Tuyến Sài Gòn – Phan Rang – Vĩnh Hy – Ninh Thuận

doi-cat-nam-cương-ninh-thuan
Suối khoáng Vĩnh Hảo

– Vĩnh Hảo là nhãn hiệu nước khoáng đầu tiên tại Việt Nam, được khai thác từ nguồn tại xã Vĩnh Hảo, Tuy Phong, Bình Thuận.

– Sản phẩm chính của Vĩnh Hảo là nước khoáng có ga và nước khoáng không ga, thích hợp dùng hằng ngày.

– Nước uống giải khát/nước ngọt được sản xuất trên nền nước khoáng là nước Khoáng Chanh nhãn Lemona.

– Nằm dưới chân dãy Trường Sơn , nơi giao hòa giữa núi và biển, chắc lọc tinh túy từ thiên nhiên

– Nguồn Nước Vĩnh Hảo như một món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người.

– Bản chất của nước khoáng Vĩnh Hảo là nước khoáng nóng có Natri Cacbonat, gần với thành phần của nước khoáng Vichy nỗi tiếng thế giới của Pháp

– Theo báo cáo phân tích nước do cơ sở khoáng sản & Viện Pasteur SaiGon thực hiện năm 1919

– Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá nước khoáng Vĩnh Hảo có giá trị đặc biệt không chỉ ở Việt Nam mà còn là mỏ khoáng quý hiếm của vùng Đông Nam Á.

* Truyền thuyết nước khoáng Vĩnh Hảo:

– Từ ngàn xưa, nước suối nóng EAMU được xem như Nước Thánh.

– Nó chỉ được dùng trong những cuộc tế lễ thần linh và trị bệnh.

– Đến đầu thế kỷ XIV, tương truyền
+ Huyền Trân Công chúa được vua cha Trần Nhân Tôn gả cho vua Chiêm Thành là Chế Mân
+ Trong một chuyến đi ngao du sơn thủy vùng đồi núi, tình cờ dừng chân bên dòng suối nóng đang phun trào, trong vắt yên ả
+ Và chính nàng đặt tên cho dòng suối là Vĩnh Hảo với mong muốn mối bang giao giữa hai nước Việt – Chiêm đời đời vững bền và tốt đẹp.

– Các đời vua triều Nguyễn sau này cũng đã cho xây nhà tại khu vực nguồn suối để nghỉ ngơi và dưỡng bệnh.

– Năm 1928, người Pháp phát hiện chất lượng tuyệt hảo của nguồn suối khoáng Vĩnh Hảo. Từ đó, Vichy Việt Nam ra đời.

SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ CHĂMPA

- Người Chăm phân bố ven biển Nam Trung Bộ, tập trung nhiều ở Phan Rang, Phan Thiết và một bộ phận ở An Giang.

- Vương quốc Chăm ra đời cuối thế kỉ thứ II, gồm 2 bộ phận Chăm.
+ Phía Nam từ Phú Yên trở vào gọi là Nam Chăm.
+ Phía Bắc từ Bình định trở ra, thuộc tiểu quốc Lâm Ấp gọi là Bắc Chăm.

- Giữa thế kỷ IV Phạm Phật có công thống nhất Nam Chăm và Bắc Chăm lập ra vương quốc Chăm Pa
+ Chăm Pa tên gọi này có thể chỉ một loài hoa mà ta thường gọi là hoa Đại, hoa Sứ
+ Tên nhân vua Phạm Phật có thể gọi là Vua Bhadravarman được biết đến đầu tiên trong các bia kí để lại.

* Các Vương Triều Chính

- Từ đầu thế kỉ thứ VI đến năm 731.
+ Đây là thời kì cực thịnh của vương quốc Champa
+ Trải qua chín đời Vua và chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ giáo và văn hóa Ấn Độ
+ Kinh đô lúc này là Trà Kiệu, gọi là thành Sư Tử thuộc huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, cách Thánh Địa Mỹ Sơn 28km về phía Tây

- Từ 731 đến giữa thế kỉ thứ IX Bắc Chăm nhiều biến động nên trung tâm Chămpa chuyển về Khánh Hòa, tháp bà Ponagar có 6 đời vua.

- Từ giữa Thế kỉ thứ IX đến thế kỉ thứ X có 9 đời vua
+ Kinh đô Chămpa chuyển ra phía Bắc và xây dựng tại làng Đồng dương, bên bờ sông Ly Ly, một nhánh của sông Thu Bồn
+ Cách cố đô Trà Kiệu 15km về phía Nam.
+ Indrapura có nghĩa là “Thành phố chiếu đầy hào quang”.
+ Thời kì này Chămpa ảnh hưởng của Phật giáo
+ Đồng dương là tập hợp đền chùa và cung điện, với hơn 30 công trình kiến trúc có cả chùa Phật giáo và tháp Ấn độ giáo

- Vua Chăm năm 999 quyết định dời đô từ Đồng Dương về thành Đồ Bàn, với trung tâm được gọi là tháp Cánh Tiên An Nhơn, Bình Định
+ Vương triều này kéo dài khoảng 5 thế kỉ với nhiều biến động
+ Nhiều lần dời đô về phương Nam và lãnh thổ lúc này bị thu hẹp dần.

- Giữa thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVII
+ Sau khi thành Đồ Bàn thất thủ, vương quốc Chămpa bước vào giai đoạn cuối cùng,
+ Lãnh thổ phía bắc đến đèo Cù Mông, lúc đầu đóng đô ở Nha trang.
+ Đến giữa thế kỉ thứ XVII chuyển về vùng Phan Rang.
+ 1693 nhà Nguyễn chiếm được Phan Thiết thì vương triều Chăm pa mất hẳn độc lập, chỉ tồn tại bán tự chủ
+ Trong thời Vua Minh Mạng Chăm Pa trở thành một thành phần của dân tộc Việt Nam.
+ Hiện nay tại xã Phan Thanh huyện Bắc Bình, Bình Thuận có bà Thềm thuộc dòng dõi hoàng tộc Chăm còn giữ một số châu báu của vua Chăm như Vương miện, hoàng bào, bảo kiếm, đặc biệt trong vương miện có khoảng 1,5kg vàng.

TẬP QUÁN CƯ TRÚ NGƯỜI CHĂM

- Người Chăm quan niệm rằng:
+ Hướng Bắc là hướng ma quỷ
+ Hướng Đông là hướng của thần linh
+ Hướng Nam và hướng Tây là hướng của con người.

- Nhà ở Chăm hướng Nam & hướng Tây, công trình như tôn giáo như đền, tháp... quay về hướng Đông

- Người Chăm thường không xây nhà lớn và lợp ngói, bởi họ quan niệm nếu làm nhà to hơn đền, tháp là xúc phạm đến thần linh.

- Hiện nay Chăm đã dao thoa giao lưu văn hoá & kinh tế phát triển nên đồng bào Chăm đã xây dựng nhà ngói, nhà cao tầng khang trang, rộng rãi.

- Với quan niệm thần linh, ma quỷ thường hay cư ngụ ở những cây cổ nên trong các làng của người Chăm thường có rất ít cây cổ thụ to hoặc cây có tán lá rộng...

- Một số loại cây có chất chua như cây me, cây khế... những loại cây này được trồng lấy trái phục vụ cho nhu cầu cúng tế, tang ma..

- Khuôn viên nhà người Chăm còn có tục không trồng chuối, xoài, đu đủ... vì họ quan niệm chuối cũng chửa đẻ như người, còn xoài, đu đủ và các loại trái cây có trái khiến cho người ta nhòm ngó sinh lòng tham la...

- Hiện nay ở các làng Chăm, cây xanh đã nhiều hơn nhưng chủ yếu vẫn là các loại cây có liên quan đến tín ngưỡng của họ như me, dừa...

- Trong ăn uống, mỗi cộng đồng người Chăm theo các tôn giáo lại có tục kiêng ăn thịt một loại con vật:
+ Người Chăm Bàlamôn kiêng ăn thịt bò là do ảnh hưởng của tục thờ thần bò Nandi của thần Shiva. Bò thần còn có nhiệm vụ đưa người chết qua sông để về với thế giới bên kia.
+ Người Chăm Bàni kiêng ăn thịt heo theo tập tục của đạo Hồi. Theo người Chăm chính con heo là những con vật đã giúp giáo chủ Mohammed thoát hiểm trong một trận chiến.

- Đặc biệt, trong các nghi lễ chung của cộng đồng Chăm các con vật dùng để hiến tế thường là trâu, thỏ, cá, dê, gà...

- Chính vì vậy, trước đây trong vùng đồng bào Chăm, bò và lợn rất ít được nuôi, còn trâu, thỏ, dê, gà, cá lại được nuôi thả rất nhiều.

TẬP TỤC TUỔI TRƯỞNG THÀNH NGƯỜI CHĂM

- Chăm Bàlamôn ko có lễ thức sự trưởng thành. Tuy nhiên, khi lập gia đình, phải đến trình báo với tộc trưởng để sắm sửa lễ vật cúng thần linh.

 Chăm Bàni
+ CON TRAI 15 tuổi lễ “Katat” cắt da quy đầu ượng trưng cho con trai theo tập tục Hồi giáo. Mang ý nghĩa lễ thành đinh & lễ nhập đạo của tín đồ Bàni.
+ Sau khi thực hiện nghi lễ này, người con trai có quyền lấy vợ & trở thành một tín đồ chính thức.
+ Khi đủ 18 tuổi, một nghi lễ nữa gọi là “Akrăk” - lễ này có ý nghĩa xác nhận sự thông thuộc kinh kệ và được quyền đọc kinh trong các dịp lễ hội của họ
+ CON GÁI 15 tuổi lễ “Karơh” được chuẩn bị rất kỹ càng và tổ chức rất rầm rộ & có quyền hôn nhân. Đồng thời, đây cũng là lễ xác nhận tín đồ của đạo.

- Chăm Islam theo Hồi giáo làm lễ cắt da quy đầu cho nam giới & tập tục cấm cung, khuê môn bất xuất đối với nữ giới.

TẬP TỤC TRONG HÔN NHÂN NGƯỜI CHĂM

- Mang đậm dấu ấn của chế độ mẫu hệ và các lễ nghi tôn giáo.

- Người con gái vẫn giữ vai trò chủ động trong hôn nhân, là người đi hỏi và cưới chồng

- Lễ cưới trải qua nhiều bước như: lễ đi chơi hay lễ trầu cau, lễ hỏi và lễ cưới.

- Chăm Bàni trước ngày cưới chính thức một ngày, nhà trai phải làm lễ đưa con trai mình ra khỏi nhà để “đi nuôi người khác”, họ hàng cùng ông mai của chú rể dẫn chàng trai về nhà gái.

- Chăm Bàlamôn sau ngày cưới, phải ở trong phòng the 3 ngày, sau đó đem bánh trái về thăm viếng cha mẹ họ hàng nhà trai.

- Chăm Islam thì bị ràng buộc bởi giáo luật Islam:
+ Việc tiếp xúc giữa nam và nữ bị hạn chế và hôn nhân là do cha mẹ quy định.
+ Lễ cưới chính thức được tổ chức tại nhà gái hay tại thánh đường.
+ Chú rể được họ hàng đưa đến nhà cô dâu và phải trải qua một số nghi thức nhất định như phải dự lễ gả, chú rể phải nghe những khuyến cáo về hôn nhân, phải trả lời trôi chảy những câu hỏi của vị chủ hôn nhà gái mang ý nghĩa như một lời thề…

- Trai Chăm khi lập gia đình thì họ đi ở rể, nhưng ly dị hay vợ chết hoặc đi lấy vợ khác thì họ phải để lại toàn bộ tài sản cho vợ hay người thừa kế bên vợ.

- Theo phong tục Hồi giáo, người đàn ông có quyền lấy 4 vợ,

- Chăm Bàni không được phép lấy 2 vợ nếu trái sẽ bị cộng đồng khinh rẻ và phạt rất nặng.

- Ngày nay, xã hội phát triển & giao lưu văn hóa giữa các dân tộc chế độ mẫu hệ Chăm cũng dần được thay đổi.

TẬP TỤC TRONG SINH ĐẺ NGƯỜI CHĂM

- Có thai phải kiêng kị rất nhiều thứ như không ăn đu đủ, chuối hột

- Không được ngồi ở lối cửa ra vào vì sợ tà ma làm cho đau yếu, bệnh tật.

- Trước đây, sinh nở trong một cái chòi riêng gọi là trại sinh.

- Lưu trú một tuần, xông hơi bằng lửa ngọn nên gọi là “nằm lửa lớn”.

- Sau một tuần, bà mụ làm lễ vái tổ và cho dời sản phụ vào trong nhà xông bằng lửa than, từ đây thì hết kiêng cữ.

- Ngày nay, phụ nữ Chămđến nhà hộ sinh khi sinh nở.

- Trước khi chuyển dạ thì sản phụ được bà mụ làm lễ cúng mụ gọi là “nhi mú bôi”.

- Khi sinh xong, không nằm ở chòi riêng mà nằm tại nhà & xông hơ bằng lửa than.

- Sau 3 ngày, bà mụ làm một lễ cúng gồm:
+ 3 quả trứng gà
+ 5 lá trầu, 5 miếng cau
+ 3 nắm cơm, 1 chén rượu
+ 1 cây đèn sáp.

- Thời gian nằm lửa & kiêng cữ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của sản phụ.

- Trong thời gian, người Chăm đốt một đám lửa ở sân nhà.

- Treo một nhánh xương rồng trước cổng (7 ngày cho con trai, 9 ngày cho con gái).

- Những người đang bệnh không được vào nhà sản phụ.

- Sản phụ và hài nhi luôn ở trong phòng kín tránh mọi sự tiếp xúc với người ngoài.

- Khi được đầy tháng, người Chăm sẽ làm lễ cúng đầy tháng gồm có gà, dừa, chuối, xôi, bánh ít.

- Con trai lấy họ cha, con gái lấy họ mẹ, nhưng hiện nay trong nhiều gia đình con cái cả trai lẫn gái đều lấy họ cha.

TẬP TỤC TRONG TANG LỄ

* Chăm Bàlamôn

- Nhiều nghi thức & phân chia theo tầng lớp xã hội khác nhau.

- Chia thành 4 đẳng cấp, theo 2 chế độ hỏa táng (thiêu) & địa táng (chôn).

- Tu sĩ, quý tộc, trí thức & dân lao động chân tay mới được theo chế độ thiêu.

- Tu sĩ và thuộc dòng quý tộc, trí thức thì đám tang được cử hành lớn có 4 ngày “Paseh” gọi là “đám 4 thầy”

- Lao động chân tay được cử hành đám tang nhỏ, có 2 thầy lễ chính gọi là “đám 2 thầy”.

- Còn đối với những người bình thường thì không được thiêu, chỉ có 1 thầy lễ gọi là “đám 1 thầy”.

- Ngày nay, không phân chia thành 4 đẳng cấp như trước mà thường có 3 hạng gồm:
+ Những tu sĩ, trí thức và người lao động chân tay thuộc dòng chết thiêu.
+ Còn những người bình thường ko điều kiện kinh tế chết chôn.

- Khu nghĩa địa gọi là Kut, mỗi tộc họ phải xây dựng một nhà Kut/nhà tổ. chung để thờ các bậc tổ tiên quá cố của họ tộc mình.

- Kut của người Chăm Bàlamôn có 3 biểu tượng chính và chọn đá theo tiêu chuẩn sau:
+ Biểu tượng chủ trì, dân gian còn gọi là biểu tượng bà Chúa Xứ: Hòn đá này phải chọn ở biển, để thể hiện sự bao dung như biển cả.
+ Biểu tượng đàn ông, phải chọn đá trên núi, thể hiện “công cha như núi Thái Sơn”.
+ Biểu tượng đàn bà, phải chọn đá ở sông để thể hiện “sữa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

- Theo tín ngưỡng Chăm khi mất có người thân bên cạnh gọi là chết lành

- Ngược lại thì phải giải tội từ 24 đến 48 giờ, sau đó tử thi được đem đến nhà lễ tiểu liệm, rồi mới làm lễ đại liệm.

- Đám tang thường được ấn định tối thiểu 4 ngày gồm 1 ngày cho ăn, 1 ngày nghỉ, 1 ngày chém cây và 1 ngày hỏa táng.

- Ngày hỏa táng phải là ngày tốt nếu không gặp ngày tốt thì có thể kéo dài thêm

* Chăm Bàni

- Người chết được chôn càng sớm càng tốt để được trở về với cát bụi.

- Từng loại đám tang và trong nghĩa địa cũng chia thành từng dãy, từng hàng (thường có 3 hàng cao, trung , thấp).

- Người có địa vị xã hội nào khi chết được chọn vào hàng tương ứng.

- Mộ người chết không đắp cao cũng không xây, hai đầu mộ được đặt 2 tảng đá.

- Sau lễ tang, làm lễ tuần cho người chết vào các ngày 7, 10, 30, 40, 100 ngày.

- Hàng năm, tại khu vực "động trắng" nơi sẽ thực hiện nghi lễ tảo mộ, cho tất cả những người đã mất trong gia đình, dòng họ.

- Mỗi hòn đá là 1 người đã khuất trong gia đình, hòn đá càng to thì người đó càng lớn tuổi và ngược lại.

- Mỗi gia đình có 1 hàng đá riêng biệt, không gia đình nào nhầm với gia đình nào.

* Chăm Islam theo luật đạo Hồi.

- Khi có người hấp hối, thân nhân sẽ tập trung lại để đọc kinh, người sắp chết được đặt nằm đầu quay về hướng Tây (thánh địa Mecca).

- Không để người chết ở trong nhà lâu và cũng chôn cất sơ sài không có hòm ván.

- Đám tang được cử hành lặng lẽ không kèn trống, khóc than.

- Mộ chí cũng không được đắp hoặc xây mà để bằng mặt đất, hai đầu có hai tảng đá

- Theo quan niệm Không đào mộ lên không có tục cải táng.

- Không tin vong hồn người chết có thể phù hộ nên việc cúng giỗ của họ rất đơn giản, chỉ đọc kinh chung để tưởng nhớ người đã mất

Các Từ Việt Có Nguồn Gốc Chăm

- Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị các từ: ni, mô, tê, ôn, mụ là những từ có xuất xứ từ ngôn ngữ Chăm.
+ “Ni” để nói là “đây”
+ “Tê” để chỉ cái “kia”
+ “moh” để diễn giải ở “đâu”
+ “ôn mụ” để nói là “ông bà”.

- Những vùng cộng canh cộng cư với dân tộc Chăm, người Kinh mượn hẳn từ ngữ Chăm để diễn giải các dụng cụ đặc trưng Chăm mà người Kinh không có hoặc có nhưng không cùng đặc điểm đó
+ Từ cà rá (gốc Chăm: karah) để chỉ chiếc “nhẫn” có tra hột đen đặc biệt của người Chăm
+ Từ cà tăng (gốc Chăm: ratơng) để chỉ một loại tấm đan tre để chắn lúa.
+ Từ chà bang (gốc Chăm: cabbang) để chỉ vật bị tẻ ra làm đôi
+ Từ chống tó’ (Gốc Chăm: patauk) để nói là “cây chống”
+ Từ chà tay (gốc Chăm: catei) để chỉ dụng cụ thợ mộc dùng để “gò” cho miếng gỗ được đều đặn

CHĂM NNH THUẬN

– Tổng đồng bào Chăm hơn 82.000 thống kê 2022
+ Trong đó gần 48.000 Bàlamôn,
+ Hơn 23.500 Người Chăm Bàni
+ Hơn 3.500 ngườ Chăm Islam

– Là tỉnh có đông người Chăm sinh sống nhất cả nước

– Tháp Chàm vẻ đẹp kiến trúc biểu tượng của người Chăm

– Không chỉ nghìn năm tháp cổ mà còn hơn 100 lễ hội văn hóa phi vật thể

– Lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, nghệ thuật và bảo vật Chăm.

12 Cái nhất của Ninh Thuận

– Bãi biễn Ninh Chữ ,Cà Ná lá 1 trong 9 bãi được phong là đẹp nhất nước

– Vịnh Vĩnh Hy là 1 trong 4 Vịnh đẹp nhất nước : Văn Phong , Vĩnh Hy , Hạ Long…..

– Là vùng khô hạn nhất nước ta lượng mưa hàng năm thấp nhất

– Tỉnh có đơn vị hành chánh ít nhất

– Đồng bào Chăm đông nhất

– Có Làng Gốm Cổ Nhất Đông Dương

– Diện tích ruộng muối lơn nhất

– Vùng trồng nho Ninh Thuận cung cấp sản lượng nho lớn nhất cả nước

– Đàn cừu lớn nhất

– Giống tỏi thơm nhất

– Những con đường gần nhau nhất như quốc lộ 1A , xe lửa va đường biễn gần nhau nhất khoảng 5m

BIỂN CÀ NÁ

Đang cập nhật

Cánh Đồng Muối Cà Ná

Đang cập nhật

TỔNG QUAN NINH THUẬN

– Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

– Thủ phủ của Ninh Thuận là thành phố Phan Rang – Tháp Chàm nằm cách TPHCM 340 km.

– Tỉnh có 22 làng người Chăm, trong đó có những làng vẫn duy trì các tập quán của chế độ mẫu hệ.

– Ninh Thuận có gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp Chăm như cụm tháp Hòa Lai, cụm tháp Po Klong Garai & cụm tháp Po Rome

– Nơi lưu giữ nhiều di sản quý báu của nền văn hoá Chămpa như chữ viết, dân ca nghệ thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.

– Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở Ninh Thuận các mộ cổ chôn cùng với đồ đá, đồ sắt thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh cách đây khoảng 2500 năm.

* Điều Kiện Tự Nhiên “Mệnh Danh Là Vùng Đất Của Nắng & Gió.”

– Ninh Thuận là vùng đất cuối của dãy Trường Sơn với nhiều dãy núi đâm ra biển Đông

– Có 3 dạng địa hình: đồi núi hơn 63%, vùng đồi gò gần 15% và đồng bằng ven biển chiếm 22%

– Khí hậu nhiệt đới đến cận hoang mạc với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh.

– 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa tháng 9 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau.

– Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-270C, lượng mưa trung bình 700–800 mm.

– Nguồn nước ngầm trong địa bàn tỉnh chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả nước.

– Có đường bờ biển dài 105 km với vùng lãnh hải rộng trên 18.000 km2, có trên 500 loài cá, tôm.

– Do thuộc vùng có nhiệt độ cao, cường độ bức xạ lớn nên Ninh Thuận có điều kiện lý tưởng để sản xuất muối công nghiệp.

* Lịch sử

– Thời Hoàn Vương 757 đến 859 người Chăm đặt kinh đô trên lãnh thổ tỉnh Ninh Thuận.

– Thời Vương triều Chiêm Thành 1471–1832 tại Ninh Thuận Panduranga – Phan Rang Tháp Chàm định đô ở đây trong gần 1,5 thế kỷ

– Thời Minh Mạng 1832 đến 1888 Ninh Thuận xuất hiện đầu tiên với tư cách địa danh hành chính là phủ Ninh Thuận

– Từ 1945 đến 1975, vẫn gọi tỉnh Ninh Thuận.

– 1975 nhập các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng gọi là tỉnh Thuận Lâm.

– 1976 tách Lâm Đồng, nhập thêm tỉnh Bình Tuy vào Ninh Thuận, Bình Thuận, gọi tên mới là Thuận Hải.

– 1992 tách Thuận Hải, tái lập lại tỉnh Ninh Thuận cho đến ngày nay.

Phan Rang - [Phan-tù-rang-kà]

– Có gốc từ địa danh của người Chăm để chỉ xứ phía Nam vương quốc Chămpa

– Phiên âm/Latinh hóa là Panduranga [Phan-tù-rang-kà], nhạc sĩ Amư Nhân sáng tác ca khúc có tên Panduranga rất hay.

– Thời chúa Nguyễn vùng này gọi các tên khác nhau như: Bang Đồ Long, Phiên Lung, Man Rang, Phan Lung, Phan Lang, Phan Rang.

– Giai đoạn từ 1901 đến 1913, tên Phan Rang theo nghĩa là một tỉnh hẳn hoi tỉnh Phan Rang

– 1922 lập lại tên tỉnh Phan Rang, cũng gọi là tỉnh Ninh Thuận đến năm 1945.

– 1948, vùng 5 được đổi thành thị xã Phan Rang Tháp Chàm địa danh Phan Rang Tháp Chàm chính thức biết đến từ đó.

– 1976 đến 1991 Ninh Thuận + Bình Thuận & tỉnh Bình Tuy thành tỉnh Thuận Hải, tỉnh lỵ ở Phan Thiết thì Phan Rang Tháp Chàm trở thành thị xã thứ 2 thuộc tỉnh.

– Năm 1992, tỉnh Ninh Thuận được tái lập, thị xã Phan Rang – Tháp Chàm trở thành tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận.

– Năm 2005, thị xã Phan Rang Tháp Chàm được công nhận đô thị loại III.

– Năm 2007, thành lập thành phố Phan Rang Tháp Chàm

– 2015 TP Phan Rang Tháp Chàm là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Ninh Thuận.

hang-rai-ninh-thuan
Tháp Chàm - Tháp Po Klong Garai

– Tháp Chàm tại Đồi Trầu, F.Đô Vinh, Phan Rang – Tháp Chàm & cách TP Phan Rang khoảng 8km về phía Tây Bắc.

– Quần thể tháp Chàm cổ kính, tráng lệ đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc Chămpa.

– Di tích tháp Pô Klong Garai được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13 đến đầu thế kỷ 14.

– Toàn bộ kiến trúc đều được xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm và kết dính với nhau bằng dầu rái

– Tháp Chàm gồm 3 ngôi tháp đó là:
* Tháp Chính Tháp Kalan
+ Là tòa tháp lớn nhất và là nơi để thờ vua.
+ Tháp cao 20,5 mét, gồm nhiều tầng lặp lại và nhọn dần khi lên đỉnh.
+ Trên đỉnh tháp được đặt biểu tượng Mukhalinga, biểu tượng của chúa trời, thần Shiva Hindu.

* Tháp Cổng Tháp Gopura
+ 2 cửa thông nhau theo trục Đông – Tây
+ Tháp cao khoảng 9 mét và được khắc họa những hoa văn cầu kỳ.
+ Nơi đây cũng là cổng ra vào hành lễ, cúng tế và tiếp đón khách của vua khi xưa.

* Tháp Hỏa – Tháp Kosagrha
+ Mang dấu ấn rõ nét văn hóa Sa Huỳnh.
+ Tháp Hỏa cao 9,31m & dài 8,18m & rộng 5 m
+ Kiến trúc của tòa tháp được thiết kế theo tín ngưỡng Bà La Môn
+ Hai mái tháp cong cong tựa chiếc thuyền.
+ Thường sẽ được chọn làm nơi cúng tế của tu sĩ, nơi để long bào cùng các vật dụng của vua Chăm Pa.

– Một số lễ hội tại tháp Chàm Ninh Thuận như
+ Lễ hội Katê: tổ chức vào tháng 7 theo lịch Chăm
+ Lễ hội tháp Poklong Garai: tưởng nhớ công ơn của vua Pôklông Garai
+ Lễ đầu năm: lễ mở cửa tháp Pôklông Garai (tháng Giêng lịch Chăm)
+ Lễ cầu mưa: tổ chức vào tháng 4 theo lịch Chăm
+ Lễ Chabun: lễ Cha trong tín ngưỡng người Chăm (tháng 9)

– Là điểm du lịch mang tính tâm linh đồng bào Chăm, cần phải chú ý:
+ Không cười đùa lớn tiếng, sử dụng từ ngữ thiếu tôn trọng nơi tôn nghiêm
+ Không mặc quần, váy, áo ngắn và phản cảm khi đi tham quan
+ Không viết, vẽ bậy lên gạch
+ Không đốt nhang và để tiền trong lòng tháp vì hành động này không phù hợp với văn hóa Chăm-pa

Tháp Hoà Lai

– Tọa lạc ngay QL 1A, thôn Ba Tháp, Bắc Phong, Thuận Bắc, NT

– Tháp được xây dựng TK 6 đến TK 9, kiến trúc nghệ thuật độc đáo của vương quốc Chăm Pa

– Tháp đã được công nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia năm 1997

– Tháp từng có tên gọi là Ba Tháp, bào mòn của thời gian và biến động lịch sử, một ngôi tháp đã bị sập.

– Về sau gọi Tháp Hòa Lai thay cho tên Ba Tháp ngày trước.

– Phong cách kiến trúc nổi bật với những cánh cửa hình vòm có nhiều mũi tròn, các trụ tường hình bát giác với phong cách trang trí hình lá uốn cong.

– Ngôi tháp vốn là một tổng thể kiến trúc bao gồm tháp Bắc, tháp giữa và tháp Nam.

– Ngọn tháp trung tâm chỉ còn lại phần nền do bị phá vỡ nghiêm trọng vào thế kỉ 9.

Tháp Bắc
+ Được xây bằng gạch, trên tường chạm trổ hoa văn hình mặt chim, thú, lá, hoa… rất ấn tượng.
+ Ở hướng Đông của tháp Bắc chỉ có duy nhất một cửa vào, ba hướng còn lại đều là cửa giả.
+ Bên trong tháp có sẵn các ô hình tam giác để gắn đèn lên mỗi khi cúng tế.

Tháp Nam
+ Là ngọn cao nhất, cũng được xây bằng gạch và chạm khắc hoa văn trên tường nhưng chưa hoàn thiện.
+ Toàn bộ thân tháp trông như một khối lập phương đồ sộ nhô lên từ một bệ vuông và nâng đỡ cả một hệ thống các tầng nhỏ hơn.

Đồi Cát Nam Cương

– Cách TP Phan Rang chỉ khoảng chừng 7km về hướng nam, thôn Tuấn Tú, An Hải, Ninh Phước

– Thời gian đến đồi cát cát trắng tinh, mịn màng Nam Cương
+ 5h sáng thoả thích ngắm bình minh, hay sáng từ 6 – 8h là thời điểm mát mẻ để tham quan nhất.
+ Chiều từ 16-18h hoaf mình cùng hoàng hôn

– Yêu mộng mơ hay si tình thì trăng rằm 15-16 âm lịch, ra đồi cát để ngắm trăng sáng, hóng gió mát từ biển thổi vào là thời điểm chill

– Ngắm nhìn trên cao xuống, khung cảnh cứ nhấp nhô như ruộng bậc thang

– Gió thổi cát bay vi vu reo trong gió, tạo nên những cơn sóng và thay hình đổi dạng chỉ trong tích tắt.

Hòn Đỏ

– Cách TP Phan Rang 18km cung đường 702 về Vĩnh Hy.

– Thời điểm lý tưởng nhất để đến Hòn Đỏ Ninh Thuận từ tháng 2 đến tháng 9 dương lịch hàng năm

– Tại Hòn Đỏ có một đền thờ linh thiêng mà theo tương truyền chính là nơi thờ hoàng hậu Po Bia Sôi
+ Vợ chánh thất của đại danh tướng Chế Bồng Nga.
+ Người ba lần dẫn quân đánh vào vào Đại Việt.

– Tương truyền rằng trong suốt thời gian chờ chồng đi hải chiến trở về.
+ Hoàng hậu Po Bia Sôi đã đứng nhai trầu ở Hòn Đỏ
+ Dương mắt buồn xa xăm trông ngóng đoàn thuyền chiến của Chế Bồng Nga trở về.
+ Chờ mãi, chờ mãi nhưng không thấy. Bã trầu nơi hoàng hậu đứng ngày ngày nhổ xuống nhuộm đỏ

Công Viên Đá

– Công viên Đá hay bãi đá Ninh Thuận là kỳ quan thiên nhiên trực thuộc VQG Núi Chúa quản lý

– Tọa lạc thôn Thái An, trục đường Phan Rang đến Vĩnh Hy, phù hợp đi xe máy & Trekking tầm 02 km để vào tới Công Viên Đá.

– Diện tích khoảng 3ha, đá có nhiều hình thù độc đáo từ thiên nhiên, tạo thành một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp

– Những khối đá mang hình thù của những con khủng long, cá Ông, cá mập, voi, khỉ, rắn hổ mang, bình trà, ghế ngồi, con đà điểu, đôi tình nhân… sẽ cho trí tưởng tượng của bạn bay cao, bay xa.

VỊNH VĨNH HY - BÃI BÀ ĐIÊN

– Nằm top 4 vùng vịnh đẹp nhất Việt Nam, được ví như “Địa Trung Hải”

– Là vịnh nhỏ thuộc làng Vĩnh Hy, Vĩnh Hải, Ninh Hải & phía Bắc của tỉnh Ninh Thuận, cách TP Phan Rang khoảng 42 km.

– Vịnh biển có vị trí “1 biển 3 rừng” nên biển khá lặng, khí hậu ôn hòa, dễ chịu.

– Địa hình là biển, còn ba bề là núi rừng rộng lớn:
+ Phía Tây là đỉnh núi Chúa cao 1040 m so với mực nước biển
+ Suối Lồ Ồ quanh năm đổ xuống Vịnh.
+ Có những rạn san hô muôn hình phong phú.

– Trọn vẹn cảnh đẹp núi rừng và biển cả thì bạn nên đi tầm từ tháng 3 đến tháng 7.

– Tháng Giêng, tháng 2 âm lịch hàng năm là thời gian cá thu và cá ngừ tập trung nhiều ở khu vực vịnh

* Truyền thuyết tên Vịnh Vĩnh Hy

– Ngày xưa, vùng vịnh này có tên gọi là Vũng Găng.
+ Ở đây có một chàng trai làm nghề đánh cá tên là Vĩnh Hy gặp được một nàng tiên tắm ở Vịnh vào một đêm trăng thanh gió mát.
+ Chàng nhẹ nhàng bơi đến bên nàng, hai người nên duyên và sống hạnh phú ở Vũng Găng.

– Một ngày nọ, chàng trai đi đánh cá ở vùng vách đá thì trời nổi cơn thịnh nộ, giống tố kéo đến.
+ Nàng tiên không thấy chồng, lên đỉnh núi Chúa mòn mỏi chờ tin.
+ Nàng khóc, dòng nước mắt của nàng tuôn xuống thành dòng suối Lồ Ồ.
+ Từ đó về sau, Vũng Găng được gọi theo tên của chàng ngư dân là vịnh Vĩnh Hy

* Bãi biển “Bà Điên”

– Một bãi tắm nhỏ nằm trong vùng vịnh Vĩnh Hy, Ninh Hải, NT

– Tên gọi với câu chuyện buồn:
+ “Người dân địa phương kể rằng cách đây khá lâu có một gia đình sống trên bãi biển này.
+ Một ngày kia, người chồng đi biển mãi không thấy về.
+ Người vợ ngóng chờ chồng trong nỗi đau tột cùng và hoảng loạn nên đã hóa điên cho đến lúc chết.”

– Bãi biển ẩn mình bên thành lũy đá vững chắc, cao vút & có hình thù kỳ thú.

– Biển ở đây thanh bình, yên ả với những con sóng chỉ lăn tăn vỗ vào bờ, vì biệt lập với đất liền nên nó tạo cảm giác yên tĩnh

Hang Rái

– Tên gọi khác “Thác Trên Biển”, hay “Biển Tình Yêu” có hình dạng hình trái tim nhìn từ trên cao.

– Tại Thôn Thái An, Vĩnh Hải, Ninh Hải, Ninh

– Cách TP Phan Rang khoảng 32km về hướng Đông Bắc

– Với địa thế lý tưởng như vậy nên những chú Rái Cá biển đã chọn những hang, hốc giáp mặt biển làm ngôi nhà của mình.

– Tên “Hang Rái” bắt nguồn từ đó: nơi có nhiều Rái Cá sinh sống.

* Hang Rái có 04 điểm tham quan chính:

– Cây cầu Đỏ bắt ven núi
+ Khánh thành 29/02/2020 được bắt theo triền vách núi Đá và kết thúc bãi sau của Hang Rái.
+ Tăng giá trị khám phá cảnh quan thiên nhiên bao la và hùng vĩ của Hang Rái.

– Rạn San Hô cổ hóa thạch
+ Rạn san hô hóa thạch với tên gọi khác là Hòn đá Muối
+ Sóng lớn, nước biển được đánh tràn lên Rạn tạo thành những vũng nước đọng lại trên mặt rạn.
+ Rạn muối trên rạn, nước biển bốc hơi để lại những hạt Muối trên mặt Rạn.
+ Đây là Rạn san hô cổ có niên đại lên đến hàng triệu năm tuổi.
+ Điểm chụp ảnh cưới tại Ninh Thuận lý tưởng cho cặp uyên ương

– Khu vực cứu hộ Rùa biển (Con Vích)
+ Được cảm nhận các chú Rùa Biển bơi tự do trong hồ cứu hộ
+ Những chú rùa này được VQG cứu hộ mang về chăm sóc từ mắc lưới cá, bị thương, hoặc đánh bắt trái phép…
+ Rùa biển được chăm sóc kĩ lưỡng để phục hồi sức khỏe và thả về lại đại dương.

– Hang Rái khổng lồ
+ Đi qua khỏi qua vực cứu hộ Rùa biển để đi hướng ra biển.
+ Bên cạnh phải chân cầu Gỗ bạn sẽ thấy 01 bảng nhỏ chỉ hướng ra Hang Rái,
+ Trèo theo những viên đá lớn theo hướng mũi tên (không có đường đi) để đến nơi
+ Điều rất tuyệt vời sẽ mở ra cho bạn tại đây, mình hay gọi đây là “Máy lạnh tự nhiên khổng lồ”

– Tại địa hình đặc thù nhiều Đá tại Hang Rái Ninh Thuận thì những lưu ý:
+ Không mang giày cao gót rất nguy hiểm trong quá trình di chuyển
+ Không di chuyển ra ngoài vành đai an toàn đã căng tại Hang Rái
+ Mang giày thể thao hoặc giày có độ bám tốt
+ Mang theo kem chống nắng và nón rộng vành
+ Gia đình có con nhỏ hãy theo sát các em trong quá trình tham quan
+ Xe máy và Ôtô đều có thể di chuyển trực tiếp đến Hang Rái

Vườn Quốc Gia Núi Chúa

– Thuộc huyện Ninh Hải, diện tích hơn 28.000 ha, đất liền chiếm 24.000 ha, độ cao 1.039m so với mực nước biển.

– Đỉnh cao nhất là đỉnh Cô Tuy (còn gọi là núi Chúa Em, cao 1.039m), sau đó là núi Chúa Anh (còn gọi là núi Ông, cao 978m).

– Hệ sinh thái rừng khô hạn hiếm thấy với nguồn tài nguyên động vật, thực vật vô cùng đa dạng, phong phú về số lượng và chủng loại.

– Đây được mệnh danh là “rừng khô hạn Châu Phi ở Việt Nam”

– Chia 2 mùa rõ rệt, mùa khô tháng 12 đến tháng 8 năm sau, còn mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11

– Theo những bậc cao niên thì trước kia hòn núi này có tên là Hòn Ấn.

– Đây là tên gọi do cụ Huỳnh Thúc Kháng đặt khi nhìn thấy ngọn núi này nhân dịp về tổng Trung Lộc thăm cụ Nguyễn Đình Hiến.

– Tuy nhiên người dân nơi đây vẫn biết đến cái tên núi chúa nhiều hơn là Hòn Ấn.

– Sự tích núi chúa Ninh Thuận rất hấp dẫn và được nhiều dân truyền tai nhau.

– Tại sao gọi là núi chúa Ninh Thuận? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc.

– Trên thực tế, ngọn núi này gắn liền với rất nhiều câu chuyện tâm linh.

– Thậm chí một số người còn cho rằng có những vị thần đang sinh sống trên núi chúa.

– Nơi đây bao gồm 2 ngọn núi khác là Hòn Châu và Hòn Vung.

Nho Ninh Thuận

– Cây nho được mệnh danh là “nữ hoàng” trong các cây trồng trọt ở Ninh Thuận

– Nho du nhập cuối thập niên 70, các loại nho có nguồn gốc ở các miền ôn đới Âu Á & nước đông nam á như Philippines, Thái Lan…

– Ninh Thuận đã nghiên cứu lai tạo nhiều giống nho phù hợp 9 tháng nắng ráo khô hanh & năng suất cao hơn, chống chịu bệnh tật tốt.

– Diện tích trồng nho khoảng 2500 héc ta, chiếm 4% tổng diện tích trồng trọt của tỉnh.

– Tỉnh cung cấp các sản lượng nho tươi lớn nhất ở Việt Nam, bình quân khoảng 15.000 tấn/1 năm

– Nho là loại cây dây leo, giàn nho cao 1m7, thuận tiện chăm sóc, phun thuốc hái trái thu hoạch.

– Mỗi năm Ninh Thuận có 3 vụ nho chính:
+ Vụ Xuân Hè từ tháng 1-3, thu hoạch vào tháng 4
+ Vụ HÈ THU từ tháng 5-7, thu hoạch vào tháng 8
+ Vụ Thu Đông từ tháng 9-11, thu hoạch tháng 12 (mùa này hay mưa, sản lượng ít, vườn nho khó tham quan hơn do sình lầy).

– Tháng 4, 8 và tháng 12 thì có nho nhiều, đặc biệt tháng 4 thì nhiều nhất.

– Các sản phẩm như nho sấy, mứt nho, mật nho, rượu nho, vang nho… để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

– Nho tươi, vang nho và mật nho là một trong 3 loại được du khách mua làm quà nhiều nhất khi đi tham quan vườn nho ở Ninh Thuận.

* Cách phân biệt nho Ninh Thuận và nho Trung Quốc

– Dựa vào chùm trái, hạt, màu sắc, mùi vị, thịt chắc và dai dựa vào cách bầm đầu ngón tay vào trái nho.

– Mỗi chùm nho thường nặng từ 200g – 500g/chùm, trái nằm khít nhau, có hình cầu, trái nhỏ bằng cỡ đầu ngón tay.
+ Nho Trung Quốc trái to, chùm nho nặng hơn nhiều, những các trái nho nằm rời rạc lỏng lẻo không khít nhau.

– Nho Ninh Thuận có màu xanh đẹp mắt, dùng tay ấn vào thì thấy thịt chắc vỏ dày
+ Nho Trung Quốc có màu xanh ngả vàng vỏ mỏng, trái nho mềm.

– Vị nho Ninh Thuận có vị ngọt hơi chua, có hạt có mùi thanh thơm
+ Nho Trung Quốc có vị ngọt gắt, không có hạt, không có mùi thơm.

– Nho Ninh Thuận có giá dao động từ 25.000 vnđ/kg
+ Nho Trung Quốc có giá bằng 1/2 giá nho Ninh Thuận.

Vườn Nho Thái An

– Tên gọi đầy đủ Làng Nho Sinh Thái Thái An, cách TP Phan Rang khoảng 25km, thôn Thái An,Vĩnh Hải, Ninh Hải
+ Một mô hình nho sạch được triển khai tại thôn Thái An
+ Kết hợp với mô hình du lịch cộng đồng sinh thái xanh của Ninh Thuận.

– Có hơn 200 vườn nho tại An Thái như Vườn nho Ngọc Nga, vườn nho Lang Phượng, vườn nho Thanh Thủy…

– Vườn nho Thái An là một thương hiệu để phân nhận biết với các địa khác trong và ngoài tỉnh

– Thương hiệu khác trong tỉnh như nho Ninh Phước, nho Ninh Sơn, nho Ba Mọi…

– Một điểm nho chính hiệu của Ninh Thuận là một trong bốn đặc sản trứ danh nông nghiệp của Ninh Thuận cùng với Hành, Tỏi và Măng Tây.

– Nhiều trải nghiệm thú vị khi đến vườn nho tại Ninh Thuận:
+ Tham quan vườn nho
+ Ăn thử nho tươi miễn phí
+ Trò chuyện cùng chủ vườn
+ Tìm hiểu cuộc sống người dân trồng nho Ninh Thuận
+ Tìm hiểu quy trình & cách trồng cây nho tại nhà.
+ Thử mứt nho miễn phí
+ Thử rượu và mật nho (siro nho) miễn phí
+ Chụp hình dưới vườn nho

Cánh Đồng Muối Đầm Vua

– Cách TP Phan Rang khoảng 10km hướng đi Vĩnh Hy

– Diện tích hơn 1.000 ha, vựa muối lớn của tỉnh & cả nước

– Được hợp tác đầu tư CHLB Nga để sản xuất muối.

– Vụ muối từ tháng 12 đến tháng 9 năm sau

– Muối được sản xuất theo giây chuyền hiện đại từ ruộng muối đến hệ thống nhà kho, tăng sản lượng & giảm nhẹ sức lao động

– Đụn muối thường được vun cao tới hơn 10m, tạo thành những “núi muối”

– Muối tại Đầm Vua có hàm lượng dinh dưỡng cao, đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu.

– Những bức ảnh sống ảo đẹp tựa trời Âu ở đây đã khiến cánh đồng muối Đầm Vua trở thành địa điểm phượt Ninh Thuận được giới trẻ săn đón.

Chùa Trùng Sơn

– Tọa lạc trên Núi Đá Chồng hay tên gọi Núi Phụng Hoàng

– Chùa Trùng Sơn Cổ Tự có tên gọi Tổ Đình Trùng Khánh

– Cách Biển Ninh Chữ chưa tới 1km và TP Phan Rang hơn 4km

– Ngôi chùa Ninh Thuận nổi danh này được Hòa thượng Thích Bửu Hiền – Xây dựng 1973 do hòa thượng Thích Bưu Hiền tạo lập và theo hệ phái Bắc Tông

– Ban đầu, ngôi chùa khá đơn giản, sau 40 năm tôn tạo và dần hoàn thiện các hạng mục cổng tam quan, chánh điện, nhà thờ tổ, nhà khách, sân hiên.

– Kiến trúc truyền thống pha lẫn nét đẹp hiện đại tạo nên công trình Phật giáo đặc biệt độc đáo

– Nằm độ cao hơn 60m so với mặt nước biển. Đường dẫn lên chùa gần 300 bậc thang.

– Đi từ dưới lêm chùa theo hướng tay trái Thiền Viện Trúc Lâm Viên ngộ, cổng chùa tay phải chùa là Đình Trùng Khánh

Làng gốm Bàu Trúc

– Nằm cách Phan Rang khoảng 10 km, nằm tại thị trấn Phước Dân, Ninh Phước

– Theo người xưa kể lại rằng, tổ nghề của gốm Bàu Trúc là vợ chồng ông Poklong Chanh.

– Vợ chồng ông dạy cho những người phụ nữ ở làng cách lấy đất phù sa ở sông Quao, đem về trộn và nặn để tạo thành những vật dụng đơn giản trong nhà như nồi nung, bếp lò, bình cắm hoa…

– Được xem là một trong những làng gốm truyền thống có tuổi đời lâu nhất Đông Nam Á đến ngày nay.

– Được xếp vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

– Các công đoạn làm gốm đều làm bằng thủ công là chủ yếu.

– Nguyên liệu là đất sét lấy ở bờ sông Quao, có độ mịn và dẻo tương đối cao.

– Đất sét trộn với cát và nước tạo thành một tỉ lệ thích hợp và dùng chân hoặc tay nhào đến khi nào đạt được độ dẻo nhất định

– Người nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc sẽ đặt mẫu đất sét lên trên chiếc bàn cố định, sau đó đi vòng quanh, dùng tay xoay vật để tạo thành hình thù như mong muốn.

– Sau khi tạo hình xong sẽ được vẽ, trang trí, khắc họa lên sản phẩm để tạo điểm nhấn cho sản phẩm.

– Các hoa văn trên sản phẩm tuy đơn giản nhưng lại đầy tinh tế, mang một nét cuốn hút rất lạ và rất riêng.

– Sau khi tạo hình dáng, trang trí vật xong thì người dân đem ra ngoài phơi nắng và cất trong bóng mát vài ngày trước khi đem nung.

– Nung lộ thiên / nung ngoài trời là nét đặc trưng thứ hai của làng gốm Bàu Trúc truyền thống.

– Lớp dưới cùng họ để củi, sau đó để sản phẩm lên rồi phủ rơm lên, chất thành đống rồi đốt

– Quá trình nung này kéo dài khoảng 6-10 tiếng, tùy thuộc vào độ mỏng dày của sản phẩm

– Nguyên liệu phun màu hết sức dân dã, loại màu được xuất từ trái dông hoặc trái thị.

– Có màu vàng đỏ, đỏ hồng hay đen xám, kèm theo đó là những vệt nâu, tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho gốm truyền thống tại đây.

– Tạo độ bóng từ tinh chất được ngâm từ vỏ hạt điều, phun đều lên khắp bề mặt của sản phẩm để tạo độ sáng, bóng bẩy cho sản phẩm

– Các công đoạn đều làm bằng thủ công nên sau khi hoàn thành, căn bản sẽ không có sản phẩm nào giống sản phẩm nào.

– Đa phần các sản phẩm gốm ở đây thường gắn liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân như ấm, chén, chum hay tượng phật, vũ nữ Apsara, phù điêu hình vua Chăm…

– Tự trải nghiệm làm gốm theo hướng dẫn của các nghệ nhân, làm gốm thực tụ bằng cách tự tay làm cho mình những chiếc gốm đơn giản.

– Các nghệ nhân làng gốm Bầu Trúc chỉ dẫn, tự tay làm ra một sản phẩm theo sở thích

– Đừng quên lưu lại những khoảnh khắc đáng giá trong chuyến đi tham quan, khám phá làng gốm Bàu Trúc

Làng Dệt Mỹ Nghiệp

– TT Phước Dân, Ninh Phước, Ninh Thuận đối diện bên đường so với làng Gốm Bàu Trúc

– Cách dệt thổ cẩm hoàn toàn bằng thủ công, không có dấu hiệu của máy móc.

– Chỉ khi đến giai đoạn thành phẩm mới sử dụng máy may để lên khung hình cho sản phẩm

* Quy trình dệt thổ cẩm xưa và nay – thuyết minh làng Dệt Mỹ Nghiệp

– Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu
+ Từ xưa, chủ yếu thủ công từ công đoạn trồng bông, cán bông, kéo sợi, nhuộm màu hoặc nuôi tằm lấy tơ -> làm sợi -> lên màu… sau đó, nghệ nhân mới đem sợi hoàn chỉnh để dệt thành phẩm.
+ Ngày nay, sử dụng chỉ màu có sẵn trên thị trường với ưu điểm giá thành rẻ, màu sắc phong phú, tiết kiệm & có nhiều thời gian hơn để chăm chút cho từng sản phẩm

– Các loại khung dệt
+ Khung dệt cao: dùng để dệt các khổ vải có đường kính nhỏ, được dệt chủ yếu làm viền điểm nhấn các sản phẩm lưu niệm: ví, túi xách, viền nón, balo…
+ Khung dệt thấp (ngồi): dùng để dệt các khổ vải thổ cẩm có kích thước lớn, yêu cầu tay nghề cao & kinh nghiệm để toát lên được hồn Chăm trong từng sản phẩm.

– Hoa văn bí truyền trên sản phẩm Mỹ Nghiệp
+ Nghệ nhân vẫn lưu giữ được cách dệt các hoa văn cổ truyền thống quý giá: thần voi, thần siva…
+ Hoa văn truyền thống quý giá được dùng để dệt cho các vua chúa Champa xưa.

– Giai đoạn hoàn thiện sản phẩm Mỹ Nghiệp phải sử dụng Máy May để định hình cho sản phẩm được bền, đẹp và chắc chắn đúng với mục đích sử dụng và yêu cầu thẩm mĩ của người mua.

– Giá trị nhận được là biết được cách phân biệt giữa hàng thổ cẩm dệt thủ công & dệt máy khác nhau như thế nào.

– Sản phẩm thổ cẩm lưu niệm tương đối phong phú: nón, áo, ví tiền, khăn choàng, giỏ xách, drap trải bàn… với giá thành rất hợp lý để làm quà lưu niệm

 

 BÀI THUYẾT MINH KHÁC

 

Bạn muốn kết nối LE TOAN SONG Ngay!

Contact

Tại 145/6 Đường Số 1, Phường 4, Gò Vấp, HCM

Support 24/7

Hotline/Zalo 086 79 22 247 & 094 668 9939 để kết nối

Share This
0867922247
icons8-exercise-96 chat-active-icon