng.

- Mộ người chết không đắp cao cũng không xây, hai đầu mộ được đặt 2 tảng đá.

- Sau lễ tang, làm lễ tuần cho người chết vào các ngày 7, 10, 30, 40, 100 ngày.

- Hàng năm, tại khu vực "động trắng" nơi sẽ thực hiện nghi lễ tảo mộ, cho tất cả những người đã mất trong gia đình, dòng họ.

- Mỗi hòn đá là 1 người đã khuất trong gia đình, hòn đá càng to thì người đó càng lớn tuổi và ngược lại.

- Mỗi gia đình có 1 hàng đá riêng biệt, không gia đình nào nhầm với gia đình nào.

* Chăm Islam theo luật đạo Hồi.

- Khi có người hấp hối, thân nhân sẽ tập trung lại để đọc kinh, người sắp chết được đặt nằm đầu quay về hướng Tây (thánh địa Mecca).

- Không để người chết ở trong nhà lâu và cũng chôn cất sơ sài không có hòm ván.

- Đám tang được cử hành lặng lẽ không kèn trống, khóc than.

- Mộ chí cũng không được đắp hoặc xây mà để bằng mặt đất, hai đầu có hai tảng đá

- Theo quan niệm Không đào mộ lên không có tục cải táng.

- Không tin vong hồn người chết có thể phù hộ nên việc cúng giỗ của họ rất đơn giản, chỉ đọc kinh chung để tưởng nhớ người đã mất

Các Từ Việt Có Nguồn Gốc Chăm

- Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị các từ: ni, mô, tê, ôn, mụ là những từ có xuất xứ từ ngôn ngữ Chăm.
+ “Ni” để nói là “đây”
+ “Tê” để chỉ cái “kia”
+ “moh” để diễn giải ở “đâu”
+ “ôn mụ” để nói là “ông bà”.

- Những vùng cộng canh cộng cư với dân tộc Chăm, người Kinh mượn hẳn từ ngữ Chăm để diễn giải các dụng cụ đặc trưng Chăm mà người Kinh không có hoặc có nhưng không cùng đặc điểm đó
+ Từ cà rá (gốc Chăm: karah) để chỉ chiếc “nhẫn” có tra hột đen đặc biệt của người Chăm
+ Từ cà tăng (gốc Chăm: ratơng) để chỉ một loại tấm đan tre để chắn lúa.
+ Từ chà bang (gốc Chăm: cabbang) để chỉ vật bị tẻ ra làm đôi
+ Từ chống tó’ (Gốc Chăm: patauk) để nói là “cây chống”
+ Từ chà tay (gốc Chăm: catei) để chỉ dụng cụ thợ mộc dùng để “gò” cho miếng gỗ được đều đặn

Lễ Hội Katê Chăm Bình Thuận

– Kate là lễ tạ ơn các bậc thần linh đã có công phù hộ cho dân tộc Chăm, đem lại sự an bình và thịnh vượng cho họ.

– Khai diễn vào ngày 1.7 Chăm lịch, thường vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch.

– Đây là lễ hội lớn kéo dài trong 3 ngày, với nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ truyền thống Chăm đặc sắc.

– Theo truyền thuyết, trong “gia đình Champa” thì người Chăm là chị cả, người Raglai là em út.
+ Em gái út trong gia đình mẫu hệ Chăm sẽ là người cất giữ đồ gia bảo của tổ tiên
+ Vì vậy y phục của các vị thần của người Chăm do người Raglai cất giữ.

– Ngày đầu tiên là ngày mà người Raglai rước y phục của các vị thần trở về đền tháp làng của người Chăm.

– Ngày thứ hai là tiến hành tắm rửa cho tượng thần, khoác y phục cho tượng thần, cùng các hoạt động tôn giáo truyền thống khác.

– Ngày thứ ba là phần lễ hội ở các làng, các gia đình quây quần bên nhau, cùng cầu mong cho tổ tiên, thần linh phù hộ để con cháu làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn.

– Lễ hội Kate không phải “tết của người Chăm”, tết của người Chăm đầu tháng 1 Chăm lịch, tháng 4 dương lịch

– Tết Chăm mang tên “Lễ Rija Nưgar” hay lễ hội cầu mưa, tống khứ những điều xui xẻo để đón nhận những điều tốt lành vào đầu năm mới, đón nước cầu mưa để chuẩn bị vào vụ canh tác mới.

– Thế kỷ XV về trước, vương quốc Champa mang đậm ảnh hưởng của Ấn giáo.

– Sau thế kỷ XV, có thêm Hồi giáo xâm nhập vào xã hội Champa, chia thành 3 nhánh tôn giáo chính:
+ Chăm Ahier (hay Balamon), ảnh hưởng của Ấn giáo
+ Chăm Awal (hay Bani), ảnh hưởng của Hồi giáo
+ Chăm Islam (một ít ở Ninh Thuận & chủ yếu ở vùng An Giang) theo Hồi giáo chính thống.

– Lễ Kate chỉ xuất hiện muộn ở khu vực phía nam Bình Thuận, Ninh Thuận sau thế kỷ XV, chứ không phải là lễ hội chung vương quốc Champa cổ xưa.

– Lễ hội truyền thống Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Núi Tà Cú Takou

– Là tên gọi của người Chăm, núi thuộc huyện Hàm Tân có độ cao khoảng 480m so với mực nước biển.

– Trên lưng chừng núi có chùa Linh Sơn Trường Thọ Tự, chùa do thiền sư Trần Hữu Đức lập năm 1872.

– Vị thiền sư này có công trị bệnh cho mẹ vua Tự Đức là bà Từ Dũ nên vua đã sắc phong cho chùa là “Linh Sơn Trường Thọ”.

– Phía sau chùa có tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn dài 49m, cao 10m được xây dựng năm 1962.

– Đây là tượng Phật lớn nhất Việt Nam. Phía sau tượng Phật nhập Niết Bàn còn có một hang gọi là Hang Gió, sư Hữu Đức đã trải qua những ngày cuối đời và viên tịch tại đây.

– Hàng năm vào rằm tháng giêng ban quản lý núi Tà Cú tổ chức cuộc thi leo núi hàng năm thu hút rất nhiều các vận động viên trong và ngoài tỉnh tham dự.

– Vào ngày 24/10/1995, tại núi Tà Cú ta có thể xem được hiện tượng nhật thực toàn phần là 99%. Từ năm 2002, tỉnh Bình Thuận đã đầu tư (…) để xây dựng hệ thống cáp treo để phục vụ du khách và khách hành hương có thể lên đến Chùa mà không mất nhiều thời giờ như hiện nay.

– Sư Hữu Đức sinh tại Phú Yên vào đầu thế kỷ XIX. Năm 17 tuổi rời gia đình vượt biển vào Bình Thuận xuất gia. Sau 13 năm tu đạo, nhà sư một mình đến nơi hoang dã lập chùa ở xứ Bàu Tràm để suy nghiêm đạo lý.

– 30 năm sau nhà sư đã có đầy đủ đạo hạnh của một vị cao tăng và đã đứng ra kêu gọi các thân hữu xây dựng một ngôi chùa lớn.

– Vị sư lúc này đã 60 tuổi, ngài bỏ hết tất cả để đến xứ Bàu Siêu. Được ít lâu đệ tử hay tìm đến hầu thầy, ông một lần nữa đến núi Takou, là nơi hiểm trở chưa có dấu chân người.

– Ông xây dựng am chùa và trú ẩn tu tập ở đây cho đến lúc mất, ông viên tịch năm 78 tuổi
.

Cáp Treo Tà Cú

– Với hệ thống cáp treo tiêu chuẩn Châu Âu sản xuất:

– Du khách có thể ngồi trên các cabin để thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên

– Vượt qua khu rừng nguyên sinh

– Tham quan Khu di tích lịch sử văn hoá

– Thắng cảnh Chùa Núi:
+ Nhóm tượng Tam Thế Phật
+ Tượng Phật nhập niết bàn dài 49m
+ Cao 11m lớn nhất Đông Nam Á trong khí hậu trong lành, mát mẻ của núi rừng.

– Hệ thống cáp treo hiện đại được sản xuất năm 2002 tại Châu Âu:
+ Với chiều dài tuyến cáp 1600m
+ Độ cao 505m
+ Được trang bị từ 25 – 35 cabin đóng mở tự động
+ Có công suất từ 700 – 1000 khách/giờ.
+ Quảng trường nhà ga, nhà hàng có khu biểu diễn nghệ thuật.
+ Nhà ga cáp trên: Là công trình kiến trúc tao nhã với nhà hàng trên núi nhìn ra biển Đông.
Đến với khu du lịch núi Tà Cú:

– Tham quan di tích Chùa Núi, gồm một quần thể: Chùa, Tháp, Tượng Phật và hang độn

– Đáng lưu ý nhất là “Song Lâm Thị Tịch” với tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn lớn nhất Đông Nam Á

– Tam Thế Phật được xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hoá Quốc gia.

Hải Đăng Kê Gà

Đang cập nhật

Sông Cà Ty

– Thượng nguồn sông là một mạng sông suối phức tạp với nhiều tên gọi, ở vùng núi các xã Mỹ Thạnh, Hàm Cần, Hàm Thạnh huyện Hàm Thuận Nam.

– Các dòng nguồn chảy uốn cong, từ hướng nam sau chuyển hướng đông.

– Hai dòng chính là sông Ta Da và sông Móng, chảy theo hướng đông và hợp lưu ở phía đông xã Hàm Thạnh thành sông Cà Ty.

– Tại thành phố Phan Thiết sông tiếp nhận nước từ sông Cái (Phan Thiết) chảy từ các xã Hàm Minh, Hàm Cường tới.

Tên gọi

– Về tên gọi sông có người yêu văn nghệ cho rằng vì lưu lượng nước chảy qua một con sông là nước ngọt, nhưng nước chảy qua sông Cà Ty là nước lợ, đôi lúc là nước mặn, từ rất lâu khi người Việt tới đây sanh sống đã nhận ra điều kỳ lạ này, chính vì vậy mà họ hay nói “kỳ ta, kỳ ta”, lâu dần đọc trại thành “Cà Ty” như bây giờ.

– Tuy nhiên địa danh bắt đầu với từ “Cà” là phổ biến trong tiếng Việt, tiếng Chăm và tiếng của nhiều dân tộc khác. Tại Ninh Thuận và Bình Thuận còn có Cà Ná, Cà Đú,… Tại Hà Nội có sông Cà Lồ. Còn chuyện “nước mặn nước lợ” thì từ cửa biển trờ vào vài km xảy ra ở mọi sông vùng nam Trung Bộ. Đó là do lưu lượng mùa nước và mùa khô quá khác nhau.

 

Lầu nước Phan Thiết

– Được xây dựng 1928 – 1934 mới hoàn thành do Hoàng thân của Vương Quốc Lào, nguyên chủ tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Lào Suphanouvong là kỹ sư trưởng khu Công chánh Nha Trang thiết kế.

– Tháp nước có chiều cao từ nền sân lên đỉnh là 32m.

– Tháp nước có hai phần: phần trên là bầu dài (bồn nước) hình bát giác, phần dưới là thân đài.

– Tuy tháp nuớc được xây dựng đã 70 năm, với sự tàn phá của khí hậu miền biển Phan Thiết và qua các trận bão lũ lịch sử nhưng tháp nước đến nay chất lượng vẫn còn tốt.

TRƯỜNG DỤC THANH

– Xây dựng năm 1907, là trường tư thục có nội dung giảng dạy tiến bộ nhất ở Bình Thuận lúc bấy giờ.

– Mục tiêu của phong trào Duy Tân và của trường là mở mang dân trí, thức dậy ý thức dân tộc, nòi giống.

– Dục Thanh viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên.

– Trường Dục Thanh là một cơ sở của Công ty Liên Thành – một tổ chức yêu nước đầu thế kỷ 20 với ba chức năng:
+ Liên Thành Thương quán: làm kinh tế gây quỹ hoạt động
+ Liên Thành Thư xã: tuyên truyền và truyền bá các sách báo có nội dung yêu nước
+ Dục Thanh Học hiệu: mở trường dạy cho con em người yêu nước và lao động nghèo theo nội dung yêu nước.

– Công ty Liên Thành hoạt động có hiệu quả, bí mật đóng góp một phần tài chính cho phong trào Đông Du của Phan Bội Châu.

– Đặc biệt Dục Thanh học hiệu đã đào tạo được một lớp trẻ học tập theo sách vở và tinh thần mới.

– Năm 1910, Nguyễn Tất Thành được ông nghè Trương Gia Mô giới thiệu, đã đến Phan Thiết dạy học tại ngôi trường này.

– Nguyễn Tất Thành dạy lớp nhì, chủ yếu là dạy Chữ Quốc ngữ và Hán văn.

– Trong thời gian này, ngoài những nội dung được phân công giảng dạy, Nguyễn Tất Thành còn truyền bá lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên cho học sinh.

– 2/1911, Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh và Phan Thiết vào Sài Gòn.

– Một vài năm sau, ông Nguyễn Trọng Lội qua đời, ông Nguyễn Quý Anh chuyển vào Sài Gòn, không còn ai phụ trách và vì nhiều lý do khách quan khác nên trường đóng cửa vào năm 1912, nhưng Công ty Liên Thành thì vẫn hoạt động mãi đến sau này.

– Hiện di tích Trường Dục Thanh và Công ty Liên Thành ở thành phố Phan Thiết đã được tỉnh Bình Thuận tôn tạo, bảo quản giữ gìn, là một địa điểm văn hóa du lịch của cả nước.

lau-tha-mui-ne
DINH VẠN THỦY TÚ

– Được biết đến là một trong những dinh vạn lớn và cổ xưa nhất của nghề biển Bình Thuận.

– Được xây 1762 để thờ Cá Ông, bên trong vạn là nơi thờ cúng gần hơn 100 bộ xương cá Ông.

– Nhiều di sản văn hóa Hán-Nôm liên quan đến nghề biển, thể hiện trong nội dung thờ phụng.

– Lúc mới xây dựng, vạn chỉ là một gian nhà gỗ lợp mái lá, sau hoàn bằng tường, mái lợp ngói, diện tích hơn 500m2.

– Phong cách bài trí và thờ phượng của Dinh Vạn gần giống với các ngôi đình.

-Được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc Gia vào năm 1996.

– Từ lúc xây dựng cho đến nay, với số lượng lớn gần 600 bộ xương cá voi và nhiều loài khác cùng họ.

– Một nửa trong số chúng có niên đại lên đến 100 – 150 năm, trong đó những bộ xương to sẽ được ngư dân đem đi thờ cúng tôn nghiêm.

– Vua Triều Nguyễn ban tặng 24 sắc phong qua các đời vua.

– Được thiết kế theo lối kiến trúc “tứ trụ” thể hiện ở các vì, kèo, cột đều xuất phát từ đỉnh các tứ trự.

– Khuôn viên rộng lớn với mang đậm phong cách cổ kính xưa.

– Điểm nổi bật nhất trong khuôn viên có lẽ là Ngọc Lân Thánh địa, diện tích rộng nhất, đây là nơi dùng để mai táng cá Ông mỗi khi Ông “lụy” và dạt từ biển vào.

– Từ ngoài bước vào trong, chính giữa đình sẽ là nơi thờ cúng thờ Nam Hải Cự tộc Ngọc lân Tôn thần tức là ông Nam Hải.

– Bên phải thờ Hy hoàng Thái hiệu Tiên sư Tôn thần tức ông tổ nghề nông ngư nghiệp.

– Bên trái thờ Thủy long Thánh phi Nương nương Tôn thần tức Nữ Thần Nước.

– Ở phía sau là nơi thờ những người có công khai phá dựng làng, lập Vạn.

– Ngoài ra, ở cạnh chính điện còn có miếu thờ đức Quan Thánh.

Tục thờ cá ông

– Được biết đến là một trong những dinh vạn lớn và cổ xưa nhất của nghề biển Bình Thuận.

– Được xây 1762 để thờ Cá Ông, bên trong vạn là nơi thờ cúng gần hơn 100 bộ xương cá Ông.

– Nhiều di sản văn hóa Hán-Nôm liên quan đến nghề biển, thể hiện trong nội dung thờ phụng.

– Lúc mới xây dựng, vạn chỉ là một gian nhà gỗ lợp mái lá, sau hoàn bằng tường, mái lợp ngói, diện tích hơn 500m2.

– Phong cách bài trí và thờ phượng của Dinh Vạn gần giống với các ngôi đình.

-Được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc Gia vào năm 1996.

– Từ lúc xây dựng cho đến nay, với số lượng lớn gần 600 bộ xương cá voi và nhiều loài khác cùng họ.

– Một nửa trong số chúng có niên đại lên đến 100 – 150 năm, trong đó những bộ xương to sẽ được ngư dân đem đi thờ cúng tôn nghiêm.

– Vua Triều Nguyễn ban tặng 24 sắc phong qua các đời vua.

– Được thiết kế theo lối kiến trúc “tứ trụ” thể hiện ở các vì, kèo, cột đều xuất phát từ đỉnh các tứ trự.

– Khuôn viên rộng lớn với mang đậm phong cách cổ kính xưa.

– Điểm nổi bật nhất trong khuôn viên có lẽ là Ngọc Lân Thánh địa, diện tích rộng nhất, đây là nơi dùng để mai táng cá Ông mỗi khi Ông “lụy” và dạt từ biển vào.

– Từ ngoài bước vào trong, chính giữa đình sẽ là nơi thờ cúng thờ Nam Hải Cự tộc Ngọc lân Tôn thần tức là ông Nam Hải.

– Bên phải thờ Hy hoàng Thái hiệu Tiên sư Tôn thần tức ông tổ nghề nông ngư nghiệp.

– Bên trái thờ Thủy long Thánh phi Nương nương Tôn thần tức Nữ Thần Nước.

– Ở phía sau là nơi thờ những người có công khai phá dựng làng, lập Vạn.

– Ngoài ra, ở cạnh chính điện còn có miếu thờ đức Quan Thánh.

MỘ CỦA CỤ NGUYỄN THÔNG

– Cụ Nguyễn Thông 28 / 5 / 1827 tại phủ Tân An, tỉnh Gia Định, nay thuộc xã Phú Ngãi Trị, Châu Thành, Long An.

– Nhà trí thức yêu nước, nhà thơ, nhà văn và nhà hoạt động xã hội có ảnh hưởng lớn ở miền Nam nước ta nửa đầu Tk XIX

– Người đã chọn Bình Thuận là quê hương thứ hai của mình làm nơi sinh sống, an nghỉ cuối đời.

– Được giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Biện lý Bộ hình, Tư nghiệp Quốc tử giám Hàn lâm tại Huế

– Khi 6 tỉnh Nam kỳ lọt vào tay giặc Pháp vào 1867, cụ đã ra Bình Thuận thành lập căn cứ chống giặc lâu dài.

– Trong thời gian ở Phan Thiết, cụ đã để lại nhiều tác phẩm văn thơ nổi tiếng như: Kỳ Xuyên văn sao, Ngọa Du Sào văn tập, Độn Am văn tập, Dưỡng chính lục, Việt sử cương giám khảo lược,….

– 27/8/1884 nhà yêu nước Nguyễn Thông từ giã cõi trần và an nghỉ vĩnh viễn tại Bình Thuận,

– Sau khi cụ mất, theo nguyện vọng lúc sinh thời, gia đình đã an táng cụ Phan Thiết.

– Khu mộ cụ Nguyễn Thông, bên cạnh mộ phần của cụ, còn có mộ phần của những người thân trong gia đình.

– Mộ cụ Nguyễn Thông nằm ở vị trí trung tâm và dài 9,45m, rộng 6,35m.

– Phần mộ chính đắp hình con Lân, bia bằng đá, khắc chữ Hán

– Trường Dục Thanh nơi cụ đã cống hiến sức lực và tài năng của mình, tên cụ đã được đặt tên đường, trường học

– Khu mộ cụ xếp hạng di tích Quốc gia 1999

Tháp Cổ Pô Sha Nư

– Còn gọi là Tháp Chăm Phố Hài là di tích Vương quốc Chăm Pa.

– Nằm trên đồi Bà Nài, Phú Hài, cách Phan Thiết 7 km về hướng Đông-Bắc.

– Phong cách kiến trúc Hòa Lai – nghệ thuật cổ của Chămpa.

– Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng nó chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí.

– Nhóm đền tháp Po Sah Inư là một trong những cụm tháp Chàm còn tương đối nguyên vẹn.

– Tháp chính A

+ Có 4 tầng.
+ Càng lên cao diện tích càng thu nhỏ lại.
+ Trên đỉnh tháp có 4 cửa sổ hình tam giác hướng về 4 phía
+ Bên ngoài xây kín
+ Dưới mỗi cửa sổ gạch có 4 lỗ lớn để thông gió ra ngoài.
+ Từ trong lòng tháp lên đến đỉnh cao 15 mét
+ Cạnh đáy mỗi bề gần 20 mét
+ Một cửa chính dài, hướng về phía Đông mà theo truyền thuyết Chăm thì hướng Đông là nơi cư ngụ của thần linh.
+ Thêm 3 cửa giả ở các hướng Bắc, Tây, Nam.
+ Trên vòm cuốn ở hướng Tây của tháp, hiện còn những dãy chạm khắc dày đặc với những bông hoa và hình tượng kỳ lạ.
+ Trong tháp hiện còn thờ biểu tượng sinh lực khí Linga – Yoni bằng chất liệu đá xanh đen nguyên khối.

– Tháp phụ B nằm riêng nhích về hướng Bắc, cao khoảng 12m, kiến trúc cơ bản giống tháp A nhưng đơn giản hơn. Trước đây trong tháp có thờ con bò thần Namdin nhưng sau đó không thấy nữa. Năm 1995 lúc khai quật dưới lòng đất đã tìm thấy 1 bàn chân và 1 tai bò thần bằng đá.

– Tháp phụ C hiện chỉ còn lại với 1 chiều cao hơn 4m, duy nhất 1 cửa trổ về hướng Đông, những kiến trúc và trang trí nghệ thuật bên ngoài đã bị thời gian bào mòn chỉ còn lại một số đường nét gốc. Ngọn tháp này để thờ thần lửa.

– Cuối thế kỷ 8 đầu thế kỷ thứ 9, người Chăm xây dựng nhóm đền tháp này với mục đích để thờ vị thần Shiva – là một trong những vị thần Ấn Độ giáo được sùng bái và tôn kính.

– Thế kỷ 15, xây dựng thêm một số đền thờ với kiến trúc đơn giản để thờ công chúa Po Sha Inư.

– 1992-1995, những cuộc khai quật khảo cổ tại nơi này đã phát hiện ra nhiều nền móng của những ngôi đền bị sụp đổ và bị vùi lấp hàng trăm năm nay.

– 1990 – 2000, di tích được chính quyền tỉnh Bình Thuận tu bổ, tôn tạo.

– 1991, di tích này được Việt Nam xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

– Lễ hội Katê với nhiều tiết mục đặc sắc được diễn ra vào tháng 7 Chăm lịch là vào khoảng tháng 9 – 10 dương lịch.

– Vào ngày này sẽ có các điệu múa nhịp nhàng uyển chuyển đi kèm với những nhạc cụ truyền thống như: trống Ginăng, trống Paranưng, chiêng, kèn Xaranai, Grong (lục lạc), đàn Kanhi… làm say đắm khách phương xa.

Lầu Ông Hoàng

– Là di tích nằm trên ngọn đồi Phú Hài, Phan Thiết, Bình Thuận.

– Đây là một biệt thự do Công tước De Montpensier của Pháp:
+ Chi phí 82.000 đồng bạc Đông Dương để xây dựng 1911
+ Diện tích đất rộng 536m2.
+ 13 phòng rộng cùng nhiều tiện nghi phụ trợ
+ Như máy phát điện đặt dưới tầng hầm.
+ Bể chứa nước có thể dùng đủ cả năm.
– Tên gọi Lầu Ông Hoàng
+ Xuất phát từ cách gọi dân dã của người dân về sự sang trọng của vị công tước người Pháp cư ngụ ở đây.

– Có một vị trí đẹp

– Cao 105 m so với mặt nước biển, cách trung tâm Thành phố Phan Thiết 7 km nằm trên khu vực đồi Bài Nài.

– 1917 vua Bảo Đại mới mua lại.

– 1945 quân Pháp đã xây dựng một hệ thống đồn bót tại Phan Thiết. Lầu Ông Hoàng trở thành nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt. Kể từ đó trở đi, Lầu ông Hoàng không còn được ai chăm nom và dần trở nên xuống cấp, hoang phế.

– Ngày nay, tên gọi “Lầu Ông Hoàng” cũng thường được chỉ về khu vực nghĩa trang thành phố Phan Thiết.

– Là nơi hẹn hò và ngắm trăng của Hàn Mạc Tử với Mộng Cầm – người tình của nhà thơ.

– Nhà thơ Hàn Mạc Tử có nhiều bài thơ nói về nơi này, nổi tiếng là bài “Phan Thiết Phan Thiết” với những vần thơ lạ kỳ, ý thơ thống thiết.
“Lang thang tìm tới chốn Lầu Trăng
Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang
Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết”

– Trong bài thơ này ông ví mình như chim phượng hoàng, bay qua nhiều cung trời để rồi rớt xuống một cù lao, sau nhiều năm tu luyện đã thành chánh quả, ông theo thất tinh chỉ hướng để đi tìm một người thục nữ và ông

– Tương truyền Hàn Mặc Tử đã phóng bút tích của mình lên tấm bia đá tại Lầu ông Hoàng, tuy nhiên, di tích đó hiện nay chỉ còn là đống gạch vụn.

– Hiện nay đã bị phá hủy và chỉ còn là tàn tích.

– Địa danh này gắn liền Hàn Mặc Tử trong giai đoạn ông đến thăm Phan Thiết.

CUỘC ĐỜI NHÀ THƠ HÀN MẠC TỬ

– Tên thật là Nguyễn Trọng Trí 1912 – 1940 làng Mỹ Lệ, Đồng Hới, Quảng Bình.
– Là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam
– Bén duyên với thơ ca từ rất trẻ, năm 16 tuổi ông đã bắt đầu sáng tác thơ với bút danh là Lệ Thanh, Phong Trần
– Đến 1936 ông đổi bút danh là Hàn Mạc Tử
– Từng sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, làm phóng viên báo “Công luận”.
– Khi ấy, Mộng Cầm ở Phan Thiết cũng làm thơ và hay gửi lên báo.
– Về sau ông ra Phan Thiết gặp Mộng Cầm, tình yêu lãng mạn & nên thơ nảy nở giữa hai người.
– 1940 tuổi 28 Hàn Mặc Tử mắc căn bệnh phong và qua đời
– Những tác phẩm của ông để lại cho nền văn học Việt Nam luôn là nguồn cảm hứng cho các thi sĩ.
– Phong cách sáng tác phong trào thơ mới, phong phú, sáng tạo & đầy màu sắc ấn tượng
– Thế giới nội tâm đa dạng Hàn Mặc Tử đem đến cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm để đời.
– Ngoài sử dụng bút pháp lãng mạn, ông còn sử dụng bút pháp tượng trưng và bút pháp siêu thực.
– Thơ mang đến một tâm hồn yêu cuộc sống, một khát vọng sống đến mãnh liệt
– Tiêu biểu trong sáng tác của Hàn Mặc Tử có tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ
+ Khi sáng tác bài thơ này, ông đang phải chịu đựng những cơn đau từ căn bệnh phong hàn.
+ Khi đọc Đây thôn Vĩ Dạ người đọc như hòa vào một thế giới khác, nơi ấy không phải lời kêu than của một người đang bệnh nặng.
+ Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ, một hồn thơ nặng tình, là góc nhìn mới mẻ nơi xứ Huế.
+ Tác giả đã đem đến cho người đọc những vần thơ đầy xúc cảm, một vẻ đẹp thấm đượm nỗi buồn của xứ Huế.
– Hàn Mặc Tử được biết đến là chủ soái của trường thơ Loạn.
– Hiện nay, tại nhiều thành phố ở Việt Nam đã lấy tên ông làm tên đường.
– 2004, hãng phim truyền hình HCM đã thực hiện bộ phim Hàn Mặc Tử để tưởng nhớ ông, nhiều tác phẩm của ông đã được phổ thành nhạc.

MŨI NÉ

– Mũi Né là tên một mũi biển, một trung tâm du lịch nổi tiếng ở Phan Thiết.

– Là một phường TP Phan Thiết và đang hình thành đề án nâng cấp thành thị xã của tỉnh Bình Thuận.

– Từ một dải bờ biển hoang vu với các đồi cát đỏ như sa mạc nằm rất xa đường giao thông, chỉ có lác đác vài xóm chài nghèo, Mũi Né đã mọc lên hàng trăm khu resort.

– Theo ước tính, Mũi Né chiếm hơn 70% số lượng resort của Việt Nam và nghiễm nhiên trở thành “thủ đô resort”

– Cách TP Phan Thiết 22 km về hướng Đông Bắc

– Mũi Né được nối liền với thành phố biển này bởi con đường Nguyễn Đình Chiểu – được coi là tuyến trọng yếu cho ngành du lịch của Bình Thuận.
Tên gọi Mũi Né:

– Xuất phát từ việc ngư dân, mỗi khi đi biển gặp bão, thường đến đây nương náu.
+ “Mũi” là cái mũi đất đưa ra biển
+ “Né” có nghĩa là để né tránh.
+ Nơi đây có sự hài hòa giữa màu vàng của cát, màu óng của nắng và màu xanh thẳm của biển tạo cảm giác ấm áp và trong lành, thu hút rất nhiều du khách.

– Xuất phát từ công chúa Út của vua Chăm là công chúa Chuột
+ Tương truyền vùng đất này của người Chăm, xưa kia lau sậy mọc um tùm.
+ Công chúa Chăm năm 16 tuổi mắc bệnh nan y, về sau xây dựng miếu Am để tu tại Hòn Rơm.
+ Từ đó lấy biệt danh là bà Nà Né – lâu dần người dân đọc trại chữ Nà Né thành Mũi Né.
+ Né là tên của công chúa Út
+ Mũi là mũi đất đưa ra biển.

 

Đồi Cát Bay Mũi Né

– Đây được coi là đồi cát có “một không hai” ở Việt Nam, bắt nguồn từ mỏ sắt cổ tồn tại hàng trăm năm kiến tạo nên.

– Nơi đây được gọi là đồi cát bay bởi hình dáng của đồi cát thay đổi theo giờ, theo ngày, theo tháng… không có hình dáng nhất định.

– Việc hình dáng đồi cát thay đổi là do gió bào mòn và thổi bay lớp cát mỏng manh phía trên.

– Màu sắc của cát là mỏ sắt cũ kiến tạo không cho một màu vàng duy nhất mà cho ra rất nhiều màu, phải có đến 18 màu sắc khác nhau:
+ Màu đỏ của mỏ sắt cổ
+ Màu trắng – nằm trên bãi biển và pha tạp chất
+ Màu hồng – màu nằm dưới màu đỏ, màu đen – pha bùn

– Thời điểm thích hợp tham quan đồi cát Mũi Né là từ 5-8 giờ sáng vì lúc này trời còn sớm và cát còn mát.

– Đứng giữa thiên đường “nắng – cát – gió”, phóng tầm mắt ra xa, du khách sẽ vô cùng ngạc nhiên bởi vẻ đẹp kỳ thú của những đồi cát trùng điệp mênh mông nối nhau xa tít tắp.

– Những cồn cát mênh mông tạo cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho nhiều nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư mà còn rất hấp dẫn du khách đến tham quan và vui chơi.

– Những vân cát lạ mắt, thay đổi hình dạng và màu sắc có khi vàng, có lúc trắng, khi lại đỏ sậm… hòa lẫn vào nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

– Có những thung lũng cát bất ngờ được hình thành và những đỉnh núi cát đột nhiên xuất hiện, rồi lại như có phép lạ tan chảy tạo thành con suối cát trôi về phía cuối chân đồi.

– Những vân cát tình cờ vẽ lên những vết xoáy như những cánh hoa rơi từ trên trời xuống. Nắng, gió đã làm cho đồi cát biến hóa, trẻ trung và luôn tươi mới.

– Vào mùa mưa, đồi cát như khoác lên một màu sắc huyền ảo, khác hẳn màu truyền thống vàng cam trong bụi mờ gió cát. Vì đặc điểm lý thú này, đồi cát Mũi Né trở thành một điểm tham quan hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

– Đây cũng là nơi các đoàn ca nhạc, đoàn làm phim dùng làm bối cảnh.

Chơi gì ở đồi cát bay Mũi Né?

Trượt cát

– La đến bất cứ ngọn đồi nào tùy thích rồi tận hưởng cảm giác mạnh bằng cách trượt từ trên cao xuống bên dưới. Chỉ với 30.000 đồng/ ván trượt/ buổi trượt, các bạn sẽ được các huấn luyện viên chuyên nghiệp cũng chính là những người cho bạn thuê ván trượt tận tình hướng dẫn các thao tác cơ bản. Chỉ trong tích tắc, bạn sẽ rở thành tay trượt ván lành nghề với những đường trượt tốc độ cao và đẹp mắt.

– Cảm giác đầu tiên khi trượt có thể là sợ hãi, nhắm mắt rồi la hét inh ỏi nhưng khi đã trượt quen và thành thạo thì chắc chắn các bạn sẽ thích thú vô cùng và muốn chinh phục những đồi cát cao hơn. Bạn nhớ tham gia trò trượt cát vào sáng sớm hoặc chiều tối cát sẽ đỡ nóng hơn, đi lại dễ dàng hơn và không bị rát chân. Thời điểm đó cũng là lúc cồn cát trở nên huyền ảo và đẹp hơn bao giờ hết.

Ngắm cảnh trên đỉnh đồi cát

– Trãi nghiệm cảm giác leo lên đến ngọn đồi cát và từ đó nhìn ra biển, tận hưởng cảm giác mát lồng lộng của gió biển thổi vào, ngắm nhìn khung cảnh tuyệt vời xung quanh

– Từ trên đồi cát, phóng tầm mắt ra xa bạn có thể ngắm trọn vẹn Mũi Né và bờ biển xung quanh. Đâu đó tiếng gió vi vu và tiếng sóng biển hòa vào nhau tạo nên một thứ âm thanh xóa tan đi những mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống.

Chụp ảnh “ảo” ở đồi cát

– Đồi cát còn là địa điểm lý tưởng cho những shoot ảnh độc đáo.

– Ở mỗi không gian và thời gian lại có những khám phá thú vị, không đụng hàng về hình dáng, màu sắc, độ tương phản…
Cưỡi xe địa hình khám phá đồi cát

– Ngoài trải nghiệm trượt cát vô cùng thú vị, du khách cũng có thể tham gia các môn thể thao cảm giác mạnh như vượt địa hình bằng xe đặc chủng. Giá vé sử dụng xe được tính theo các gói 175.000 đồng/ 10 phút, 350.000 đồng/ 30 phút hay 600.000 đồng/ giờ.
Chống đói ở Đồi Cát

– Sau khoảng thời gian trải nghiệm tuyệt vời, bạn có thể thưởng thức ngay ở đồi cát hương vị ngọt mát của dừa xiêm xứ biển, bát tàu phớ hay món bánh tráng mắm ruốc ngon lạ.

Bàu Trắng - Bàu Sen

– Bàu Trắng Bàu Sen Thôn Hồng Lâm, Hoà Thắng, Bắc Bình, Bình Thuận

– Cách TP Phan Thiết tầm 65km, Được mệnh danh là tiểu sa mạc giữa lòng Phan Thiết

– Cảm nhận được rõ nét cái nắng và gió đặc trưng của miền trung, một trải nghiệm lạ và có một không hai.

– Thời điểm lý tưởng là vào mùa hè tháng 4 đến 8, nên đi vào sáng sớm tầm 5 đến 6 giờ hoặc lúc chiều tà từ 6 giờ trở đi vì buổi trưa, dễ gây rát chân và khó chịu xuyên suốt chuyến đi.

– Bàu Trắng sở hữu khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, hoang sơ với những đồi cát cao ấn tượng.

– Bàu Trắng được nhiều nhiếp ảnh gia yêu thích và ghé đến chụp ảnh, quay phim làm tư liệu.

– Một bên là biển cả mênh mông, một bên là cát trắng trải dài, ở giữa là hồ nước trong xanh, tuyệt đẹp

– Bàu Trắng Bàu Sen được thiên nhiên ban tặng cho vẻ đẹp thơ mộng, đủ sức gây ấn tượng với những ai lần đầu đặt chân đến đây.

– Hồ nước ngọt Bàu Sen nằm ngay bên cạnh bãi cát trắng và là điểm nhấn sống ảo nổi tiếng vì hồ nước trong xanh tại đây tạo nên background tuyệt vời cho những bức ảnh triệu view.

Suối Tiên

– Tên gọi khác suối Hồng, suối Nước thuộc phường Hàm Tiến, cách TP Phan Thiết khoảng 18km

– Xung quanh suối bao phủ màu cam, màu đỏ của cát trộn lẫn tạo nên bức tranh thiên nhiên vô cùng hùng vĩ & đầy thần tiên.

– Là một khe nước nhỏ ở cạnh Hòn Rơm, nằm khuất sau đồi cát.

– Mật độ dòng nước chỉ nằm “xăm xắp” ở bề mặt mắt cá chân, trải nghiệm cảm giác lội bộ đi chân trần trên dòng suối mát.

– Suối có chiều dài tầm 3km, đầu suối là đường Võ Nguyên Giáp, cuối suối đường Huỳnh Thúc Kháng.

– 6 yếu tạo nên một không gian đầy màu sắc thơ mộng
+ Màu đỏ & trắng các vách núi, nhũ đá nhấp nhô
+ Màu nước của dòng suối
+ Thêm màu xanh của cây cỏ
+ Rừng dừa trải dài hoang sơ, thơ mộng
+ Ánh nắng óng vàng len lỗi từng góc cạnh
+ Hoa lục bình điểm sắc theo dòng suối

– Hoà mình dòng suối thưởng các món ngon như bánh tráng mắm ruốc nướng, bánh quai vạc, xiên que, bánh bèo…

– Dừa 3 nhát là món giải khát đặc sản của sau một chuyến trãi nghiệm lội suối.

– Những điểm check in sống ảo thú vị tại Suối Tiên
+ Chiếc xích đu dễ thương
+ Cây dừa nằm ngang
+ Nhũ cát khổng lồ
+ Lội nước theo dòng

Bãi Đá Bảy Màu Cổ Thạch - Chùa Hang

– Đầu thế kỷ 19, một vị sư tên Hải Bình từ Phú Yên vào lập chùa ở đây. Cổ Thạch Tự được xây dựng năm 1835-1836.

– Đầu tiên chỉ là một thảo am nhỏ vách ván, lợp lá.

– Đến thời vua Thiệu Trị (1841-1847) cho xây dựng lại và được giữ gìn cho đến nay.

– Chùa được xây dựng trên khu đồi núi thấp, nằm ở độ cao 64m so với mặt nước biển, lợi dụng những hang đá để xây dựng chùa.

– Chùa có diện tích 1299m2. Đầu năm 1997 chùa xây dựng thêm nhiều tượng Phật Bà Quan Âm rải rác ven biển tạo phong cảnh đẹp khi đứng nhìn từ chùa Hang.

– Trong những năm chống Mỹ, Cổ Thạch tự là nơi dừng chân của các chiến sĩ cách mạng.

– Trong chùa có tháp thờ những anh hùng liệt sĩ. Ngày 24/12/1993, Chùa được Bộ VH-TT công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia.

LÂU ĐÀI RƯỢU VANG

– Tọa lạc trong khu resort cao cấp Sea Links City, rộng hơn 12.000 hecta, hầm rượu vang lớn nhất Việt Nam.

– Lâu đài hơn 200.000 chai rượu vang hảo hạng, được sản xuất và đóng chai, nhập khẩu trực tiếp tại tập đoàn Rạng Đông từ thung lũng Napa, California, Mỹ.

– 2013 lâu đài đã khai trương, thu hút hàng nghìn khách du lịch tham quan với sự mới mẻ ấy.

– Lâu đài rượu vang cách TP Phan Thiết 6 – 7km theo hướng Mũi Né

– Kiến trúc Trung cổ xen lẫn hiện đại, với khu quảng trường rộng lớn, mái vòm cổ kính.

– Được thiết kế 3 tầng, gồm: tầng hầm, tầng trệt, tầng lầu với 3 dãy liên thông nhau. Ở mỗi tầng, là một trải nghiệm không gian khác nhau.

– Tầng hầm rượu vang Mũi Né, là một trải nghiệm tìm hiểu, khám phá về quy trình sản xuất được những loại rượu hảo hạng theo một dây chuyền khép kín rất chuyên nghiệp.

– Tầng trệt, nơi đây được tập trung trưng bày các loại rượu hảo hạng mà bạn có thể nhâm nhi, thưởng thức từng hương vị.

– Hương vị của rượu vang hảo hạng thu hút du khách khi dùng thử, và chất rượu cũng như mùi hương đều được giữ nguyên vẹn.

– Trải nghiệm những khoảnh khắc hóa thân thành những tầng lớp quý tộc, hay những công nương xinh đẹp trong những bộ phim nổi tiếng của châu Âu

– Bật mí cho bạn cách thử rượu vang:
+ Đầu tiên bạn sẽ ngắm màu sắc của rượu, và lắc nhẹ nhàng sau đó cảm nhận về độ đậm đặc và mùi hương của rượu.
+ Bước kế tiếp, bạn sẽ cảm nhận rượu vang bằng vị giác, những giọt rượu hảo hạng cứ thế lan tỏa.

– Tầng lầu, là nơi bán những món quà lưu niệm mà bạn có thể mua để dành tặng cho những người thân yêu sau chuyến du lịch đến lâu đài rượu vang.

– Phía bên ngoài lâu đài, được xây hình tượng người nông dân đang xay nho, được đặt trang trọng trên đồi cát, như gợi nhớ về lịch sử của ngành trồng nho và làm rượu tại Napa Valley.

– Tại lâu đài còn có các hoạt động tham quan, vui chơi phù hợp với bạn bè, gia đình và những người thân yêu như câu cá, chơi golf…

– Với lối thiết kế “chanh sả”, bao la là view đẹp, sẽ giúp bạn cho ra đời những tấm ảnh đẹp nhất, các địa điểm sống ảo như là:
+ Quảng trường
+ Cỗ xe ngựa thời trung cổ
+ Khu hàng lang dài hun hút
+ Những chiếc bàn hay giá đỡ rượu mang phong cách châu Âu

ĐẶC SẢN PHAN THIẾT MŨI NÉ

– Bánh tráng cuốn dẻo
+ Thành phần thì đơn giản: Bánh tráng dẻo + mắm ruốc + tóp mỡ + trứng cút
+ Thường được bán vào buổi chiều tối

– Bánh canh chả cá Phan Thiết
+ Có thể ăn cùng bánh mỳ để chấm với nước bánh canh.
+ Có bánh canh chả cá, bánh canh chả hấp.
+ Đặc biệt món này hơi ngọt

– Gỏi cá mai cuốn bánh tráng
– Mì quảng vịt Phan Thiết
+ Nguồn là món mì của Miền Trung, chính xác hơn là của Quảng Nam. + Được biến tấu đi rất khác biệt là mùi vị của nước lèo
+ Ngoài sợi mì màu trắng ra, còn có sợi màu vàng.
+3 loại mì quảng: Mì quảng vịt, mì quảng thịt lát, mì quảng giò heo.
+ Số 129 Trần Phú, bán cả sáng lẫn tối.

– Bánh Xèo Phan Thiết + Bánh Xèo Cây Phượng/Cây Xoài
+ Khâu pha phối bột thường dùng bột gạo, đậu xanh, nước cốt dừa vào,
màu bột nghệ
+ Thịt ướp gia vị, xào sơ qua rồi mới đưa vào sau khi bột chín.
+ Bánh được thêm ít giá.
+ Trong nhân, con tôm phải là tôm sú
+ Nước chấm được chế biến gồm đậu phộng giã nhỏ, đường, chút bột mì và ớt, cà chua.

– Cá lồi xối mỡ cuốn bánh tráng

– Bánh quai vạc Phan Thiết
+ Được nhiều người gánh hàng rong bán ở biển Đồi Dương và ở khu vực đồi cát bay, chợ Phan Thiết…

Bánh tráng mắm ruốc nướng

Đang cập nhật

Lẩu Thả Mũi Né

– Là sự kết hợp hài hòa của các thành phần nguyên liệu bao gồm các yếu tố tự nhiên: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ

– Tương ứng với 5 yếu tố tuyệt vời đó, 5 loại gia vị nên được sử dụng trong nấu ăn là: cay, chua, đắng, mặn, ngọt.

– Bữa ăn được chuẩn bị phải thu hút và đánh thức các giác quan

– Cuối cùng là bao gồm 5 màu sắc: trắng, xanh lá, vàng, đỏ và đen.

– Món ăn được bày trí một cách công phu:
+ Nguyên liệu được đặt trong bẹ hoa chuối tạo thành vòng tròn
+ Giữa những bông hoa chuối được trang trí bằng một dĩa cá mai ướp

* Chế biến món Lẩu Thả

– Cá phi lê thân cá, rồi trụng và rửa bằng nước chanh tươi cho khử mùi tanh.

– Thịt cá vắt sạch trộn với ớt, tỏi đã được giã nhuyễn cùng với nước gừng già.

– Thịt heo ba chỉ luộc vừa chín tới, xắt nhỏ từng sợi

– Trứng vịt chiên và thái khứa

– Khế trái thái ngang, dưa leo xắt mỏng và rau muống.

– Bánh tráng (bánh đa) nướng và nước lèo

– Nước chấm phải từ cá cơm nguyên chất.

* Trình bày món lẩu Thả là một nghệ thuật

– Tất cả được đặt trên một cái nia với màu chủ đạo xanh lá chuối

– Các nguyên liệu khác được đặt riêng trong những cánh hoa chuối thành từng cánh hoa

– Nhụy được làm từ đĩa cá suốt ướp

– Nước lẩu được đựng trong thố đất nung với sắc màu đỏ thật bắt mắt.

– Ăn kèm bún gạo trắng

– Nước dùng được làm từ cà chua, tôm và thịt heo thái sợi được đặt trên than hồng.

CÂY THANH LONG

– Có nguồn gốc từ Mexico và Colombia có tên khoa học Hylocereus undatus, Haw họ Cactaccae.

– Việt Nam là một trong ít nước tại Đông Nam Á trồng được Thanh Long. Bình Thuận có diện tích cây Thanh Long khoảng 2000ha, chiếm 50% diện tích cả nước.

– Đây là loại cây thích hợp với đất xám bạc màu ở Bình Thuận, đất phèn ở đồng bằng Sông Cửu Long, đất đỏ Long Khánh… và đặc biệt rất thích hợp với khí hậu nóng và cường độ ánh sáng mạnh.

– Thanh Long là loại cây có loại rễ là rễ địa sinh hút chất dinh dưỡng trong đất và rễ khí sinh bám vào thân cây để leo.

– Cây cho từ 3 đến 4 đợt cành, đợt cành thứ nhất là mẹ của đợt cành thứ hai, thời gian ra hai đợt cành từ 40-50 ngày, cây một tuổi có trung bình 30 cành.

– Hoa thuộc loại lưỡng tính, xuất hiện từ trung tuần tháng 3 dương lịch đến tháng 10, thời gian từ khi ra nụ đến khi hoa tàn khoảng 10 ngày, sau đó phát triển thành trái từ 20-25 ngày sau đó sẽ cho thu hoạch.

– Trái chín trên cây càng lâu thì trái càng ngọt.
Thanh Long trái vụ: Có một người nuôi vịt tình cờ quây màn quanh các cây Thanh Long và gắn đèn vào ban đêm để trông coi đàn vịt.

– Không ngờ các cây Thanh Long khu vực có gắn đèn lại cho trái sớm hơn.

– Từ sự kiện này, năm 1995 những người trồng Thanh Long đã áp dụng và cho kết quả rất tốt. Đến tháng 12/1997 đã áp dụng rộng rãi phương thức cho trái trái vụ này.

NƯỚC MẮM PHAN THIẾT

– Năm 1809 Phan Thiết có Tổng Đức Thắng chuyên sản xuất nước mắm bán ra đàng ngoài.

– Lúc đó ngư dân dùng nghe bâu vận chuyến nước măm và các loại hải sản khô ra các tỉnh phía bắc đê bán.

– Vào thế kỷ 19, mỗi năm 2 lân Nhà Nguyễn huy động trên 200 ghe thuyền chở sản vật về kinh thành, trong đó Phan Thiết có 3 ghe bầu chuên chở nước mắm, hải sản khô về kinh.

– Nghề sản xuất, chế biến nước mắm tại Phan Thiết đã hình thành cách đây hơn 200 năm.

– Ngư dân đã sáng tạo ra phương pháp kéo rút sống lấy nước mắm từ thô sơ đến hoàn chỉnh.

– Vào thế kỉ 19, mỗi năm 2 lần Nhà Nguyễn huy động Phan Thiết chuyên chở 3 ghe bầu nước mắm, hải sản khô về kinh thành.

– Năm 1904, Công sứ Pháp ở Bình Thuận đã đánh giá Phan Thiết là một trung tâm quan trọng nhất của Trung Kỳ về khuếch trương thương mại và công nghiệp chế biến nước mắm.

– Theo “Địa chí Bình Thuận” từ cuối thế kỷ 19 đến năm 1930, nghề sản xuất nước mắm đã sớm trở thành một ngành công nhiệp độc đáo so với cả nước vừa là công nghiệp độc nhất trong nên kinh tê địa phương.

– Nước mắm Bình Thuận không những nhiều về số lượng mà có giá trị đặc biệt: giàu đạm, thơm ngon.

– Nước mắm cốt đế lâu trên 10 năm ngư dân gọi là nước mắm lú.

– Những người thợ lặng thường uống nước mắm lú để chống lạnh. Ngoài ra người ta còn dùng nó đế chữa các chứng đau bụng, cảm lạnh, trúng gió, ho khan, viêm họng.

– Sự tiêu thụ nước mắm đã phổ biến trên toàn thế giới và phổ biến trong các bữa ăn.

– Như đã đề cập đến ở tạp chí San Francissco Chronicle bếp trưởng đã gọi đó là thành phần “xúc tiến”, thứ mà người ta cần đến khi thức ăn của họ quá nhạt nhẽo hoặc cần phải có sự hoà trộn với nhau.

– Nước mắm, thứ chất lỏng có mùi đặc biệt, màu giống màu trà được coi là dầu thơm của các bữa ăn Á Đông đã xâm nhập vào cả bếp của người Phương Tây.

– Nước mắm PT được bảo hộ chỉ dẫn địa lý 30/5/2007.

– Từ 22/11/2011 đã có 42 cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nước mắm đã tình nguyện nộp đơn đăng ký và đã được cấp quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”

– 36 cơ sở đã sử dụng tem chỉ dẫn địa lý với hơn 2 triệu tem.

– Từ khi nước mắm Phan Thiết được mang chỉ dẫn địa lý người sản xuất, kinh doanh đã thực sự thay đổi nhận thức, họ đã chú trọng đến điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và giữ gìn thương hiệu nước mắm Phan Thiết.

– Nước mắm Phan Thiết được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là Top 50 đặc sản quà tặng Việt Nam (lần 1 – 2013).

 ĐẢO PHÚ QUÝ

Cù Lao Thu

– Thuộc tỉnh Bình Thuận, quần đảo gồm 12 đảo lớn nhỏ, cách Phan Thiết 56 hải lý (khoảng 104 km) Đông Nam.

– Diện tích 17,4 km² / Dân số 2018 tổng 30.971 người

– Phú Quý có các tên gọi: Cổ Long, Thuận Tịnh, Cù Lao Khoai Xứ, Cù Lao Thu…

– Phú Quý có 3 đơn vị hành chính cấp xã: Ngũ Phụng , Tam Thanh và Long Hải.

– Khí hậu gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa gió Nam, tháng 5 đến tháng 8 và mùa gió Bấc tháng 9 đến tháng 4 năm sau.

+ Ảnh hưởng bão hằng năm 10 – 16 cơn bão & áp thấp nhiệt đới.

+ Mùa gió Bấc thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ 2 – 6 đợt áp thấp nhiệt đới gây mưa to, gió lớn, biển động mạnh.

– Địa hình trên đảo tương đối bằng phẳng, thuộc dạng gò đồi.

– Trên đảo có dấu tích của 4 miệng núi lửa dưới nước và 2 chóp núi lửa ở trên đảo là núi Cấm, núi Ông Đụn.

+ Núi Cao Cát là phần sót lại của chùy núi lửa, ở sườn phía Đông tạo thành vách dốc đứng tạo thế đứng hùng vĩ, trên đỉnh có những khối đá trầm: tích-phun trào.

LỊCH SỬ

– Qua nhưng dấu tích khảo cổ phát hiện được cho thấy đảo đã được khai phá tạo nên cuộc sống ở đảo từ rất sớm:

+ Ở đây đã có một giống người Thượng sinh sống bằng nghề hái lượm và bắt cá ven biển.

+ Trải qua những biến thiên của lịch sử tỏ người Chăm đã có mặt ở đảo này qua sự tích Bàn Tranh.

+ Thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh, rất nhiều ngư dân thuộc các tỉnh duyên hải miền trung, hoặc chạy giặc lánh nạn.

+ Người Hoa cũng hòa nhập vào cộng đồng cư dân ở Phú Quý vào thế kỷ 17

– Thời Chúa Nguyễn Phú Quý có đến 14 làng và 1 ấp, mỗi làng được lập trên cơ sở một nhóm nhỏ ngư dân.

– Thời Pháp thuộc Phú Quý được thiết lập từ 11 làng về sau do sự sáp nhập các làng nhỏ lại thì còn 9 làng.

– 1977 huyện đảo Phú Quý chính thức được thành lập, thuộc tỉnh Thuận Hải gồm 3 xã: Long Hải, Ngũ Phụng và Tam Thanh.

– 1991 tỉnh Thuận Hải được tách thành 2 tỉnh là Bình Thuận và Ninh Thuận, Phú Quý trực thuộc tỉnh Bình Thuận như hiện nay.

Điện Gió Phú Quý

– Nhà máy điện gió đặt tại vùng đất xã Long Hải và Ngũ Phụng phía bắc huyện đảo Phú Quý, BT

– Dự án từ 2010 đến 2012, đây là dự án điện gió đầu tiên của Việt Nam sử dụng mô hình vận hành hỗn hợp gió – diesel.

– Tổng vốn đầu tư là 335 tỷ đồng do Tổng công ty Ðiện lực Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư.

– Các trụ có chiều cao 60 m, gồm ba cánh quạt, mỗi cánh dài 37 m, đường kính khi quạt quay là 75 m.

– Công suất lắp máy 6 MW với 3 tua bin, cung cấp hàng năm khoảng 25,4 triệu kWh, hoạt động liên hợp với nhà máy điện diesel 3 MW.

– Trước đây nguồn điện trên đảo Phú Quý chủ yếu được cung cấp từ Nhà máy điện Diesel, chỉ phát điện được 16 giờ/ngày

– Việc xây dựng nhà máy góp phần giải quyết tình hình thiếu điện sinh hoạt và nâng lên cung cấp điện toàn đảo 24/24

Hòn Tranh

– Cách cảng Phú Quý 600 m, nằm phía đông nam đảo Phú Quý.

– Diện tích 55 ha, rộng nhất 650 m về phía Bắc, hẹp nhất 290 m, chiều dài 1.176 m.

– Trước đây là một hoang đảo chủ yếu là cỏ tranh, không có dân cư sinh sống. Người dân qua bên hòn này để làm rẫy rồi mang cỏ tranh về để lợp mái nhà, cho nên gọi là Hòn Tranh.

– Hiện là nơi đặt trạm ra-đa quan sát biển của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam.

– Những sự kiện lịch sử

+ Vua Gia Long đã chọn Hòn Tranh làm nơi lánh nạn khi bị quân Tây Sơn đuổi bắt.

+ Quận công Bùi Huy Ích được thờ ở Miếu Trân Bắc, đã mất khi đang trên đường đi bảo vệ Nguyễn Ánh.

+ Trên hòn tranh có Vạn thờ 77 thần Nam Hải do ngư dân lập khi trôi dạt cùng ngày vào đảo.

+ Tháng 3 và 8 AL, người dân Phú Quý đều sang cúng giỗ Quận công Bùi Huy Ích và thần Nam Hải, cầu cho mùa biển no ấm.

+ Về phía nam còn có vũng phật, nơi xuất hiện linh thạch trong câu chuyện tâm linh ở Chùa Linh Quang.

– Phía Nam hòn Tranh có nhiều địa điểm đẹp là vũng Gấm, vũng Bàn, mũi Xương cá, vũng Phật, hang Cò Nước và hang Cò Khô, là nơi nghỉ đêm của nhà họ cò.

– Còn dọc theo bãi trước phía Tây là một dải cát trắng mịn màng, trinh nguyên.

– Với cấu trúc từ dung nham núi lửa phun trào, hòn Tranh còn sở hữu hệ thống hang động kỳ bí, nhiều dáng đá lạ màu chàm, xanh rêu đủ sức hấp dẫn khách yêu thích khám phá thiên nhiên.

Đền Thờ Công Chúa Bàn Tranh

– Tọa lạc tại xã Long Hải, đền thờ do người Chăm xây dựng vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI.

– Là di tích mang nhiều dấu ấn về giá trị về văn hóa, lịch sử và giao thoa văn hóa giữa người Việt và người Chăm.

– 2015 xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia.

– Được gọi theo tên của công chúa vương quốc Chămpa là Bàn Tranh

– Công chúa Bàn Tranh là người có công đầu trong việc đưa lên đảo những giống lương thực, hoa màu và hướng dẫn người dân trên đảo Phú Quý khai khẩn đất đai làm ruộng vườn, hình thành xóm làng và chỉ dạy người dân cách trồng trọt, làm nghề…

– Với những công lao to lớn đó, người Chăm nói riêng và người dân trên đảo Phú Quý nói chung đã tôn vinh gọi công chúa Bàn Tranh là Bà Chúa Xứ.

– Sau khi bà mất người dân trên đảo đã xây đền thờ cúng và gọi tên là đền thờ công chúa Bàn Tranh hay đền thờ Bà Chúa Xứ.

– Truyền thuyết kể rằng:

+ Công chúa Bàn Tranh vì không nghe lời vua cha nên bị kết tội phản nghịch và bị lưu đày ra hoang đảo.

+ Nàng được ban cho một số nô tỳ để hầu hạ và một chiếc thuyền buồm làm phương tiện ra đi.

+ Từ đó họ bắt đầu vỡ đất, làm nương, câu cá và tạo lập cuộc sống mới trên đảo hoang.

– Lễ hội đền thờ công chúa Bàn Tranh diễn ra vào ngày mùng 3 tháng giêng âm lịch.

– Thờ phụng công chúa Bàn Tranh được luân phiên mỗi làng thực hiện một năm., từ làng này qua làng khác diễn ra vào ngày mùng 4 tháng tư âm lịch.

Đền Thờ Thầy Nại

– Đền thờ Thầy Sài Nại tọa lạc trên một ngọn đồi cao thuộc xã Ngũ Phụng, Phú Quý.

– Dinh Mộ Thầy Sài Nại lại nằm ở thôn Đông Hải, Long Hải, Phú Quý.

– Tiểu sử thầy Sài Nại

* Theo truyền thuyết 1:

+ Sài Nại vốn là một nhà địa lý tài ba người Hoa.

+ Thầy cho rằng đảo Phú Quý là vùng địa linh nên muốn an táng ở đây khi mất.

+ Sau khi thầy qua đời, đoàn thuyền người Hoa mất 6 ngày để đến đảo an táng ông vào ban đêm.

+ Ngày tiếp theo, dân trên đảo đi làm mới phát hiện hương đèn tại khu vực mộ.

+ Tuy nhiên họ không thấy bóng người.

* Theo truyền thuyết 2:

+ Thầy Nại là một thương gia và thầy cũng là một thầy thuốc giỏi đến đảo trong một trận bão.

+ Sau khi kết nghĩa chị em với công chúa người Chăm Bàn Tranh, thầy Nại sinh sống trên đảo làm nghề bốc thuốc chữa bệnh, cứu giúp dân đảo.

+ Sau khi mất, thầy Nại được người dân chôn cất rồi đắp nên khu dinh mộ vào năm 1665.

– Đền thờ xây dựng từ thế kỷ 17, hơn 300 năm tồn tại đã quy tụ nhiều nét đặc sắc từ kiến trúc đến những nghi thức thờ cúng.

– Đền thờ gồm có cổng chính, võ ca, chính điện, bình phong.

– Mỗi làng trên đảo đều luân phiên trông coi đền thờ và làm lễ cúng hàng năm.

– Tại đền còn giữ 8 sắc phong của vua triều Nguyễn ban tặng.

– Đền thờ được người Chăm và người Việt trên đảo kế tiếp nhau trông nom, tôn tạo, thờ phụng và thực hiện các nghi thức tế lễ.

– Lễ cúng thầy diễn ra vào 4/4 ÂL hàng năm (Lễ Giao Phiên Kỵ Thầy) với những nghi thức cổ truyền mang đậm bản sắc văn hóa vùng biển nhằm nguyện cầu trời yên biển lặng, đất thái dân an.

Linh Quang Tự

– Chùa Linh quang hay còn gọi là Linh Quang Tự có ý nghĩa là hào quang, ánh sáng của chùa linh hiển chiếu sáng.

– Chùa quay về hướng Tây và được bố trí dạng chữ đinh, trình tự gồm: Toà chánh điện, cửa đại môn, nhà hội quán, nhà tăng, tháp vọng…

– 1996 Ngôi chùa này là một di tích lịch sử cấp quốc gia.

– Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thoải thuộc xã Tam Thanh, Phú Quý, Bình Thuận.

– Chùa được xây dựng vào cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII (vào thời Cảnh Hưng thứ 8)

– Đây là ngôi chùa cổ nhất tỉnh Bình Thuận và cũng là ngôi chùa cổ có tuổi cao trên tất cả các hòn đảo của Việt Nam .

– Thuở sơ khai, chùa Linh Quang chỉ là một tiểu am nằm trầm mặc trên đồi hoang vắng.

– Chùa có 3 bộ kinh kệ với 13 tượng phật Quan âm bằng đồng
+ Một tượng phật Thích Ca bằng gỗ
+ 10 cỗ bồng bằng sứ
+ 10 cỗ bồng bằng sành
+ 19 đĩa sứ, 19 chén sứ.

– Chùa còn lưu giữ một chiếc “đại đồng chuông”, được hoà thượng Huệ Đạo đúc tại chùa Trà Cang, Ninh Thuận vào 1795, được đúc rất công phu.

– Trong chùa còn có trống da, có tên là trống Bát Nhã. Thân trống là một khúc gỗ sao tròn liền thân, đường kính rộng gần 1m mà không ghép.

* Thời Chúa Nguyễn

– Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi và thất trận đã bôn ba đến đảo Phú Quý và chọn ngôi chùa Linh Quang làm nơi thiền ngụ.

– Chúa Nguyễn đã xây dựng lại chùa khang trang và xoay hướng ngôi chùa này theo hướng “tọa chấn hướng đoài” như trong bát quái.

* Chùa bị cháy

– Sau khi ngôi chùa bị cháy, nhân dân trên đảo Phú Quý tỏ lòng thành kính và đã bỏ công sức, của cải xây dựng lại chùa.

– Đang trong quá trình xây dựng, bất ngờ tại hòn Tranh, bỗng xuất hiện một Linh thạch (tảng đá thần) cứ vào ngày lành tháng tốt lại nổi lên, sau đó lại biến mất. Ngư dân trên đảo phát hiện và cho rằng đó là “tảng đá thần”.

– Các ngư dân đã bơi thuyền sang hòn Tranh lấy đá thần về xây chùa, tạc tượng để tôn thờ.

– Từ đó sự tích phật “Thiên Sanh” hình thành tại chùa, được tồn tại và lưu truyền trên đảo cho đến hôm nay.

VẠN AN THẠNH

– Tên gọi Vạn An Thạnh nói lên ước nguyện có một cuộc sống an khang, thịnh vượng của bà con ngư dân nơi đây.

– Di tích thuộc làng Triều Dương, xã Tam Thanh, Phú Quý, Bình Thuận

– 1996 Vạn An Thạnh xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

– Vạn An Thạnh đến nay còn lưu giữ gần 70 bộ xương cốt các loài cá voi.

– Có thể coi đây là một bảo tàng Hải dương học với những bộ sưu tập phong phú về cá Voi

– Vùng nông nghiệp có tên Đình và vùng ngư nghiệp ven biển và hải đảo có tên là Vạn.

– Đình hay Vạn đều thờ Thành Hoàng bổn xứ và Tiền hiền, Hậu hiền.

– Thần Thành Hoàng trong Vạn là phần thờ phụ còn chính thống vẫn là Thần Nam Hải.

– Vạn An Thạnh xây dựng thế kỷ XVI-XVII theo lối kiến trúc dân gian của người Việt như dạng đình làng gồm chính điện, nhà Tiền hiền, Võ ca.

– Vạn An Thạnh được kiến tạo hoàn chỉnh năm Tân Sửu 1781 tại bờ biển làng Triều Dương.

– Tân Sửu 1841 một con cá voi khổng lồ dạt vào biển trước vạn An Thạnh.

+ Ngư dân trên Đảo đã tổ chức mai táng “ông” với nghi thức long trọng và tôn nghiêm.

+ Đây là “ông” lớn nhất và cũng là vị đầu tiên được mai táng ở vạn nên được ngư dân gọi là “vị cố”

+ 15 tháng 10 ÂL hàng năm làm ngày giỗ chính thức của vạn An thạnh và cũng là ngày Tế Thu.

– Năm 1960 có một “cá ông” lớn trôi vào, chiều dài trên 25m, mai táng xong 3 năm sau đó ngư dân được mùa liên tiếp.

– Gắn với việc mai táng thờ cúng cá Voi là một lễ hội của ngư dân:

+ Mở đầu lễ hội, nhân dân chuẩn bị ghe thuyền, cờ, quạt, trống chiêng ra khơi nghinh đón cá ông.

+ Đội chèo Bả Trạo trong trang phục chỉnh tề biểu diễn những tiết mục dân gian chào mừng.

– Nhờ có vạn An Thạnh, nơi thờ cúng thần Nam Hải nên ngư dân rất an tâm khi ra khơi đánh bắt hải sản vì đã có “Ông Nam Hải” phù trợ tránh mọi nguy hiểm trên biển.

* Thời Chúa Nguyễn

– Vạn thờ cá ông đều được tôn trọng, vì theo sự tin sùng của nhân dân, cá ông đã nhiều lần giúp Nguyễn Ánh thoát nạn trên biển.

– Vạn An Thạnh được các vua Triều Nguyễn ban tặng 10 sắc phong.

+ Nội dung các sắc thần chủ yếu ban tặng “Nam Hải cự tộc Ngọc Lân”

+ Những “tướng lĩnh” giúp Nguyễn Ánh thoát nạn trên đảo khi bị quân Tây Sơn đánh đuổi.

Thú Vị Tục Nói Ngược

– Những năm trước đây, khi ghe thuyền ra đảo mỗi tuần một chuyến, đảo gần như biệt lập với đất liền.

– Dân trong Phan Thiết, Phan Rí gọi người ngoài đảo là dân Hòn.

– Tiếng nói, âm điệu rất khó nghe. Chưa nói đến vốn từ vựng sử dụng rất nhiều phương ngữ và từ cổ.

– Ví dụ như:

+ Ông Trời thì đọc là “ông Blời”, ông Trăng đọc là “ông Klăng”.

– Các âm “a” biến thành “e” như người dân miệt Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên.

– Nhiều từ địa phương nghe lần đầu không những không hiểu gì mà con giật thót người như:

+ Mời thầy cô giáo đến nhà ăn giỗ. Học sinh trên đảo sẽ nói : Nhà em có kỵ, ba mẹ em mời cô (thầy) đến “ăn chực”.

+ Hoặc như: cô giáo có khuôn mặt rất hiền lành, phúc hậu… Học sinh trên đảo sẽ mô tả như sau: “Em rất thương cô giáo vì cô có khuôn mặt rất…dữ” (dữ = hiền lành).

ban-do-du-lich-phu-quy
du-lich-phu-quy
zalo-le-toan-song

♥ Follow LÊ TOÀN SONG

♥ Ủng hộ tác giả soạn bài thuyết minh

Bằng cách DONATE 1 ly CAFFE qua 💸 MOMO O86 79 22 247 LE TOAN SONG hoặc Zalopay O86 79 22 247. Cám ơn các bạn!

 BÀI THUYẾT MINH KHÁC

 

Bạn muốn kết nối LE TOAN SONG Ngay!

Contact

Tại 145/6 Đường Số 1, Phường 4, Gò Vấp, HCM

Support 24/7

Hotline/Zalo 086 79 22 247 & 094 668 9939 để kết nối

Share This
0867922247
icons8-exercise-96 chat-active-icon