BÌNH HƯNG – BÌNH TIÊN
SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ CHĂMPA
- Người Chăm phân bố ven biển Nam Trung Bộ, tập trung nhiều ở Phan Rang, Phan Thiết và một bộ phận ở An Giang.
- Vương quốc Chăm ra đời cuối thế kỉ thứ II, gồm 2 bộ phận Chăm.
+ Phía Nam từ Phú Yên trở vào gọi là Nam Chăm.
+ Phía Bắc từ Bình định trở ra, thuộc tiểu quốc Lâm Ấp gọi là Bắc Chăm.
- Giữa thế kỷ IV Phạm Phật có công thống nhất Nam Chăm và Bắc Chăm lập ra vương quốc Chăm Pa
+ Chăm Pa tên gọi này có thể chỉ một loài hoa mà ta thường gọi là hoa Đại, hoa Sứ
+ Tên nhân vua Phạm Phật có thể gọi là Vua Bhadravarman được biết đến đầu tiên trong các bia kí để lại.
* Các Vương Triều Chính
- Từ đầu thế kỉ thứ VI đến năm 731.
+ Đây là thời kì cực thịnh của vương quốc Champa
+ Trải qua chín đời Vua và chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ giáo và văn hóa Ấn Độ
+ Kinh đô lúc này là Trà Kiệu, gọi là thành Sư Tử thuộc huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, cách Thánh Địa Mỹ Sơn 28km về phía Tây
- Từ 731 đến giữa thế kỉ thứ IX Bắc Chăm nhiều biến động nên trung tâm Chămpa chuyển về Khánh Hòa, tháp bà Ponagar có 6 đời vua.
- Từ giữa Thế kỉ thứ IX đến thế kỉ thứ X có 9 đời vua
+ Kinh đô Chămpa chuyển ra phía Bắc và xây dựng tại làng Đồng dương, bên bờ sông Ly Ly, một nhánh của sông Thu Bồn
+ Cách cố đô Trà Kiệu 15km về phía Nam.
+ Indrapura có nghĩa là “Thành phố chiếu đầy hào quang”.
+ Thời kì này Chămpa ảnh hưởng của Phật giáo
+ Đồng dương là tập hợp đền chùa và cung điện, với hơn 30 công trình kiến trúc có cả chùa Phật giáo và tháp Ấn độ giáo
- Vua Chăm năm 999 quyết định dời đô từ Đồng Dương về thành Đồ Bàn, với trung tâm được gọi là tháp Cánh Tiên An Nhơn, Bình Định
+ Vương triều này kéo dài khoảng 5 thế kỉ với nhiều biến động
+ Nhiều lần dời đô về phương Nam và lãnh thổ lúc này bị thu hẹp dần.
- Giữa thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVII
+ Sau khi thành Đồ Bàn thất thủ, vương quốc Chămpa bước vào giai đoạn cuối cùng,
+ Lãnh thổ phía bắc đến đèo Cù Mông, lúc đầu đóng đô ở Nha trang.
+ Đến giữa thế kỉ thứ XVII chuyển về vùng Phan Rang.
+ 1693 nhà Nguyễn chiếm được Phan Thiết thì vương triều Chăm pa mất hẳn độc lập, chỉ tồn tại bán tự chủ
+ Trong thời Vua Minh Mạng Chăm Pa trở thành một thành phần của dân tộc Việt Nam.
+ Hiện nay tại xã Phan Thanh huyện Bắc Bình, Bình Thuận có bà Thềm thuộc dòng dõi hoàng tộc Chăm còn giữ một số châu báu của vua Chăm như Vương miện, hoàng bào, bảo kiếm, đặc biệt trong vương miện có khoảng 1,5kg vàng.
TẬP QUÁN CƯ TRÚ NGƯỜI CHĂM
- Người Chăm quan niệm rằng:
+ Hướng Bắc là hướng ma quỷ
+ Hướng Đông là hướng của thần linh
+ Hướng Nam và hướng Tây là hướng của con người.
- Nhà ở Chăm hướng Nam & hướng Tây, công trình như tôn giáo như đền, tháp... quay về hướng Đông
- Người Chăm thường không xây nhà lớn và lợp ngói, bởi họ quan niệm nếu làm nhà to hơn đền, tháp là xúc phạm đến thần linh.
- Hiện nay Chăm đã dao thoa giao lưu văn hoá & kinh tế phát triển nên đồng bào Chăm đã xây dựng nhà ngói, nhà cao tầng khang trang, rộng rãi.
- Với quan niệm thần linh, ma quỷ thường hay cư ngụ ở những cây cổ nên trong các làng của người Chăm thường có rất ít cây cổ thụ to hoặc cây có tán lá rộng...
- Một số loại cây có chất chua như cây me, cây khế... những loại cây này được trồng lấy trái phục vụ cho nhu cầu cúng tế, tang ma..
- Khuôn viên nhà người Chăm còn có tục không trồng chuối, xoài, đu đủ... vì họ quan niệm chuối cũng chửa đẻ như người, còn xoài, đu đủ và các loại trái cây có trái khiến cho người ta nhòm ngó sinh lòng tham la...
- Hiện nay ở các làng Chăm, cây xanh đã nhiều hơn nhưng chủ yếu vẫn là các loại cây có liên quan đến tín ngưỡng của họ như me, dừa...
- Trong ăn uống, mỗi cộng đồng người Chăm theo các tôn giáo lại có tục kiêng ăn thịt một loại con vật:
+ Người Chăm Bàlamôn kiêng ăn thịt bò là do ảnh hưởng của tục thờ thần bò Nandi của thần Shiva. Bò thần còn có nhiệm vụ đưa người chết qua sông để về với thế giới bên kia.
+ Người Chăm Bàni kiêng ăn thịt heo theo tập tục của đạo Hồi. Theo người Chăm chính con heo là những con vật đã giúp giáo chủ Mohammed thoát hiểm trong một trận chiến.
- Đặc biệt, trong các nghi lễ chung của cộng đồng Chăm các con vật dùng để hiến tế thường là trâu, thỏ, cá, dê, gà...
- Chính vì vậy, trước đây trong vùng đồng bào Chăm, bò và lợn rất ít được nuôi, còn trâu, thỏ, dê, gà, cá lại được nuôi thả rất nhiều.
TẬP TỤC TUỔI TRƯỞNG THÀNH NGƯỜI CHĂM
- Chăm Bàlamôn ko có lễ thức sự trưởng thành. Tuy nhiên, khi lập gia đình, phải đến trình báo với tộc trưởng để sắm sửa lễ vật cúng thần linh.
Chăm Bàni
+ CON TRAI 15 tuổi lễ “Katat” cắt da quy đầu ượng trưng cho con trai theo tập tục Hồi giáo. Mang ý nghĩa lễ thành đinh & lễ nhập đạo của tín đồ Bàni.
+ Sau khi thực hiện nghi lễ này, người con trai có quyền lấy vợ & trở thành một tín đồ chính thức.
+ Khi đủ 18 tuổi, một nghi lễ nữa gọi là “Akrăk” - lễ này có ý nghĩa xác nhận sự thông thuộc kinh kệ và được quyền đọc kinh trong các dịp lễ hội của họ
+ CON GÁI 15 tuổi lễ “Karơh” được chuẩn bị rất kỹ càng và tổ chức rất rầm rộ & có quyền hôn nhân. Đồng thời, đây cũng là lễ xác nhận tín đồ của đạo.
- Chăm Islam theo Hồi giáo làm lễ cắt da quy đầu cho nam giới & tập tục cấm cung, khuê môn bất xuất đối với nữ giới.
TẬP TỤC TRONG HÔN NHÂN NGƯỜI CHĂM
- Mang đậm dấu ấn của chế độ mẫu hệ và các lễ nghi tôn giáo.
- Người con gái vẫn giữ vai trò chủ động trong hôn nhân, là người đi hỏi và cưới chồng
- Lễ cưới trải qua nhiều bước như: lễ đi chơi hay lễ trầu cau, lễ hỏi và lễ cưới.
- Chăm Bàni trước ngày cưới chính thức một ngày, nhà trai phải làm lễ đưa con trai mình ra khỏi nhà để “đi nuôi người khác”, họ hàng cùng ông mai của chú rể dẫn chàng trai về nhà gái.
- Chăm Bàlamôn sau ngày cưới, phải ở trong phòng the 3 ngày, sau đó đem bánh trái về thăm viếng cha mẹ họ hàng nhà trai.
- Chăm Islam thì bị ràng buộc bởi giáo luật Islam:
+ Việc tiếp xúc giữa nam và nữ bị hạn chế và hôn nhân là do cha mẹ quy định.
+ Lễ cưới chính thức được tổ chức tại nhà gái hay tại thánh đường.
+ Chú rể được họ hàng đưa đến nhà cô dâu và phải trải qua một số nghi thức nhất định như phải dự lễ gả, chú rể phải nghe những khuyến cáo về hôn nhân, phải trả lời trôi chảy những câu hỏi của vị chủ hôn nhà gái mang ý nghĩa như một lời thề…
- Trai Chăm khi lập gia đình thì họ đi ở rể, nhưng ly dị hay vợ chết hoặc đi lấy vợ khác thì họ phải để lại toàn bộ tài sản cho vợ hay người thừa kế bên vợ.
- Theo phong tục Hồi giáo, người đàn ông có quyền lấy 4 vợ,
- Chăm Bàni không được phép lấy 2 vợ nếu trái sẽ bị cộng đồng khinh rẻ và phạt rất nặng.
- Ngày nay, xã hội phát triển & giao lưu văn hóa giữa các dân tộc chế độ mẫu hệ Chăm cũng dần được thay đổi.
TẬP TỤC TRONG SINH ĐẺ NGƯỜI CHĂM
- Có thai phải kiêng kị rất nhiều thứ như không ăn đu đủ, chuối hột
- Không được ngồi ở lối cửa ra vào vì sợ tà ma làm cho đau yếu, bệnh tật.
- Trước đây, sinh nở trong một cái chòi riêng gọi là trại sinh.
- Lưu trú một tuần, xông hơi bằng lửa ngọn nên gọi là “nằm lửa lớn”.
- Sau một tuần, bà mụ làm lễ vái tổ và cho dời sản phụ vào trong nhà xông bằng lửa than, từ đây thì hết kiêng cữ.
- Ngày nay, phụ nữ Chămđến nhà hộ sinh khi sinh nở.
- Trước khi chuyển dạ thì sản phụ được bà mụ làm lễ cúng mụ gọi là “nhi mú bôi”.
- Khi sinh xong, không nằm ở chòi riêng mà nằm tại nhà & xông hơ bằng lửa than.
- Sau 3 ngày, bà mụ làm một lễ cúng gồm:
+ 3 quả trứng gà
+ 5 lá trầu, 5 miếng cau
+ 3 nắm cơm, 1 chén rượu
+ 1 cây đèn sáp.
- Thời gian nằm lửa & kiêng cữ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của sản phụ.
- Trong thời gian, người Chăm đốt một đám lửa ở sân nhà.
- Treo một nhánh xương rồng trước cổng (7 ngày cho con trai, 9 ngày cho con gái).
- Những người đang bệnh không được vào nhà sản phụ.
- Sản phụ và hài nhi luôn ở trong phòng kín tránh mọi sự tiếp xúc với người ngoài.
- Khi được đầy tháng, người Chăm sẽ làm lễ cúng đầy tháng gồm có gà, dừa, chuối, xôi, bánh ít.
- Con trai lấy họ cha, con gái lấy họ mẹ, nhưng hiện nay trong nhiều gia đình con cái cả trai lẫn gái đều lấy họ cha.
TẬP TỤC TRONG TANG LỄ
* Chăm Bàlamôn
- Nhiều nghi thức & phân chia theo tầng lớp xã hội khác nhau.
- Chia thành 4 đẳng cấp, theo 2 chế độ hỏa táng (thiêu) & địa táng (chôn).
- Tu sĩ, quý tộc, trí thức & dân lao động chân tay mới được theo chế độ thiêu.
- Tu sĩ và thuộc dòng quý tộc, trí thức thì đám tang được cử hành lớn có 4 ngày “Paseh” gọi là “đám 4 thầy”
- Lao động chân tay được cử hành đám tang nhỏ, có 2 thầy lễ chính gọi là “đám 2 thầy”.
- Còn đối với những người bình thường thì không được thiêu, chỉ có 1 thầy lễ gọi là “đám 1 thầy”.
- Ngày nay, không phân chia thành 4 đẳng cấp như trước mà thường có 3 hạng gồm:
+ Những tu sĩ, trí thức và người lao động chân tay thuộc dòng chết thiêu.
+ Còn những người bình thường ko điều kiện kinh tế chết chôn.
- Khu nghĩa địa gọi là Kut, mỗi tộc họ phải xây dựng một nhà Kut/nhà tổ. chung để thờ các bậc tổ tiên quá cố của họ tộc mình.
- Kut của người Chăm Bàlamôn có 3 biểu tượng chính và chọn đá theo tiêu chuẩn sau:
+ Biểu tượng chủ trì, dân gian còn gọi là biểu tượng bà Chúa Xứ: Hòn đá này phải chọn ở biển, để thể hiện sự bao dung như biển cả.
+ Biểu tượng đàn ông, phải chọn đá trên núi, thể hiện “công cha như núi Thái Sơn”.
+ Biểu tượng đàn bà, phải chọn đá ở sông để thể hiện “sữa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
- Theo tín ngưỡng Chăm khi mất có người thân bên cạnh gọi là chết lành
- Ngược lại thì phải giải tội từ 24 đến 48 giờ, sau đó tử thi được đem đến nhà lễ tiểu liệm, rồi mới làm lễ đại liệm.
- Đám tang thường được ấn định tối thiểu 4 ngày gồm 1 ngày cho ăn, 1 ngày nghỉ, 1 ngày chém cây và 1 ngày hỏa táng.
- Ngày hỏa táng phải là ngày tốt nếu không gặp ngày tốt thì có thể kéo dài thêm
* Chăm Bàni
- Người chết được chôn càng sớm càng tốt để được trở về với cát bụi.
- Từng loại đám tang và trong nghĩa địa cũng chia thành từng dãy, từng hàng (thường có 3 hàng cao, trung , thấp).
- Người có địa vị xã hội nào khi chết được chọn vào hàng tương ứng.
- Mộ người chết không đắp cao cũng không xây, hai đầu mộ được đặt 2 tảng đá.
- Sau lễ tang, làm lễ tuần cho người chết vào các ngày 7, 10, 30, 40, 100 ngày.
- Hàng năm, tại khu vực "động trắng" nơi sẽ thực hiện nghi lễ tảo mộ, cho tất cả những người đã mất trong gia đình, dòng họ.
- Mỗi hòn đá là 1 người đã khuất trong gia đình, hòn đá càng to thì người đó càng lớn tuổi và ngược lại.
- Mỗi gia đình có 1 hàng đá riêng biệt, không gia đình nào nhầm với gia đình nào.
* Chăm Islam theo luật đạo Hồi.
- Khi có người hấp hối, thân nhân sẽ tập trung lại để đọc kinh, người sắp chết được đặt nằm đầu quay về hướng Tây (thánh địa Mecca).
- Không để người chết ở trong nhà lâu và cũng chôn cất sơ sài không có hòm ván.
- Đám tang được cử hành lặng lẽ không kèn trống, khóc than.
- Mộ chí cũng không được đắp hoặc xây mà để bằng mặt đất, hai đầu có hai tảng đá
- Theo quan niệm Không đào mộ lên không có tục cải táng.
- Không tin vong hồn người chết có thể phù hộ nên việc cúng giỗ của họ rất đơn giản, chỉ đọc kinh chung để tưởng nhớ người đã mất
Các Từ Việt Có Nguồn Gốc Chăm
- Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị các từ: ni, mô, tê, ôn, mụ là những từ có xuất xứ từ ngôn ngữ Chăm.
+ “Ni” để nói là “đây”
+ “Tê” để chỉ cái “kia”
+ “moh” để diễn giải ở “đâu”
+ “ôn mụ” để nói là “ông bà”.
- Những vùng cộng canh cộng cư với dân tộc Chăm, người Kinh mượn hẳn từ ngữ Chăm để diễn giải các dụng cụ đặc trưng Chăm mà người Kinh không có hoặc có nhưng không cùng đặc điểm đó
+ Từ cà rá (gốc Chăm: karah) để chỉ chiếc “nhẫn” có tra hột đen đặc biệt của người Chăm
+ Từ cà tăng (gốc Chăm: ratơng) để chỉ một loại tấm đan tre để chắn lúa.
+ Từ chà bang (gốc Chăm: cabbang) để chỉ vật bị tẻ ra làm đôi
+ Từ chống tó’ (Gốc Chăm: patauk) để nói là “cây chống”
+ Từ chà tay (gốc Chăm: catei) để chỉ dụng cụ thợ mộc dùng để “gò” cho miếng gỗ được đều đặn
NON NƯỚC KHÁNH HOÀ
Đang cập nhật
VỊNH CAM RANH
Đang cập nhật
XOÀI CAM RANH
Đang cập nhật
BÁN ĐẢO BÌNH BA
Đang cập nhật
TIỂU SỬ ALEXANDER JOHN EMILE YERSIN
Đang cập nhật
Nha Trang
– Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm hành chính của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam.
– Diện tích khoảng 255 km²
– Dân số 2019 hơn 422.000 người
– Dân tộc Kinh, Hoa, Chăm…
– Trước đây, vùng đất Nha Trang vốn thuộc về Chiêm Thành, do đó các di tích của người Chăm vẫn còn tồn tại nhiều nơi ở Nha Trang.
– Nha Trang là đô thị loại I năm 2009, được mệnh danh là hòn ngọc của biển Đông.
– Viên ngọc xanh vì giá trị thiên nhiên, vẻ đẹp cũng như khí hậu của nó
* Lịch sử
– Trước thời thuộc Pháp, Nha Trang vẫn là một vùng đất còn hoang vu
– Thời Pháp thuộc, Nha Trang được coi là tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa
– Thời Mỹ, Nha Trang được thiết lập thành thị xã thược tỉnh Khánh Hoà
– Từ sau 1975, Nha Trang công nhận thành phố ven biển và dần nâng cấp lên đô thị loại I
* Các tên gọi
– Do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Aia Trang theo tiếng Chăm và Ea Trang theo tiếng Rađe
*Khí hậu
– Nha Trang có khí hậu 2 mùa.
+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 12 dương lịch, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm (1.025 mm).
+ Sự phân mùa khá rõ rệt mùa mưa và mùa khô và ít bị ảnh hưởng của bão.
+ Nhiệt độ ôn hòa quanh năm (25⁰C – 26⁰C)
Tháp Trầm Hương – Biểu Tượng Nha Trang
– Trầm Hương Khánh Hòa mang đậm những nét văn hóa và lịch sử lâu đời
– Gắn liền với truyền thuyết của người Chăm về Nữ Thần Ponagar- Bà Mẹ Xứ Sở biểu tượng cho cuộc sống hạnh phúc và thịnh vượng.
– Trầm Hương được sinh ra từ vết thương của cây Dó Bầu.
– Sau hàng chục năm tích Trầm & hấp thu tinh hoa linh khí từ Đất Trời
– Trầm Hương có thời gian tích càng lâu thì càng quý hiếm, càng có giá trị
– Theo thời gian nó trở thành vật phẩm khiến nhiều người săn đón từ thời xa xưa đến ngày nay:
+ Là linh khí của trời đất, thường được đeo bên người làm bùa hộ mệnh hay cất trong nhà làm của Gia bảo
+ Là linh vật dâng tiến Vua
+ Được đốt trong những đại lễ cúng tế linh thiêng, thể hiện lòng thành kính của con người với Tổ Tiên Trời Đất.
– Trầm Hương thiên nhiên có mùi hương đầy tinh túy, thoang thoảng, nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ, mang lại một cảm giác thoải mái, thư giãn
– Kích thích sự luân chuyển của khí và máu, điều hòa nhịp đập của tim, bổ thận khí, tạo giấc ngủ sâu, phòng và chữa trị bệnh tai biến mạch máu não, đau bụng, hen xuyễn và một số bệnh khác
– Trầm Hương được làm thành vòng đeo tay, vòng đeo cổ, móc chìa khóa, móc điện thoại, chế tác thành Tượng Phật và nhiều tác phẩm điêu khắc nghệ thuật có giá trị cao.
– Nhang Trầm thờ, nhang vòng, Trầm tháp, Trầm se… là những linh vật không thể thiếu của Người Khánh Hòa và du khách thập phương.
Vịnh Nha Trang
– Diện tích khoảng 507km2, bao gồm 19 đảo lớn nhỏ
+ Hòn Tre là đảo lớn nhất với diện tích 32,5km2
+ Hòn nhỏ nhất là Hòn Nọc với diện tích 4ha.
– Có khí hậu 2 mùa, mùa khô tháng 1 đến tháng 7, mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12, đây là kiểu nhiệt độ lý tưởng để phát triển du lịch biển đảo.
– Vùng vịnh quy tụ hầu hết các hệ sinh thái vùng biển nhiệt đới với các rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, cửa sông, đảo biển, bãi cát trắng mịn…
– Hòn Tre với khu nghỉ dưỡng và khu vui chơi Vinpearl Land, nổi tiếng với cáp treo vượt biển.
– Hòn Mun nơi có một hệ sinh thái đa dạng những rạn san hô phong phú bậc nhất thế giới.
– Trong vịnh có nhiều đảo là nơi sinh sống của loài chim yến, điều làm cho Nha Trang có món đặc sản yến sào trứ danh.
– Bãi Biển Nha Trang dọc theo đường Trần Phú kéo xuống Phạm Văn Đồng chính là bãi biển nối tiếp với biển xanh cát trắng thoai thoải.
Tắm Bùn Khoáng
– Cách trung tâm Nha Trang tầm 4 km, được bao dọc bởi dáng núi hùng vĩ và dòng sông Cái hiền hòa
– Kiến trúc thiết kế với các chất liệu gần gũi thiên nhiên: gỗ, đá, lá dừa sẽ mang lại cho quý khách cảm giác thư giãn, thoải mái.
– Khuôn viên rộng 12ha, được chia thành các phân khu riêng như: nhà chờ, khu tắm bùn gia đình, khu tắm bùn, khoáng ngoài trời, khu spa, hồ bơi, nhà hàng, villa, bungalow…
– Mô hình hồ tắm khoáng như hồ bơi khoáng, hồ ngâm khoáng hay hồ tạo sóng, công viên nước…
– Độ nóng từ 40 – 50 độ
– Bùn khoáng có hàm lượng đa vi lượng và tính sát khuẩn cao, lại chứa nhiều chất hữu cơ và vô cơ hút nước cao hơn nhiều so với các vùng khác trên cả nước
– Bùn còn được lọc với hệ thống lọc hiện đại, giúp chữa trị các loại bệnh khác nhau và làm đẹp, xả tress như:
* Trẻ hóa làn da và hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da
– Đặc tính vật lý, hóa học có tính sát khuẩn cao và tái tạo các tế bào từ bên trong.
– Làn da sau khi ngâm bùn sẽ được thải độc và săn sắc hơn rất nhiều.
– Trị liệu các bệnh da liễu như á sừng, vảy nến… cực kỳ hữu ích và hiệu quả.
– Tắm bùn thường xuyên còn giúp điều chỉnh lại rối loạn nội tiết nên có thể ngăn ngừa và chữa trị các loại mụn từ bên trong, giúp làn da mịn màng hơn rất nhiều.
– Bùn khoáng có chứa tính hút nước, lại chứa rất nhiều các chất khoáng cần thiết cho cơ thể:
+ Giúp tẩy đi một lớp da chết,
+ Giải độc da
+ Kích thích lưu thông mạch máu và chống lão hóa
+ Ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa da đến sớm.
* Tác dụng tốt đến xương khớp
– Với các hoạt chất đa vi lượng khoáng giúp thư giãn sự căng cơ bắp, tăng tái tạo các tế bào xương, cơ, thần kinh
– Đc xem như một liệu pháp điều trị các bệnh như thấp khớp, viêm khớp mãn tính, đau thần kinh tọa, đau cột sống, các bệnh mãn tính thuộc hệ vận động và các bệnh thuộc hệ thần kinh ngoại biên.
– Hiệu ứng nổi giúp dễ dàng vận động cơ thể trong nước, trọng lượng cơ thể còn 1/10 giúp xương khớp sẽ được phục hồi và tăng cường sức đề kháng.
* Thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng
– Ngâm mình trong bùn khoáng sẽ giúp cơ thể được thả lỏng, thư giãn hoàn toàn
– Giải pháp trị liệu cho tinh thần, giúp cơ thể khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái, chữa các bệnh như mất ngủ, căng thẳng thần kinh, thần kinh tọa
Vịnh Nha Phu
– Cách trung tâm TP Nha Trang 15km về phía Bắc, vịnh lớn nhất của tỉnh Khánh Hòa
– Với diện tích hơn 1.500 ha vịnh Nha Phu là nơi tập trung khoang 7 hòn đảo lớn nhỏ như: Hòn Đá Bạc, Hòn Lèo, Hòn Sầm, khu nghỉ mát Ninh Vân, Rừng ngập mặn đầm Nha Phu khoảng 40 ha…
– Có vùng biển lặng như tờ, nhưng có nơi lại rì rào sóng vỗ.
– Vịnh Nha Phu tồn tại khoảng 232 loài thực vật phù du:
+ 150 loài tảo Silic, chiếm 65%
+ Tảo Hai Roi chiếm 32%…
– Đầm Nha Phu còn được coi là môi trường lý tưởng để nuôi trồng thủy hải sản.
– Mô hình nhà bè, lồng nuôi hải sản với quy mô lớn, cung cấp nguồn thủy hải sản dồi dào cho tỉnh Khánh Hòa và những tỉnh lân cận.
– Đến với vịnh Nha Phu, đặc sản nổi tiếng ở đây đó là hàu sữa.
– Hàu được nuôi trong các lồng bè trên biển bởi chính người dân địa phương
– Nào hàu nướng mỡ hành, sốt kem của Ý, Trung Hoa, hàu nướng phô mai, cháo hàu…
– Cách trung tâm TP Nha Trang 15km về phía Bắc, vịnh lớn nhất của tỉnh Khánh Hòa
– Với diện tích hơn 1.500 ha vịnh Nha Phu là nơi tập trung của nhiều đảo lớn nhỏ như: Hòn Đá Bạc, Hòn Lèo, Hòn Sầm, khu nghỉ mát Ninh Vân, Rừng ngập mặn đầm Nha Phu khoảng 40 ha…
– Có vùng biển lặng như tờ, nhưng có nơi lại rì rào sóng vỗ.
– Vịnh Nha Phu tồn tại khoảng 232 loài thực vật phù du:
+ 150 loài tảo Silic, chiếm 65%
+ Tảo Hai Roi chiếm 32%…
– Đầm Nha Phu còn được coi là môi trường lý tưởng để nuôi trồng thủy hải sản.
– Mô hình nhà bè, lồng nuôi hải sản với quy mô lớn, cung cấp nguồn thủy hải sản dồi dào cho tỉnh Khánh Hòa và những tỉnh lân cận.
– Đến với vịnh Nha Phu, đặc sản nổi tiếng ở đây đó là hàu sữa.
– Hàu được nuôi trong các lồng bè trên biển bởi chính người dân địa phương
– Nào hàu nướng mỡ hành, sốt kem của Ý, Trung Hoa, hàu nướng phô mai, cháo hàu…
Đảo Khỉ Hòn Lao
* Giới thiệu
– Đảo Khỉ / Hòn Lao là một cù lao nhỏ với hình mũi lao, phóng thẳng ra biển.
– Diện tích 25ha với cảnh quan thiên nhiên trong lành, khí hậu mát mẻ, khung cảnh bình yên.
– Được ví như “hoa quả sơn” giữa đại dương, cách trung tâm TP Nha Trang khoảng 18km về phía bắc, thuộc vịnh Nha Phu
– 1975 các chuyên gia Liên Xô mang khỉ đến Hòn Lao để nuôi và nghiên cứu khoa học
– Về sau khỉ tự sản sinh và phát triển, trên đảo có nhiều khỉ sinh sống nên người địa phương gọi là đảo Khỉ.
– Hiện nay, có hơn 1500 con khỉ sống theo bầy đàn
– Đảo Khỉ có nhiều loài khỉ khác nhau như khỉ mặt đỏ, khỉ lông xám,… được nuôi thả trong các cánh rừng nguyên sinh.
– Với mục đích bảo tồn và phục vụ nhu cầu tìm hiểu, tham quan của du khách
* Tham Quan & Khám Phá
– XIẾC KHỈ
+ 3 suất diễn xiếc vào các khung giờ: 10h00, 14h00, 15h15
+ Chương trình biểu diễn xiếc khỉ, khỉ đua chó, khỉ bơi đua, khỉ đua mô tô… cùng các động tác điêu luyện của các chú khỉ khi biểu diễn.
+ Mỗi trò đều có nét thú vị, hấp dẫn riêng khiến ai cũng phải trầm trồ
– Công viên phao nổi
+ Diện tích gần 2000m2, top công viên phao lớn nhất tại Nha Trang.
+ 48 game vận động liên hoàn như leo vách núi, cầu thăng bằng, cầu trượt, đu xà…
– Hoạt động thể thao năng động
+ Trên hòn: thử thách đơn giản đến trò chơi cảm giác mạnh như bắn súng sơn, đua xe Prokat, cưỡi đà điểu,..
+ Mặt biển: lặn biển ngắm san hô, motor nước, dù bay
* 3 Không KHI ĐI ĐẢO KHỈ
– Không mang dây chuyền, vòng tay, đồ ăn…
– Không sờ đầu hoặc đụng đến chúng, đặc biệt khi khỉ ăn.
– Không lấy thức ăn của khỉ hoặc hù dọa, khiêu khích
Nhà hát Đó
– Nằm tại quần thể Vega City Nha Trang ở khu vực Bãi Tiên, Vĩnh Hòa, Nha Trang.
– Đây là địa điểm mang đậm bản sắc nghệ thuật, với vị trí đắc địa gần nhiều điểm du lịch nổi tiếng mà còn thuận lợi cho những ai muốn khám phá.
– Tổng quan kiến trúc
+ Thiết kế lấy cảm hứng từ hình dáng của chiếc “đó” – công cụ bắt cá truyền thống của người Việt.
+ Khánh thành vào 01/04/2023, cao 20 mét và diện tích toàn 2.500m²
+ Nhà hát thể hiện sự tinh tế của khung thép và lớp sơn màu vàng óng ánh.
– Không gian bên ngoài – vô số góc check in chất lừ
+ Mặt chính là mô hình “đó” thú vị được tạo nên từ những họa tiết san hô và viên ngọc trai mang vẻ đẹp lộng lẫy và sắc màu.
+ Khu vực tiểu cảnh cũng lấy cảm hứng từ những công cụ nông nghiệp truyền thống lý tưởng cho việc chụp ảnh sống ảo.
– Bên trong Nhà hát Đó – gây choáng ngợp
+ Không gian rộng lớn, biểu diễn đa dạng cả trên cạn và dưới nước với bể chứa 240m2 cùng khán đài rộng lớn có 536 chỗ ngồi.
+ Hệ thống âm thanh và đèn hiện đại với thiết bị đến từ Pháp và Châu Âu
– Giá vé Nhà hát Đó Nha Trang
+ Giá vé tham quan bên ngoài nhà hát: Miễn phí
+ Giá vé xem biểu diễn bên trong nhà hát: 350.000 – 500.000VNĐ/vé (Giá vé có thể thay đổi tùy từng thơi điểm)
+ Tần suất 3-4 buổi diễn mỗi tuần, cụ thể vào thứ 4, 6, 7 và Cn.
+ Thời gian các suất diễn bắt đầu từ 18:00 – 19:00 (thời lượng 1 giờ đồng hồ)
Chùa Long Sơn
– Gọi là chùa Phật Trắng, trước có tên là Đằng Long Tự toạ lạc dưới chân Hòn Trại Thuỷ (Hòn Xưởng).
– Nhà sư Ngộ Chí lập 1886, ban đầu chùa chỉ là một căn nhà tranh nằm tại đỉnh đồi Trại Thủy, nơi đặt tượng Phật trắng hiện nay.
– 1900 chùa bị sập sau một cơn bão, nên nhà sư quyết định dời xuống chân núi và đổi tên chùa thành Long Sơn Tự
+ Khuôn viên chùa có chiều rộng 44,5m
+ Chiều dài hơn 72m
+ Chính điện rộng 1.670m², có một tượng Phật Tổ bằng đồng đang ngồi thuyết pháp, cao 1,6m, nặng 700kg.
– Từ chùa, muốn lên đến đỉnh đồi Trại Thủy phải đi lên 193 bậc tam cấp.
– Tại bậc thứ 44 là tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn dài 17m, cao 5m, xây dựng 2003 & bức phù điêu mô tả cảnh 49 đệ tử túc trực niệm phật.
– Lên khỏi tượng Phật nằm 5m là tháp chuông với quả đại hồng chung cao 2,2m, nặng 1.500kg do phật tử tại Huế tặng năm 2002.
– Trên đỉnh đồi tượng Kim Thân Phật tổ / Tượng Phật Trắng ngồi thuyết pháp, tượng cao 21m, đài sen làm đế cao 7m
– Tượng được xây từ năm 1963 do sự đóng góp của tăng ni phật tử của vùng lân cận.
– Xung quanh đài sen là chân dung bảy vị hòa thượng, đại đức đã tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm.
– Dưới chân đài sen là bức tường chia thành những ngăn nhỏ để chứa hài cốt do các gia đình Phật tử gửi.
Tháp Bà Ponagar
– Quần thể kiến trúc thuộc nền văn hóa Chăm Pa có quy mô vào loại lớn nhất còn lại ở miền Trung
– Được xây dựng từ TK 8 đến TK 13, thời kỳ đạo Hinđu Ấn Độ Giáo đang cường thịnh tại Vương quốc Chăm Pa cổ.
– Tháp Bà là ngôi đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao 50m so với mực nước biển, ở cửa sông Cái
– Cách TTTP Nha Trang khoảng 2 km về phía bắc, phường Vĩnh Phước
– Tên gọi “Tháp Po Nagar” là tên chung cả công trình kiến trúc, cũng là tên ngọn tháp lớn nhất cao 23m
– Nữ vương Po Nagar hay Bà Đen nguời Việt Nam gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana là vị nữ thần
+ Được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển
+ Người tạo dựng ra trái đất, sản sinh gỗ quí, cây cối và lúa gạo.
– Bà có 97 chồng, trong đó chỉ một mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn cả.
– Bà có 38 người con gái, tất cả đều hóa thân thành nữ thần
– Trong đó có ba người được người Chăm chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phụng cho tới ngày nay:
+ Po Nagar Dara – nữ thần Kauthara Khánh Hòa
+ Po Rarai Anaih – nữ thần Panduranga Ninh Thuận
+ Po Bia Tikuk – nữ thần Manthit Phan Thiết
– Tương truyền, tượng bà Thiên Y Thánh Mẫu Ana theo tín ngưỡng phồn thực của người Chăm, không có quần áo, nhưng đến nay đã được Việt hoá, nữ thần ăn mặc theo kiểu Phật giáo.
* Tổng thể kiến trúc của Po Nagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên
– Ở tầng thấp, ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa
+ Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.
– Ở tầng giữa gọi là Mandapa ( tức là nhà khách, nhà tĩnh tâm) dành cho khách hành hương nghỉ ngơi, chuẩn bị lễ vật và sửa soạn trang phục trước khi làm lễ chính thức ở trên.
+ dài 20m, rộng 15m, gồm 4 hàng cột hình bát giác( bao gồm 10 cột lớn và 12 cột nhỏ)
+ Trên thân các cột lớn có các lỗ mộng, khoét sâu vào thân cột , đối xứng ngang bằng với đỉnh của các cột nhỏ
– Tầng trên cùng là nơi các ngọn tháp toạ lạc
+ Những ngôi tháp được xây dựng theo kiểu Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính.
+ Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Po Nagar.
+ Tháp có 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ.
+ Bên trong là tượng nữ thần (cao 2,6 m) tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm hương, và xa hơn nữa là bằng vàng) ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề.
+ Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chămpa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi.
– Trên đỉnh tháp có tượng thần Shiva cỡi ngưu thần Nandin, và các tượng linh vật như chim thiên nga, dê, voi…
– Mặt ngoài tường tháp lại được trang trí bởi những hình điêu khắc vào đá như những vũ công, người chèo thuyền, xay gạo hay đi săn với cung tên.
– Cửa chính ở phía đông dẫn vào một tiền sảnh, ở hai bên cửa có hai trụ đá được khắc truyền ký, đỡ một phiến đá hình thuẫn có khắc hình nữ thần Durga đang múa giữa hai nhạc công.
– Bên trong tháp tối và lạnh.
– Cuối tháp có một bệ thờ bằng đá đặt tượng Bà Po Nagar với mười cánh tay
– Hai bàn tay dưới đặt trên hai đầu gối, các bàn tay khác thì cầm những vât dụng như đoản kiếm, mũi tên, chùy và cây lao ở bên phải và chuông, đĩa, cung và tù và ở bên trái.
– Các tháp khác thờ: thần Siva, thần Sanhaka, thần Ganeca
– Trong quần thể kiến trúc này còn lưu giữ nhiều bia ký cổ nhất của người Chăm
+ Ghi lại việc cúng ruộng và dân công nô lệ cho nữ thần
+ Những lời ngợi ca Thánh Mẫu
+ Liệt kê những cống phẩm quí giá cũng như những tốn kém trong quá trình xây dựng tháp.
– Khu di tích Tháp Bà được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1979
– Lễ hội Tháp Bà thường diễn ra từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm với nhiều hoạt động hoạt động phong phú, đa dạng nhằm giới thiệu, tôn vinh những nét đẹp của văn hoá Chăm và được xếp hạng là một trong 16 lễ hội quốc gia.
Nhà Thờ Núi
– Tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ cạnh Ngã Sáu, trung tâm TP. Nha Trang
– Tên chính nhà thờ là Nhà Thờ Chánh Tòa Kito Vua, nhưng thường được người dân trong vùng gọi giản dị Nhà thờ đá, nhà thờ Núi.
– Xây dựng 3 / 9 / 1928 người Pháp đến Nha Trang đã cho xẻ đôi núi Hòn Một
+ Nửa phía Tây của ngọn núi này được san phẳng bởi 500 quả mìn để có diện tích 4.500m2 xây nhà thờ.
+ Tháng 12-1941, công trình được hoàn tất và cái tên nhà thờ Núi cũng do đó mà có.
– Nhìn từ xa, công trình kiến trúc đồ sộ giống như xây dựng bằng đá chẻ, nhưng thực tế đá chẻ chỉ được dùng lát đường và sân.
– Các bức tường của nhà thờ được xây bằng táp lô xi măng.
– Phần mái bằng của hành lang chạy dọc hai bên được đổ bê tông cốt thép
– Mái vòm của nhà nguyện đều được dùng cốt tre cật và lưới thép mắt cáo.
– Nhà thờ Núi mang đậm kiểu kiến trúc nhà thờ Gotic với 3 phần rõ rệt:
+ Phần dưới cùng là cửa
+ Phần giữa là ô cửa sổ tròn to bằng kính màu được tô điểm những bông hoa hồng
+ Phần trên cùng là hành lang và hai tháp chuông.
– Nét độc đáo của nhà thờ chính là bộ chuông đồng được treo trên tháp chuông.
– Đây là những quả chuông do hãng chuông nổi tiếng Bourdon Carillond của Pháp chế tạo và cung cấp.
– Trong một chuyến kinh lý vào tháng 2-1933, vua Bảo Đại đã đến thăm khi công trình đang được hoàn thiện.
– Trên tháp chuông còn có gắn 1 chiếc đồng hồ lớn, có 4 mặt quay ra 4 hướng.
– Khu cung thánh là một không gian mở, những bức tranh Thánh bằng kính màu ở đây tạo nên vẻ đẹp rực rỡ và sang trọng.
– Có mặt ở Nha Trang hơn 80 năm, giống như một lâu đài cổ đại La Mã.
– Đứng chắc trên một đầu non, với bộ áo xám tro, công trình xây dựng này vẫn vững chãi, hiên ngang trước mưa nắng, gió sương.
– Nhiều cặp uyên ương cũng chọn nơi đây để tổ chức đám cưới, chứng nhận cho sự thăng hoa, kết trái của tình yêu.
Khu Du Lịch Hòn Chồng
Đang cập nhật
Viện Hải Dương Học
– Xây dựng dưới thời Pháp thuộc, vào đầu thế kỷ 20, sau đó được đưa về Viện Đại học Sài Gòn quản lý.
– Viện là nơi nghiên cứu, lưu trữ, bảo vệ sinh vật biển lớn nhất Đông Dương
– Viện vẫn lưu trữ hơn 24.000 loại sinh vật biển
+ Viện cũng nuôi rất nhiều sinh vật biển sống
+ Giúp khách du lịch có thể tận mắt quan sát, tìm hiểu về cuộc sống dưới đại dương tại vùng biển Việt Nam & Đông Nam Á
– Khám phá bảo tàng Trường Sa, Hoàng Sa thu nhỏ.
– Tham quan khu lưu trữ mẫu vật
+ Lưu giữ hơn 4.000 mẫu vật, từ các sinh vật sống đến mẫu vật tiêu bản.
+ Viện lưu giữ nhiều sinh vật vô cùng thân thuộc, từ tôm, cá, mực, đến cá bò, cá đuối, cá mập.
+ Đây chắc chắn sẽ là kho tàng kiến thức sinh vật biển cực kỳ bổ ích và sinh động để các bạn trau dồi kiến thức
– Chiêm ngưỡng sự đồ sộ của bộ xương cái voi, trai khổng lồ, cá tầm, bò biển hay các mẫu hóa thạch với niên đại hàng trăm năm vô cùng đặc sắc.
– Khu tham quan ngoài biển, thỏa thích ngắm nhìn sinh vật biển qua lớp kính dưới đáy thuyền từ 9:00 – 11:00 mỗi ngày
– Một số lưu ý khi tham quan
+ Hãy đọc kỹ trước khi bắt đầu chuyến tham quan bảo tàng.
+ Đảm bảo vệ sinh chung tại khu bảo tồn. Không vứt rác bừa bãi.
+ Không chụp ảnh bật đèn flash
+ Trang phục và giày dép thoải mái để có thể thỏa thích khám phá Viện mà không gặp bất kỳ trở ngại vào.
+ Không tự ý sờ mó, cầm nắm các mẫu vật trong viện bảo tàng.
+ Không đùa giỡn, chạy nhảy tại các khu vực trưng bày mẫu vật, bể kính.
THỦY CUNG TRÍ NGUYÊN
Đang cập nhật
LÀNG YẾN MAI SINH
– Năm 2011, Làng yến Mai Sinh – quần thể làng yến của Nhà yến Nha Trang ra đời hương tới “phục vụ tốt nhất cho sức khỏe cộng đồng”.
– Cách trung tâm TP Nha Trang chỉ 3km, tại Cầu Dứa, 01 Vĩnh Châu, Vĩnh Hiệp, Nha Trang, soi mình bên sông Quán Trường thơ mộng.
– Với diện tích 11.000m2, xây dựng thành công 12 nhà chim yến, điểm nhấn là một trung tâm mua sắm hiện đại.
– Khám phá mô hình hang động Chim Yến
+ Tái hiện chân thật nhất về thế giới diệu kỳ của chim Yến
+ Tìm hiểu cách thức thu hoạch tổ Yến của người cố xưa.
+ Cách dẫn dụ chim Yến vào nhà.
+ Kỹ thuật xây dựng nhà chim
+ Cách thức khai thác tổ Yến trong nhà
– Tham quan khu vực thờ tổ ngành Yến Sào
+ Nơi linh thiêng định tâm mặc niệm tưởng nhớ phúc ân Đức tổ ngành nghề Yến sào.
– Tham quan khu vực sơ chế tổ Yến
+ Công xưởng sơ chế tổ Yến sạch với tất cả quy trình được áp dụng theo tiêu chuẩm ISO
+ Trải nghiệm khoảnh khắc kiên nhẫn cao độ qua việc thử nghiệm làm sạch lông tổ Yến cùng công nhân tại xưởng.
– Tham quan, mua sắm tại khu tích hợp thương mại Yến sào
+ Thế mạnh tự đầu tư và khai thác trực tiếp tại Nha Trang, du khách sẽ được thoả sức mua sắm các sản phẩm Yến sào có chất lượng và giá cạnh tranh tốt nhất trên thị trường.
+ Làng Yến Mai Sinh đã nghiên cứu và sản xuất hơn 40 loại sản phẩm chế biến từ tổ Yến. Đem lại nhiều cơ hội cho khách hàng để chăm sóc sức khoẻ hoặc làm quà tặng.
– Tham quan khu vực Mai Sinh Center với các sản phẩm mang dấu ấn bản sắc dân tộc, quê hương, dành cho cá nhân hoặc làm quà cho người thân.
– Sống ảo với góc phố ô dù “Agueda [a-huế-da]” cùng những bức tường màu huyền thoại
– Thưởng thức coffee – điểm tâm theo phong cách “Riverside” /ˈrɪv.ə.saɪd/ [rí.vờ.sài.đ] ven sông
– Ẩm thực cơm đoàn lữ hành phù hợp với khẩu vị từng vùng miền
– Nhà Hàng cơm đoàn Làng Yến Mai Sinh với không gian thoáng rộng 1.000m2
Chợ Đầm
Đang cập nhật
BÀI THUYẾT MINH KHÁC
Bạn muốn kết nối LE TOAN SONG Ngay!
Contact
Tại 145/6 Đường Số 1, Phường 4, Gò Vấp, HCM
Support 24/7
Hotline/Zalo 086 79 22 247 & 094 668 9939 để kết nối