Tuyến Sài Gòn – Củ Chi – Tây Ninh

 SÀI GÒN – HỐC MÔN – CỦ CHI

doi-cat-nam-cuong-ninh-thuan
Lịch Sử Hình Thành

– TK 17 vùng đất Nam Bộ hoang vu, rừng hoang bạt ngàn, dân cư thưa thớt, hệ thống sông ngòi chằng chịt.

– Khu vực TP lúc xưa đã hình thành 1 thị trấn nhỏ thưa thớt, người Khơmer chiếm đa số, cùng những người Việt miền Trung sinh sống & buôn bán trao đổi.

– Sự xuất hiện của con người ở vùng này khá sớm, tồn tại nhiều nền văn hoá từ thời kỳ đồ đá đến kim khí với di tích Bến Đò quận 9, Cần Giờ.

– Qua các dữ liệu, vùng đất Nam Bộ từ sông Tiền, Tây Bắc và Bà Rịa ở phía Đông đã có dân tộc Mạ và Stiêng, người Khơme đến sau chiếm một vùng đất trên rẻo đất phía Tây Tây Ninh.

– Căn cứ khảo cổ học có sự tồn tại của vương quốc Phù Nam, nền văn hoá Óc Eo từ II sau Công Nguyên đến thế kỷ VIII.
– Đầu thế kỉ IX Thủy và Lục Chân Lạp thống nhất mở đầu cho thời đại Ăngkor
– Tuy nhiên IX – XI đất Sài Gòn hầu như nằm ngoài tầm ảnh hưởng của văn hóa Ăng kor.

– Từ XII các vương quốc cổ có xu hướng bành trướng giữa Champa với Chân Lạp, giữa Chămpa và Đại Việt, và sự mở rộng của vương quốc Xiêm La, vùng Gia Định (tức Sài Gòn) nằm giữa lằn ranh tranh chấp đó.

– XVII những người Việt đầu tiên đã vượt biển vào sinh sống tại vùng đất Sài Gòn & cuộc hôn nhân của vua Chân Lạp Chey Chettha II với một công chúa người Việt. Từ đó, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp trở nên tốt đẹp hơn.

– Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Sài Gòn và Bến Nghé. Bù lại, chúa Nguyễn phải chuyên lo việc tập trận và gởi quân sang giúp vua Chân Lạp để chống lại vua Xiêm.

– Người Việt từ đó có thể sống rải rác khắp các vùng đất thuộc Chân Lạp đương thời. Ở thôn quê thì làm ruộng, gần phố thì buôn bán, làm thủ công hay chuyên chở ghe thuyền giao thương ở Đất Đỏ, Bà Rịa, Bến Cá, Cù lao Phố, Mỹ Tho, Hà Tiên…

– Năm 1674, Nặc Ong Đài đánh đuổi vua Nặc Ong Nộn. Nộn chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa liền sai thống suất Nguyễn Dương Lâm đem binh đi tiến thảo, thâu phục luôn 3 lũy Sài Gòn, Gò Bích và Nam Vang. Đài thua chạy rồi tử trận. Chúa Nguyễn phong cho Nặc Ong Thu làm Cao Miên quốc vương đóng đô ở U Đông, cho Nặc Ong Nộn làm phó vương.

– Năm 1679, một nhóm người Hoa theo phong trào “phục Minh chống Thanh” thất bại đã chạy sang Đại Việt, cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn dẫn đầu là Dương Ngạn Địch tới Mỹ Tho xây chợ buôn bán lập nên Mỹ Tho Đại Phố, Trần Thượng Xuyên tới Biên Hòa xây làng chợ lập nên Cù Lao Phố.

– 1698 chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu Cảnh vào nam bộ thành lập phủ Gia Định, Đồng Nai làm huyện Phước Long dinh Trấn Biên, lập Sài Gòn làm huyện Tân Bình dinh Phiên Trấn.

– 1772 lũy Bán Bích được xây dựng. Năm 1790, thành Bát Quái ra đời. Đó là một thành lũy lớn nhất ở phía Nam vào thời bấy giờ.

– 1859 thực dân Pháp đánh chiếm Nam Bộ, thành Gia Định thất thủ. – 1862 một phương án qui hoạch thành phố với hơn 500.000 dân được phê duyệt.

– Pháp chia tỉnh Gia Định thành 3 phủ, mỗi phủ có 3 huyện, dưới huyện có tổng, dưới tổng có xã.

– Sài Gòn lúc bấy giờ vừa là tỉnh lỵ của tỉnh Gia Định, vừa là phủ lỵ của phủ Tân Bình, vừa là huyện lỵ của huyện Bình Dương

– Chợ Lớn là huyện lỵ của huyện Tân Long, cùng phủ Tân Bình.

– Cảng Sài Gòn thành lập & giao thương các nước bắt đầu tấp, biến Sài Gòn thành một trung tâm thương mại lớn của cả vùng Viễn Đông.

– 1864 đứng trước đà phát triển dữ dội của người Hoa, vùng Chợ Lớn được tách khỏi Sài Gòn.

– Sài Gòn bắt đầu phát triển theo mô hình của một đô thị phương Tây thế kỷ 19. Những trục đường lớn được hình thành, những ngôi nhà cao tầng đồ sộ, những bến cảng, công viên… lần lượt ra đời.

– 15/03/1874, Tổng thống Cộng Hòa Pháp ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn. Sài Gòn lúc này thực sự trở thành một đô thị với hàng loạt công trình lớn được xây dựng theo kiểu phương Tây, những công sở, trung tâm thương mại, dịch vụ, giao thông.

– TK XX, Chợ Lớn lại sát nhập vào Sài Gòn. Thành phố trở thành đô thị lớn nhất Đông Dương “Hòn Ngọc Viễn Đông”.

– Sài Gòn cũng từng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Thành phố là nơi mở đầu cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (23/09/1945), cũng là nơi kết thúc thắng lợi quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 30/04/1945.

– 1976 trong cuộc họp quốc hội khoá VI đã quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định là Thành Phố Hồ Chí Minh, địa giới bao gồm thành phố Sài Gòn, tỉnh Gia Định và một phần các tỉnh Bình Dương, Hậu Nghĩa, Đồng Nai trước đây hợp thành.

– 2004, TP.HCM quyết định quy hoạch lại ranh giới hành chính của thành phố gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành.
– TP.HCM là thành phố trực thuộc TW cũng như 4 thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

– TP.HCM hiện nay vẫn là cơ sở công nghiệp lớn nhất đất, ngoài ra còn là trung tâm du lịch lớn nhất nước thu hút hàng năm 70% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

– Nằm giữa ĐBSCL & ĐNB .Phía Bắc giáp Bình Dương, Tây giáp Tây Ninh, Đông giáp Đồng Nai & BRVT, Tây giáp Long An & Tiền Giang, Nam thành phố giáp với Biển Đông mà trực tiếp là vịnh Đổng Tranh và vịnh Gành Rái.

– Tính đường chim bay Bắc – Nam

Hóc Môn

– Thời điểm 1698, vùng đất phía Nam dân cư thưa thớt, đất đai còn hoang vu, địa danh “Hóc Môn” lúc đó chưa có tên gọi, là một vùng đất nằm trong huyện Tân Bình, thuộc Phủ Gia Định.

– 1698 – 1731 một số lưu dân từ miền Bắc, miền Trung do Trịnh-Nguyễn phân tranh loạn lạc nên đã đến vùng đất này để sinh cơ, lập nghiệp

– Đầu TK 19 một số thôn của Hóc Môn vẫn còn những nét hoang dã, đầm môn nước mọc um tùm, nên trong dân gian địa danh “Hóc Môn” có tên gọi từ đây (hóc hẻm có nhiều cây môn)..

Mười Tám Thôn Vườn Trầu

– Trầu cau là thổ sản đặc biệt của người Việt Nam, có phong tục ăn trầu cau nên nơi nào có người Việt Nam nơi đó có trồng trầu cau.

– Hiện nay toàn huyện chỉ còn xã Bà Điểm giữ lại truyền thống trồng trầu cau.

– 1698 – 1731 một số lưu dân từ miền Bắc, miền Trung do Trịnh – Nguyễn phân tranh loạn lạc nên đã rời bỏ quê hương đến vùng đất này để sinh cơ lập nghiệp.

– Những người nông dân đầu tiên đến đây đã ra sức khai phá rừng rậm, bãi hoang để trồng tỉa và chăn nuôi.
– Chủ yếu họ trồng lúa, khoai và hoa màu, dần dần họ phát triển thành những vườn cây ăn quả.

– Đặc biệt họ trồng trầu cau thành những mảnh vườn xanh tốt quanh năm.

– Người nông dân đã lập ra những thôn – ấp, từ 6 thôn đầu tiên dần dần được phát triển thành 18 thôn.

– Đến đầu thế kỷ 19, đời vua Minh Mạng triều Nguyễn, “Mười tám thôn vườn trầu” đã là nơi dân cư trú mật và là nơi chuyên canh trồng trầu cau nên có tên gọi chung là “Mười tám thôn vườn trầu”.

doi-cat-nam-cuong-ninh-thuan
Củ Chi

– Nằm về phía tây bắc HCM, cách trung tâm thành phố khoảng 33 km.

– Sông Sài Gòn chảy qua phía đông Củ Chi, tạo thành một đoạn ranh giới giữa HCM & Bình Dương. Huyện có vị trí địa lý:

– Củ Chi giáp các tỉnh như Bình Dương, Tây Ninh & Long An

– Diện tích hơn 434 km², dân số năm 2019 hơn 462.000 người

– Vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ.

– Có hệ thống sông, kênh, rạch đa dạng & chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều

– Với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,2 m và cao nhất là 2,0 m

* Lịch sử

– Thời nhà Nguyễn Củ Chi thuộc huyện Bình Dương

– Thời Pháp thuộc Củ Chi là một phần của quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định

– Thời VNCH Củ Chi tách đôi trở thành quận của tỉnh Bình Dương & tỉnh Hậu Nghĩa.

Sau năm 1975 Củ Chi được thiết thành huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh

* Đặc sản

– Bò Tơ Củ Chi, khoai mì

Đền Gia Định

– Nằm trong quần thể khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi

– Khởi công 2010 và khánh thành 2015

– Có diện tích 13,5 ha

– Gồm các hạng mục:

+ Khu đền thờ các đồng chí lãnh đạo

+ Nhà văn bia

+ Khu hồ sen

+ Khu đặc trưng Đông Nam Bộ

+ Khu đặc trưng Tây Nam Bộ.

Đền Bến Dược

– Là khu vực tưởng niệm những anh hùng qua 2 thời kỳ kháng chiến Pháp & Mỹ nằm trong không gian của địa đạo Củ Chi.

– Được khởi công 1993 & khánh thành 1995 , hiện là đền tưởng niệm lớn nhất Việt Nam.

* Kiến trúc

– Cổng tam quan có hoa văn & họa tiết, mái cong được thiết kế theo phong cách cổ truyền của dân tộc với các hàng cột tròn, trên lợp ngói âm dương.

– Nhà văn bia là một nhà vuông có hai mái, lợp ngói, ở giữa đặt một tấm bia đá cao 3m, ngang 1,7m, dày 0,25m, nặng 3,7 tấn & được các nghệ nhân đẽo gọt, chạm khắc những hoa văn độc đáo của dân tộc.

– Đền chính là kiến trúc mang dáng dấp đền đài cổ của Việt Nạm & điện thờ bố trí theo hình chữ U

– Tháp chín tần thể hiện cho sự vươn lên đỉnh cao trong tương lai. Tháp có 9 tầng cao 39m, trên vách tháp có nhiều hoa văn, phù điêu thể hiện cuộc sống và chiến đấu của nhân dân Củ Chi Đất thép thành đồng.

– Hoa viên rộng lớn là nơi sinh hoạt dã ngoại, và là không gian xanh của khu di tích.

– Biểu tượng Hồn Thiêng Đất Nước là tượng đài cao 16m, nặng 243 tấn, được làm bằng đá granit đặt giữa vườn hoa mặt hướng ra sông Sài Gòn. Biểu tượng được thể hiện qua hình tượng một giọt nước mắt, khái quát về sự đau thương mất mát của bao thế hệ người Việt Nam đã chiến đấu hy sinh để giữ gìn đất nước.

– Tầng hầm của đền có 9 không gian, với chủ đề Sài Gòn Chợ Lớn kiên cường bất khuất, thể hiện lại các sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn chiến tranh của quân và dân ta, được tái hiện sinh động bằng những bức tranh hoành tráng.

Địa đạo Củ Chi

– Là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km.
– Hệ thống này được quân kháng chiến Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến Tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.
– Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất, dài khoảng 250 km và có các hệ thống thông hơi tại vị trí các bụi cây.
– Địa đạo Củ Chi được xây dựng ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh.
– Sau chiến tranh, khu địa đạo Củ Chi trở thành di tích lịch sử cấp quốc gia.
– 2016 khu di tích đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

* Lịch sử
– 1946 đến 1948 quân dân đã đào những đoạn hầm ngắn, cấu trúc đơn giản dùng để ẩn nấp, cất giấu tài liệu, vũ khí.
– Cư dân khu vực đã đào các hầm, địa đạo riêng lẻ để tránh các cuộc bố ráp càn quét địch.
– Mỗi làng xây một địa đạo riêng, sau đó do nhu cầu đi lại giữa địa đạo các làng xã, hệ thống địa đạo đã được nối liền nhau tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn, phức tạp, về sau phát triển rộng ra nhiều nơi.
– 1961 đến 1965 các xã phía Bắc Củ Chi đã hoàn thành tuyến địa đạo trục gọi là “xương sống”,
– Phát triển địa đạo nhánh ăn thông với tuyến trục hình thành những địa đạo liên hoàn giữa các ấp, các xã và các vùng.
– Bên trên mặt đất, quân dân Củ Chi còn đào cả một vành đai giao thông hào chằng chịt nối kết với địa đạo.
– Trên địa đạo còn có rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông… được bố trí thành các cụm liên hoàn tạo ra trận địa vững chắc trong thế trận chiến tranh du kích.
– 1965 có khoảng 200 km địa đạo, với 3 tầng sâu khác nhau, tầng trên cách mặt đất khoảng 3 m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 5-8 m, tầng dưới cùng sâu hơn 12 m.
– Địa đạo không chỉ còn là nơi trú ẩn mà đã trở thành nơi sinh sống, cứu thương, hội họp, kho chứa vũ khí…

* Kết cấu
– Địa đạo đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở.
– Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất, có thể chịu được sức công phá của các loại bom tấn lớn nhất của quân đội Mỹ.
– Không khí được lấy vào địa đạo thông qua các lỗ thông hơi.
– Các khu vực khác nhau của địa đạo có thể được cô lập khi cần.
– Đường hầm sâu dưới đất từ 3 – 8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom.
– Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo.
– Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường “xương sống” toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn.
– Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép.
– Tầng 2 cách mặt đất 5-8m, có thể chống được bom cỡ nhỏ.
– Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8-12m.
– Đường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật.
– Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi.
– Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu…
– Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.

* Đời sống
– Cuộc sống dưới địa đạo thiếu ánh sáng, ẩm ướt và nóng bức và điều kiện vệ sinh kém nên hầu như đa số những người sống ở địa đạo đều bị ký sinh trùng, bệnh da liễu và các bệnh về xương
– Việc thiếu thốn lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cũng là vấn đề lớn nhất của cư dân địa đạo.

* Phòng thủ
– Địch đã liên tục tấn công vào hệ thống địa đạo bằng đủ phương tiện: bom, bơm nước vào địa đạo, phun hơi ngạt vào các miệng hầm… nhưng do hệ thống địa đạo được thiết kế có thể cô lập từng phần nên chỉ bị hư hại phần rìa.
– Sử dụng chó nghiệp vụ, những người ở dưới địa đạo đã dùng xà phòng đặt ở cửa hầm và cửa thông gió nên chó nghiệp vụ không thể phát hiện ra.

 TÂY NINH – NÚI BÀ ĐEN – TOÀ THÁNH

du-lich-tay-ninh
Tổng Quan

– Diện tích: 4.035 km2 / Dân số TB: khoảng 1,2 triệu người

– Kinh (98%), còn lại chủ yếu là Khơme, Hoa, Chăm.

– Thuộc miền Đông Nam Bộ, giáp vương quốc Campuchia, Bình Dương, Bình Phước, SG và Long An

– Tỉnh chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long.

– Vị trí cầu nối giữa SG và Phnom Pênh vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam.

– Sông Sài Gòn: bắt nguồn từ Lộc Ninh, Bình Phước cao trên 200m chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, làm ranh giới tự nhiên giữa Tây Ninh và 2 tỉnh Bình Phước, Bình Dương.

– Hồ Dầu Tiếng diện tích mặt nước 27.000 ha, Tây Ninh 20.000ha
– Sông Vàm Cỏ Đông:

+ Bắt nguồn từ độ cao 150m ở Campuchia

+ Chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam

+ Chiều dài 220km, 151km chảy trong địa phận Tây Ninh.

+ Kết nối với sông Tiền tại Tân Trụ thuận giao thương buôn bán sông nước.

– Tây Ninh có đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Công giáo, đạo Tin Lành, đạo Hồi và một số tôn giáo khác…

– Tây Ninh với những cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú, di tích văn hóa, lịch sử độc đáo có tiềm năng to lớn phát triển du lịch:

+ Tòa Thánh Tây Ninh
+ Núi Bà Đen
+ Hồ Dầu Tiếng
+ Chùa cổ Bình Thạnh,
+ An Thạnh tiêu biểu cho nền văn hóa Óc eo…

Trảng Bàng

– Là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Tây Ninh.

– Diện tích: 334.61 km

– Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương,

– Phía Tây giáp vương quốc Campuchia

– Phía Nam giáp tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh,

– Phía Bắc giáp huyện Gò Dầu, Bến Cầu, Dương Minh Châu.

– Huyện nằm trên tuyến quốc lộ nối thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnom Penh của Campuchia, hiện đã thành lập được khu công nghiệp Trảng Bàng và khu chế xuất Linh Trung III, thu hút số lượng lớn nguồn lao động tại địa phương và các tỉnh khác.

– Nguồn gốc tên gọi

+ “Trảng” là vùng đất thưa cây cối thân gỗ, chỉ có cây thân cỏ mới mọc được vì nó là vùng trũng lại ngập nước.

+ “Bàng” một loại cây gần giống cói, cây thân cỏ dùng trong việc đan đệm

=> Có nhiều ở cái trảng này cho nên người dân trong vùng quen gọi là Trảng Bàng

Xóm Đạo Tha La

– Thuộc xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh

– Tha La nguyên là vùng đất xưa của người Chân Lạp, dân tộc Khmer.

– Gốc ở tiếng Khmer là Schla nói trại thành Tha La, nghĩa là trạm, trại, nhà lồng, nhà mát.

– Vùng Thala ngày xưa hoang vu, chúa Nguyễn đến khai phá và định cư từ hơn 200 năm trước.

– Đất Tây Ninh cũng có nhiều chỗ cùng mang tên ThaLa và nhiều tỉnh khác như Châu Đốc, Trà Vinh, có đồng bào Khmer ở, cũng có nhiều địa danh Tha La nhưng nó không nổi tiếng như Tha La đang nói đây.

– Vào thập niên 60, vì thành lập tỉnh mới, Tha La theo Trảng Bàng về với Tỉnh Hậu Nghĩa cho tới năm 1975.

– Trảng Bàng cách SG 49km, Còn Tha La thì cách khoảng 6 cây số về hướng Tây.

– Thala tuy nhỏ nhưng cũng mang ít nhiều đặc tính đó, toàn cảnh là một bức tranh linh động, đẹp và mát vô cùng.

– Đất gò, đất đỏ, đất trắng, đất ruộng, đất vườn… tuỳ theo thế đất, cư dân ở đây trồng đủ các thứ như tre, trúc và tầm vong.

– Bên đường, sau hàng rào tre là những ngôi nhà đủ loại ngói, tranh, tôle với ườn cây trái xanh um bao quanh, cam, xoài, dừa, bưởi, mận…

– Nhưng đặc biệt nhứt là vú sửa, đây là đặc sản gốc của người Khmer, rất thích hợp với đất gò cao ráo, giống như loại mầng quân, cây viết.

– Phía sau vườn cây là vùng đất thấp, chính là cánh đồng ruộng lúa phì nhiêu chạy dọc theo suốt con rạch Trãng Bàng

– Con rạch thuỷ lộ nối liền sông Vàm Cỏ Đông với chợ Trãng Bàng.

– Bên kia rạch là vùng Lộc Giang, An Ninh.

– Bên kia sông, xa hơn là Mỹ Quí, Mỹ Thạnh và qua một ” động bưng” là Giồng Dinh, Giồng Lớn sát biên giới Miên.

* Quá trình xây dựng xóm đạo

– Minh Mạng 1840 một nhóm giáo dân độ vài chục gia đình được cha Cosimo Trí dìu dắt, chạy nạn tới khu rừng Tha La, khai khẩn lập ấp, định cư. Thời chúa Nguyễn đang ở thời kỳ e ngại đạo ngoại, nên những buổi lễ thường phải lưu động.

– 1863 Pháp chiếm miền Nam, giáo dân Tha La đông hơn và họ đạo Tha La được chính thức thành lập phát triển ngày càng mạnh mẽ và vững vàng.

– Vào đầu TK 20 nhà thờ được xây cất qui mô hơn.

– Mùa Thu năm 1945, Vũ Anh Khanh đã làm bài thơ để đời, với những câu về Tha La đã đặt tình yêu quê hương tổ quốc lên trên hết.

– Sau 1954, Tha La hồi sinh, tái thiết, mỡ mang nhanh chóng.

– Năm 1963-64 bị thiệt hại nặng nề qua các cuộc giao chiến khi SG có nhiều biến động.

– Từ đó Tha La, dù ở sát nách Mõ Vẹt, vẫn tiếp tục ngạo nghể đứng vững cho tới giửa năm 1975.

– Hai tiếng Tha La đọc lên nghe êm tai, là lạ, dể thương.

– Bốn câu thơ trên đây là đoạn đầu của một bài thơ dài đã gián tiếp giới thiệu xóm đạo có cái tên dễ thương ấy.

– Sau đó có thêm phần nhạc phụ họa bởi 2 bài “Tha La Xóm Đạo” và “Hận Tha La” khiến Tha La được thêm nhiều người biết tới và có ấn tượng đẹp trong lòng kễ từ ngày bài thơ được xuất bản vào thập niên 50 đến nay.

Bánh Canh Trảng Bàng

– Ra đời từ những năm đầu của thế kỉ XX gắn liền với một người phụ nữ ngày đêm tảo tần, chịu thương chịu khó với đôi quang gánh bánh canh, nấu nước dùng bằng nồi đất và múc bằng chiếc gáo dừa.

– Lúc xưa, bánh canh thường đi bán rất nhiều trong vùng Trảng Bàng.

+ Vì thấy cuộc sống của nhiều người vẫn còn quá khó khăn, thiếu thốn, bà hầu như để họ ăn mà không phải trả tiền.

+ Sau này, vì đời sống quá cơ cực và sẵn có tấm lòng bao dung, thương người, bà truyền lại bí quyết nấu bánh canh cho những người khác để họ có thể mưu sinh cùng với ngón nghề này.

– Người phụ nữ đó được xem là “bà Tổ” của món bánh canh Trảng Bàng – Đặc sản Tây Ninh nổi tiếng ngày nay.

– Sơ khai sợi bánh canh được làm từ loại gạo móng chim hoặc gạo bằng phệt, bằng Miên.

+ Xuất xứ từ người Miên, nấu cơm ăn không ngon nhưng chế biến thành sợi bánh canh thì lại khá dẻo và có độ dai vừa phải, thậm chí để hai, ba ngày vẫn có thể dùng được.

+ Hiện nay, do các giống lúa này cho năng suất khá thấp, không còn trồng phổ biến nên người dân thay thế bằng loại gạo Nàng Thơm, Nàng Miện hoặc Chợ Đào.

– Nước lèo của món bánh canh phải thật trong, đậm đà hương vị thịt heo nạc.

– Điều cốt lõi làm nên bánh canh Trảng Bàng là nước mắm ăn cùng với bánh canh và bánh tráng ăn trước đó.

– Bánh tráng được ăn cùng với bánh canh là bánh tráng nướng phơi sương.

+ Còn rau cuốn bánh tráng chủ yếu là rau rừng, rau sông và một số rau trồng trộn lại.

+ Rau sông gồm nhiều loại như trâm ổi, trâm sắn, rau mặt trăng, bứa…

– Mỗi thứ mang hương vị khác nhau như chua, chát hay cả chát lẫn chua.

– Để có được những loại rau mọc tự nhiên, người hái rau sông phải tìm ở hai bờ Vàm Cỏ Đông.

– Nhiều thực khách rất thích thú với đĩa rau sống ăn kèm, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên dân dã và thân thiện mới môi trường.

– Thậm chí có ý kiến cho rằng, nếu bánh canh Trảng Bàng không có đĩa rau sống thì nó chưa chắc đã nổi tiếng như thế.
– Đối với thịt heo, phải là thịt tươi sống và không dùng thịt heo quá già vì có thể làm cho nước lèo bị đục.

– Nếu để ý thì thịt heo món bánh canh Trảng Bàng thơm ngon và ngọt hơn vì chúng được nuôi dưỡng riêng, tự nhiên, khác với thịt heo bán đại trà ngoài chợ.

– Thịt heo gồm các loại thịt nạc, đùi hay giò, móng được rửa sạch, bỏ vào nồi nước luộc đun nhẹ cho sôi dần. Khi vừa chín tới phải vớt ra ngay, thả vào nước nguội để tạo độ trắng mịn cho thịt.

– Đặc biệt, nước sử dụng để luộc thịt phải là nước giếng trong, không sử dụng nước máy, nước mưa.

– Mỗi tô bánh canh khi được bày lên bàn cho thực khách phải đảm bảo cả về chất lượng lẫn mỹ thuật:

+ Tô bánh canh bốc khói nghi ngú

+ Mùi thơm thanh dịu của nước lè

+ Với vị cay của ớt đỏ, tiêu xay, hành xanh

+ Vị béo ngọt của thịt heo ắt hẳn chiếm được cảm tình của của mọi người kén ăn

– Bánh canh Trảng Bàng không chỉ đơn thuần là đặc sản địa phương, mà còn mang trong mình nỗi nhớ niềm thương về mảnh đất Tây Ninh đầy nắng nhiều gió.

Xóm Bánh Tráng - Bánh Tráng Phơi Sương

– Khu phố Lộc Du, Trảng Bàng có rất nhiều nhà làm bánh tráng chuyên nghiệp, còn được gọi là “xóm bánh tráng”.

– Nguồn nguyên liệu làm bánh tráng phơi sương chỉ là bột gạo nhưng phải là bột gạo tẻ đặc biệt.

– Công đoạn khá công phu và cầu kỳ:

+ Đầu tiên là đem gạo đi vo sạch.

+ Sau đó, phải xay gạo thành bột nước

+ Hoà muối vừa độ

+ Rồi tráng mỏng trên hơi nước sôi và phải tráng làm hai lớp.

– Bánh chín trải ra vỉ tre phơi, chỉ một ngày nắng tốt là được.

– Công đoạn tiếp theo là nướng bánh.

+ Lò nướng giống như chiếc nồi Cà om to chứa vỏ đâu phộng riêu riêu cháy ở bên trong.

+ Bánh tráng nướng nở xốp đều nhưng vẫn giữ nguyên màu giấy trắng…

+ Nướng xong, người ta đem bánh tráng phơi sương vào khoảng tờ mờ sáng hoặc vào ban đêm

+ Nếu nhiều sương chỉ cần phơi mười lăm phút.

– Phơi xong, đem bọc kín trong lá chuối tươi để giữ cho bánh được mềm, xốp.

– Bánh có đường kính 25cm nên khi dùng có thể cắt làm đôi hoặc làm ba để cuốn.

– Một xấp bánh trọng lượng từ 130g

– Bánh tráng phơi sương thường được phục vụ cùng với thịt luộc và rau sống

+ Rau cuốn bánh tráng chủ yếu là rau rừng, rau sông và một số rau trồng trộn lại.

+ Rau sông gồm nhiều loại như trâm ổi, trâm sắn, rau mặt trăng, bứa…

+ Mỗi thứ mang hương vị khác nhau như chua, chát hay cả chát lẫn chua.

+ Để có được những loại rau mọc tự nhiên, người hái rau sông phải tìm ở hai bờ Vàm Cỏ Đông.

+ Nhiều thực khách rất thích thú với đĩa rau sống ăn kèm, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên dân dã và thân thiện mới môi trường.

– Dùng bánh tráng để cuốn thịt và rau, do đó bánh cần có độ dẻo, chấm nước mắm tỏi ớt.

du-lich-phu-quy
QUẦN THỂ NÚI BÀ ĐEN

– Núi Bà Đen cao 986 m cao nhất Nam Bộ.

– Từ xa nhìn núi Bà Đen như một chiếc nón lá úp trên đồng bằng.

– Đây là ngọn núi cao nhất ở nam bộ.

– Núi Bà Đen còn gọi là núi Điện Bà, còn có tên là Vân Sơn, vì thường có mây phủ. Và còn có tên là núi Một.

– Rộng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo – Núi Phụng – Núi Bà Đen.

– Hệ thống chùa Điện Bà ở núi có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang

– Một số hang động được các tăng ni, phật tử sửa chữa làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà…

– Ngọn núi này thu hút khách thập phương vì cảnh núi non hùng vĩ, nhiều hang động, nhiều ngôi chùa nguy nga tráng lệ.

– Trước đây vốn là nơi ẩn cư của nhiều sư sãi. Đặc biệt, nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết nàng Lý Thị Thiên Hương (Bà Đen).

Truyền thuyết Bà Đen

– TK 18 Trịnh – Nguyễn phân tranh đã đẩy nhân dân lâm vào cảnh khốn khổ lầm than.

– Nguyễn Huệ dấy lên cao trào Tây Sơn dẹp thù trong giặc ngoài.

– Bấy giờ có người thanh niên tên Lê Sỹ Triệt, quê ở Quang Hóa (tức huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh ngày nay) tài cao, chí lớn, vì nước nhà nên chia tay người yêu là Lý Thị Thiên Hương lên đường phò Nguyễn Huệ giữ nước.

– Lý Thị Thiên Hương là cô gái xinh đẹp với làn da bánh mật (bà đen) và có đức hạnh.

– Người yêu lên đường vì nghĩa lớn, cô ở nhà sống trong vòng vây của cường hào ác bá nhưng vẫn một lòng chung thủy với người yêu.

– Một hôm, cô bị cưỡng bức, vì giữ tiết hạnh nên cô gieo mình xuống núi quyên sinh.

– Sau đó ít lâu, Thiên Hương về báo mộng cho sư trụ trì chùa núi biết nơi thi thể cô được đem về mai táng, phụng thờ.

– Tin này lan rộng ra, và từng đoàn người về tụ họp trên núi để chiêm bái và cầu nguyện vì sự linh thiêng của người con gái tiết hạnh, xin cô phù hộ độ trì.

– Nhà chùa đã cho lập đền thờ riêng để người ta cúng bái. Việc hành hương về chùa vào mùa xuân đã trở thành tập tục quen thuộc từ đây.

Các tuyến cáp treo của Sun Group

Đầu 2020 Sungroup đã đưa vào vận hành hệ thống cáp treo mới hiện đại sau 1,5 năm thi công xây dựng. Tuyến Cáp Treo Vân Sơn & Tuyến Cáp Treo Chùa Hang

* Tuyến Cáp Treo Vân Sơn

– Từ Ga Bà Đen lên tới đỉnh núi Bà Đen Ga Vân Sơn.

– Chiều dài hơn 1,8km

– Gồm 113 cabin với công suất 10 người/cabin

– Công suất vận chuyển 4.400 khách/giờ

– Với vận tốc 6m/s, đỉnh cao 986m của núi Bà Đen, từ 2 giờ theo đường núi hiểm trở xuống còn 8 phút đi cáp treo.

– Một trải nghiệm ấn tượng cùng khung cảnh núi non kỳ vĩ của quần thể núi Bà Đen và thung lũng Ma Thiên Lãnh.

* Tuyến Cáp Treo Chùa Hang

– Từ Ga Bà Đen đến Ga Hòa Đồng kết nối tham quan Quần Thể Tâm Linh Chùa Bà.

– Gồm 78 cabin với công suất 10 người/cabin

– Tổng chiều dài hơn 1,2 km

– Với vận tốc 6m/s, thời gian di chuyển chỉ 5 phút

– Công suất vận chuyển 4.400 khách/gấp đôi tuyến cáp cũ dẫn lên Chùa Bà Đen vẫn đang vận hành.

– Từ cabin cáp treo ngắm nhìn bao quát toàn bộ hệ thống chùa trên Núi Bà như Chùa Trung, Chùa Quan Âm, chùa Hang, Chùa Bà ẩn mình giữa núi non hùng vỹ.

* Tuyến Cáp Treo Chùa Hang – Vân Sơn

– Khai trương hoạt động 1/1/2023

– Từ Ga Hòa Đồng đến Ga Tâm An

– Dài khoảng 1,2km

– 76 ca bin với công suất 10 người/cabin

– Với vận tốc 6m/s, thời gian di chuyển 5 phút.

Chùa Linh Sơn Tiên Thạch Tự - Chùa Bà

– Tọa lạc giữa lưng chừng núi với độ cao 350m.

– Chùa được hình thành 1745 và xây dựng năm 1763, với diện tích hơn 6k m².

– Đây là ngôi chùa cổ xưa nhất, có tuổi thọ cao nhất ở Tây Ninh

– Dấu tích của những cư dân đầu tiên và thời điểm Phật giáo đến Tây Ninh.

– Chùa chính là nơi thờ tự Linh Sơn Thánh Mẫu do vua Gia Long phong sắc.

– Chùa đã được trùng tu và khởi dựng lại vào năm 1997.

– Sân chùa có tượng đài Bồ tát Quán Thế Âm.

– Tiền đường thờ tượng Tiêu Diện.

– Tầng trên thờ Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền.

– Nơi thờ tự chính của chùa là hang đá nhỏ có bức tượng Ngọc Linh Sơn Thánh Mẫu nặng 240 kg.

– Hai cột đá xanh được tạc từ đầu thế kỷ 20 khu vực tiền đường, mỗi cột cao 2,5 m với đường kính 0,25 m, chạm hình rồng vẫn còn được chùa lưu giữ.

– Chính điện chùa rộng khoảng 200 m² với nhiều cột kèo, khu vực thờ được sơn màu son thếp vàng.

– Chùa còn sở hữu tượng Phật Thích Ca cao 2,5 m, hai bên là tượng Bồ Tát, Thập Bát La Hán.

– Chùa được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

– 2019 Lễ vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu tại chùa Bà đã được công nhận trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Chùa Linh Sơn Hòa Đồng - Chùa Hoà Đồng

– Men theo các bậc thang bên hông chùa Bà, sẽ lên tới Chùa Hoà Đồng

– Chùa được khôi phục lại trên nền móng cũ, sau những năm chiến tranh ác liệt.

– Nằm biệt lập ở một góc núi Bà Đen và có diện tích chỉ khoảng 200m2

– Chùa được xây dựng theo kiến trúc chùa miếu Nam Bộ.

– Hai lớp nhà liên tục song song nhau, lớp sau lớp trước.

– Lớp chính điện phía trước cấu trúc kiểu tứ tụ (bộ khung bốn cột ở giữa) với 3 gian, 3 nhịp.

– Chung quanh 3 mặt trước và bên còn thêm một hành lang rộng 1.50m.

– Phần mặt bằng chính điện có kích thước ngang 10,8m sâu vào 9,9m.

– Diện tích chỉ độ gần 200m2, nhưng với cấu trúc hợp lý đã làm tăng thêm nét cổ kính của ngôi chùa.

Chùa Linh Sơn Long Châu - Chùa Hang

– Đi qua khu vực Chùa Bà và leo thêm gần 100 bậc thang nữa, sẽ đến Chùa Hang.

– Cuối TK 18, một nhà sư người Chiêm Thành còn được gọi là “ông Chàm” cùng nhà sư Huệ Mạng – Kim Tiên đã lấy hang đá trên núi Bà Đen làm nơi tu hành và khai sơn nên Chùa Hang.

– Chùa được thành lập năm 1830, trùng tu năm 1995, theo hệ phái Bắc Tông.

– Khu vực Chùa Hang hiện còn bia tưởng niệm 181 cán bộ chiến sĩ hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

– 2020 một nhà ga cáp treo của núi Bà Đen cũng đã được đặt tên theo tên của ngôi chùa

Chùa Quan Âm và động Ba Cô

– Là ngôi chùa cao nhất trong quần thể chùa ở khu vực chùa Bà.

– Chùa thờ Quan Thế Âm Bồ Tát cùng nhiều miếu và hang động nhân tạo thờ Cô và thờ Mẫu.

– Hang động Ba Cô bên cạnh chùa được hình thành bằng những phiến đá khổng lồ tự nhiên và được bố trí giả thạch nhũ từ trên trần rũ xuống cùng tiếng nước chảy xung quanh.

SUN WORLD BA DEN MOUNTAIN

– Khu trưng bày nghệ thuật Phật giáo với quy môn lớn lên đến hơn 4.000 m2 có cấu trúc 4 tầng với phong cách thiết kế kiến trúc đồng tâm tuyệt đẹp.

– Dưới chân Tượng Phật Bà là khối đế cao 4 tầng với lối kiến trúc đồng tâm.

– Không gian nội thất sử dụng 3 loại đá: đá granite, đá trắng Ý, đá nâu Tây Ban Nha tạo nên một không gian trang nghiêm mà bình an, tự tại.

– Đây là khu triển lãm, trưng bày những pho tượng, các tác phẩm tranh và phù điêu Phật Giáo nổi tiếng trên thế giới.

+ Tranh được thể hiện bằng nghệ thuật sơn dầu, phù điêu gỗ

+ Tượng Phật được bằng nhiều chất liệu như đồng mạ vàng, gỗ phủ sơn…

Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn

– Bức tượng với tổng chiều cao 72 m, được đúc bởi hơn 170 tấn đồng đỏ nguyên chất theo công nghệ của châu Âu

– Đã xác lập kỷ lục trên đỉnh núi:
+ Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á
+ Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Việt Nam

– Thiết kế của bức tượng được dựa nguyên mẫu của tượng Phật thời Lê.

– Tượng Phật Bà đứng uy nghiêm trên đài sen bằng đồng
+ Cánh sen cũng được phỏng lại theo cánh sen thời Lê
+ Được tạo hình mây cùng 3 giọt nước, tượng trưng cho lời cầu nguyện mưa thuận gió hòa.

– Đầu của bức tượng đội vương miện chạm khắc hình ảnh của Đức Phật A Di Đà.

– Tay trái của bức tượng cầm bình Cam Lồ đang dốc xuống biểu tượng cho hành động ban phát phước lành của Bồ tát và tay phải là bắt quyết Ấn giáo hóa, mang ý nghĩa lìa xa ác nghiệp.

– Tượng đã được tham khảo các mẫu tượng Quán Thế Âm Bồ Tát tại Chùa Trầm Hà Tây, chùa Gián Hải Dương cùng một số pho tượng đang là bảo vật quốc gia được lưu trữ trong bảo tàng lịch sử – mỹ thuật..

Tầng 1 Nghệ thuật phật giáo

– Tầng 1 Đại sảnh Mái Vòm, khám phá về Vũ trụ trong quan niệm của Phật Giáo thông qua công nghệ chiếu phim 3D-mapping với các thiết bị trình chiếu, âm thanh hiện đại hàng đầu thế giới.

+ Hình ảnh và sự vận động của vũ trụ được tái hiện đầy sinh động trên màn hình mái vòm với đường kính 20 mét

+ Độ phân giải lên tới 16 triệu pixel trên màn hình dạng vòm (tương đương với 26 triệu pixel của màn ảnh thông thường).

Tầng 3 Nghệ thuật điêu khắc Phật Giáo Thế giới

– Biểu hiện giá trị của cái đẹp trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Phật giáo là đa dạng, phong phú nhưng giàu tính biện chứng.

– Lý tưởng nghệ thuật Phật giáo của người Việt một cách biện chứng và trung giới luôn bảo tồn các thước đo nhân tính của con người trong tính biểu tượng và thế giới giá trị của cái đẹp tâm linh người Việt.

– Cái đẹp của nghệ thuật Phật giáo không chỉ tồn tại dưới hình thức như là một bộ phận “biểu hiện” cho tôn giáo hay triết học.

– Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, cao cấp hơn so với các hoạt động thẩm mỹ thông thường.

– Ngoài tính hiện thực, nghệ thuật còn góp phần đưa các bộ phận ý niệm, khái niệm cao của tôn giáo và triết học vào trong những cảm nhận hình thể cảm quan.

– Nghệ thuật một cách cụ thể đã kiến tạo các phương tiện nghệ thuật tạo hình mang các giá trị tổng thể.

– Tính tổng thể này quy định sự hài hòa của cái đẹp trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc tôn giáo.

– Ý nghĩa tổng thể luận nhờ vậy mà đạt được ở ngay chính phương cách sáng tạo cái đẹp biểu tượng nhằm đạt được sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, giữa ý niệm với hình tượng, nhằm hoàn tất lý tưởng nghệ thuật.

– Mà lý tưởng nghệ là một kiểu tư duy biện chứng về cái đẹp trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật.

Tầng 4 Xá Lợi Phật

– Tầng 4 là không gian lưu giữ và trưng bày Phật bảo Xá lợi Phật.

+ Được cất giữ tại tháp đồng nhỏ, đặt trang trọng trong một tháp pha lê lưu ly 3 tầng.

+ Xá lợi Phật tỏa sáng lung linh giữa không gian uy nghiêm mà lộng lẫy trong lòng tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn, nơi nóc nhà Nam Bộ.

+ Căn phòng đặt Xá Lợi Phật được trang hoàng bởi 3 bức tường nước và 9 bức tranh chữ Phạn in “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh”, tạo nên một không gian linh thiêng và huyền bí.

+ Giữa đỉnh thiêng huyền thoại, xá lợi sẽ gieo thêm những mối duyên lành của Phật pháp tới những du khách hành hương về với núi Bà.

Quảng trường và Vườn hoa

* Quảng Trường

– Là không gian đặt trước khu trưng bày nghệ thuật Phật giáo & Tượng Phật bà Tây Bổ Đồ Sơn.

– Quảng trường sử dụng đá granite cùng hệ thống đèn nổi và chìm kết hợp tạo nên không gian trang nghiêm mà bình an, tự tại.

– Tổ chức những sự kiện & nhiều hoạt động như ngày lễ Phật, rằm hàng tháng, ngày vía Văn Thù Bồ Tát, vía Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát…

* Vườn Hoa – Khung trời thơ mộng Châu Âu

– Điểm đến lý tưởng, tận hưởng không khí trong lành mát lạnh như Đà Lạt, một thiên đường hoa đẹp tuyệt đẹp.

– Trong không gian xanh tươi của đỉnh núi Bà, nhiều loại hồng khác nhau, tạo nên một không gian thơm ngát và đầy màu sắc.

– Được ngắm nhìn các loài hoa hồng như: Hồng Juliet, Hồng Claumonet, Hồng Lafon, Hồng Shell…..đem lại những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

– Địa điểm lý tưởng cho việc kết hợp săn mây và check in sống ảo

Mãng cầu Tây Ninh

– Đất nông nghiệp Tây Ninh chiếm trên 65% gần 270 ngàn ha diện tích đất toàn tỉnh.

– Cây ăn trái đặc sản, chủ lực của tỉnh là mãng cầu, thường được gọi với tên “Mãng cầu Bà Đen Tây Ninh”.

– Sản lượng hơn 67.000 tấn hằng năm và năng suất bình quân hơn 14 tấn/ha.

– Hầu hết diện tích canh tác mãng cầu đều có áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật:
+ Sử dụng phân hữu cơ hoai, hữu cơ vi sinh
+ Tưới phun tự động
+ Bao trá
+ Kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ (tuốt lá mãng cầu) để cây ra trái theo thời gian mong muốn, cung ứng cho thị trường quanh năm.

– Vùng sản xuất mãng cầu với quy mô tập trung ở: TP. Tây Ninh khoảng 2.000 ha, Tân Châu khoảng 1.800 ha và Dương Minh Châu khoảng 900 ha …

Tòa Thánh

– Còn được gọi là Đền Thánh, là Tổ Đình, là Tòa Thánh Trung Ương của Đạo Cao Đài

– Tọa lạc tại xã Long Thành Bắc, HT, TN, cách TP Tây Ninh khoảng 5 Km về hướng Đông Nam, thuộc Miền Nam nước ta.

– Tòa Thánh Tây Ninh là Tổ Đình, vì đây là nơi phát xuất của Đạo Cao Đài

– Là nơi đặt các cơ quan trung ương của Hội Thánh Cao Đài, tức Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

– Để điều hành toàn bộ các hoạt động truyền giáo và cứu độ nhơn sanh.

– Xây dựng 1931, hoàn thành 1947, và được khánh thành vào dịp Đại Lễ Vía Đức Chí Tôn ngày mùng 9 tháng Giêng năm Ất Mùi (dl 1-2-1955).

– Tòa Thánh được cất theo kiểu vở của Thiên đình, quay mặt về hướng Tây.

– Kích thước theo dự tính ban đầu của Đức Giáo Tông Lý Thái Bạch là :

+ Bề dài : 135 mét.

+ Bề ngang : 27 mét.

+ Bề cao tại Lầu chuông và Lầu trống : 36 mét.

+ Bề cao tại Nghinh Phong Đài : 25 mét.

+ Bề cao tại Bát Quái Đài : 30 mét.

– Việc chọn đất Thánh địa làm nơi xây dựng Tòa Thánh và kiểu vở xây cất Tòa Thánh đều do Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông giáng cơ chỉ dạy tỉ mỉ.

– Đạo Cao Đài Tây Ninh ra đời 1926 tại Tây Ninh do một số người đứng ra thành lập, đứng đầu là ông Phạm Công Tắc.

– Biểu tượng của đạo Cao Đài là Thiên Nhãn.

– Ngoài việc thờ Thiên Nhãn họ còn thờ các vị như Phật Thích Ca, chúa Giê su, Khổng Tử, Lão tử, Phật Bà Quan Âm…

– Nội ô của tòa thánh rộng 1 km2, trong đó còn có đền thờ Phật mẫu, có vườn kiểng đoàn kết, có rừng thiên nhiên.

– Ngôi tòa dài 140 m, rộng 40 m, có tam đài cao 36 m

– Hiệp thiên dài (hai lầu chuông và trống) cao 25 m

– Cửu trùng đài và bát quý đài cao 30 m.

– Cửa chính của tòa thánh quay mặt về phía tây.

– Bên trong tòa thánh gồm hai hàng cột rồng, sơn xanh đỏ, trắng rất sặc sỡ.

– Trên trần được ngăn ra làm 9 khoảng có hình bầu trời đầy mây và sao.

– Khu chính diện thờ Thiên Nhãn nằm trên quả càn khôn có 3.027 ngôi sao (tượng trưng cho 3.072 quả dịa cầu).
24

Thiền Lâm – Gò Kén

– Chùa Gò Kén / Thiền Lâm Tự được xây dựng vào cuối TK 19 do hòa thượng Thích Trí Lượng khởi xây.

– Vật dụng ban đầu là tre, nứa đơn giản & tên gọi chùa được xây dựng trên một gò đất cao, xung quanh mọc đầy dây kén.

– 1925 chùa được xây dựng kiên cố hơn trên khuôn viên rộng đến 20.000 m2, sau này thu hẹp lại chỉ còn 6.000 m2.

– Điều đặc biệt đó là chùa có mối quan hệ với đạo Cao Đài, nhà chùa từng cho hai ông Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc mượn chùa một thời gian để khai đạo ( thời gian đó Tòa thánh Cao Đài chưa được xây dựng)

– 1970 chùa được trùng tu lại phần lớn do bị hư hại bởi chiến tranh cũng như thời gian.

– Quần thể Chùa là sự kết hợp độc đáo giữa 2 nền văn hóa Đông – Tây tạo nên lối kiến trúc vừa cổ kính, uy nghi lại đặc biệt hiện đại

– 2007 ngôi chùa cổ có cho mình diện mạo khang trang hơn với điểm nhấn là bức tượng Phật Quan Âm đứng trên đài sen nằm ngay giữa hồ nước trung tâm của khuôn viên.

– 2009 tượng Thích Ca Mâu Ni đang ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề được xây dựng.

– Tọa lạc giữa hồ sen là tượng Bồ Tát Quan Thế Âm cao 25m đang đứng trên con rồng hơn 7m – công trình đặc sắc nhất ngôi cổ tự.

– Trong khuôn viên còn có pho tượng Phật nhập Niết bàn dài 25m cùng nhiều kiệt tác kiến trúc như bảo tháp xá lợi Phật cao 9 tầng, điện thờ Phật Di Lặc, cổng tam quan, vườn cảnh Lâm Tỳ Ni… vô cùng đẹp mắt.

– Rằm tháng 7, ngôi cổ tự cũng diễn ra Lễ Vía Quan Thế Âm và thả hoa đăng

– Trong năm chùa còn tiến hành tổ chức nhiều hoạt động như ngày lễ Phật, rằm hàng tháng, ngày vía Văn Thù Bồ Tát, vía Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát…

Chợ Long Hoa

– Là ngôi chợ có lịch sử lâu đời và lớn nhất của tỉnh Tây Ninh, cách Tòa Thánh khoảng 1 km, sông Vàm Cỏ Đông hơn 5 km.

– 1947 tín đồ Cao Đài từ khắp các tỉnh đổ dồn về vùng Thánh Địa Cao Đài lập nghiệp càng ngày càng đông,

– Năm Nhâm Thìn 1952 Hộ pháp Phạm Công Tắc cho khởi công xây dựng chợ Long Hoa theo vị trí và bản vẽ của ông để tín đồ Cao Đài Tây Ninh có nơi buôn bán làm ăn.

– Chợ Long Hoa gồm bốn nhà lồng bằng cây, lợp ngói.

– Mặt chính nhà lồng có ghi 3 chữ Long Hoa Thị.

– Một con đường lớn theo chiều Bắc Nam chia chợ ra hai bên, mỗi bên hai nhà lồng, con đường này thông ra tỉnh lộ 22.

– Phía Bắc chợ là công viên Báo Quốc Từ, bên phải là sân vận động, bên trái là trường Tiểu Học và Dinh quận Phú Khương. Về sau Dinh Quận dời đi nơi khác Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh xây thêm trường ốc mới để thành lập trường Ðại Học Cao Ðài.

– Về sau theo hướng phát triển dân sinh, để đáp ứng nhu cầu đời sống của Tín Ðồ càng ngày càng đông, chợ mới được xây bằng vật liệu kiên cố, dở bỏ bốn nhà lồng cũ

– Chợ mới gồm ngôi nhà lồng 4 cánh hình chữ thập (+) tượng trưng cho tứ tượng, chợ nằm trên lô đất vuông, được bao bọc bằng một vòng rào vuông vức có tám cửa, tứ phương tám hướng đầy đủ, các cửa chính chợ Long Hoa Tây Ninh gồm:

+ Cửa Một phía Bắc chạy về hướng Tòa Thánh,

+ Cửa Ba phía Tây chạy về hướng chùa Gò Kén – sông Tây Ninh,

+ Cửa Năm phía Nam chạy về vùng Giang Tân hướng về Sài Gòn,

+ Cửa Bảy phía Đông chạy về Trí Huệ Cung.

– Mỗi cửa là khởi đầu mỗi con đường bung ra tám hướng, mang ý nghĩa là:

+ Thái Cực sanh Lưỡng Nghi (Âm Dương), Âm Dương sanh Tứ Tượng

+ Tứ Tượng sanh Bát Quái

+ Bát Quái sanh ra Càn Khôn Vũ Trụ, vạn linh, nhân loại và thú cầm.

– Chợ Long Hoa giống như một cái Bát Quái Đồ.

– Theo tư tưởng của đạo Cao Đài thì các chơn hồn trước khi về cõi Thần tiên phải chung qua Lầu Bát Quái để trừ đi những oan trái và trượt khí và dự Đại hội Long Hoa để xét xem công đức mà phong phẩm Thần tiên.

– Ý nghĩa danh từ Long Hoa là chỉ thời kỳ khai mở Hội Long Hoa, do Đức Di Lạc Vương làm Chủ khảo, là kỳ thi phán xét cuối cùng trong Kỳ Hạ Ngươn để tuyển phong Phật vị.

– Thức ăn chay được bán rất phong phú vào 10 ngày một tháng âm lịch, mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, và 30 tháng thiếu không có 30 thì thế bằng ngày 27.

– Ăn chay ngoài các thứ rau cải, củ, đậu, món ăn thích hợp nhất là đậu hũ, tàu hũ ky, tương hột, chao, giá sống là sản phẩm của đậu nành

– Tất tần các thổ sản/đặc sản địa phương

– 2002 với mong muốn đưa chợ thành TTTM

+ Giai đoạn 1 với hai phân khu A-B chợ đã đưa vào khai thác tầng hầm, tầng trệt và tầng lầu.

+ Riêng còn hai phân khu C-D chưa được xây dựng 2017 đến 2019, hai phân khu còn lại là khu C-D đã được khánh thành.

– Dự án được xây dựng trên khu đất có diện tích 22.092m² bao gồm 1 tầng hầm và 3 tầng nổi với 1.200 sạp, ki-ốt (diện tích lên tới 25m²) với những phân khu như: khu hàng gia dụng, khu đồ lưu niệm, điện máy, trang sức, khu vui chơi, giải trí,… Khu tầng hầm của chợ với bãi giữ xe tối đa 1.200 xe máy.

MUỐI TÔM TÂY NINH

– Nguồn gốc xuất xứ từ thời chiến tranh thời Pháp.

– Các thành phần chính làm nên linh hồn gồm có tôm khô, vỏ tôm, muối hột BRVT, tỏi, ớt trái, đường Biên Hoà, bột ngọt…

– Công đoạn chế biến muối tôm Tây Ninh:

* Muối sấy

+ Hỗn hợp sau khi trộn sẽ được đưa vào trong lò và sấy ở nhiệt độ khoảng 80 – 90 độ C trong vòng 4 đến 5 tiếng đồng hồ để cho ra thành phẩm.

+ Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm thời gian, chi phí nhân công và hạt muối tôm làm ra tương đối xốp, không bị xuống màu nhưng thường chỉ có mùi thơm rất nhẹ.

* Muối rang

+ Khi rang thì hỗn hợp sẽ được cho vào một chiếc chảo lớn rồi đảo đều với lửa.

+ Mỗi chảo thường sẽ rang được khoảng 5kg đến 10kg muối tôm Tây Ninh.

+ Muối rang được chia làm 2 giai đoạn: lần thứ nhất từ 15 – 20 phút cho hỗn hợp khô lại sau đó đem xay nhỏ thành hạt rồi rang tiếp lần thứ hai từ 5 – 10 phút để làm chín muối.

+ Ưu điểm của phương pháp rang là muối tôm khi làm ra rất thơm và đậm đà

+ Ngược lại với sấy, nếu tiếp xúc lâu ngoài không khí thì sẽ nhanh bị xuống màu, chảy nước, tốn nhiều chi phí nhân công.

* Muối phơi

+ Hỗn hợp sẽ được đem đi phơi dưới ánh nắng mặt trời khoảng 2 đến 3 ngày tùy theo thời tiết.

+ Ưu điểm là thành phẩm rất xốp, vị vừa ăn, ít xuống màu nhưng lại tốn rất nhiều thời gian phơi khô cũng như phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết.

– Các dòng sản phẩm muối tôm Tây Ninh hiện có trên thị trường
+ Muối tôm ớt xanh Tây Ninh
+ Muối tôm chay Tây Ninh
+ Muối tôm Tây Ninh đặc biệt
+ Muối tôm hành phi Tây Ninh
+ Muối tôm xì kee Tây Ninh

– Cách chọn muối tôm tây ninh ngon và chất lượng

+ Hương thơm: khi mở hũ nắp hũ muối tôm hương vị tôm thơm nồng hòa quyệt với vị ớt và gia vị, để khoảng 1 phút hương vị muối sẽ vẫn còn thơm thoang thoảng mà không mất đi.

+ Mùi vị: có độ mặn, cay, ngọt vừa phải, khi ăn vào để lại hương thơm và dư vị rất lâu trong miệng. Muối chính gốc sẽ không quá mặn hay quá cay, vị ngọt cũng là ngọt thanh tự nhiên chứ không phải ngọt do đường và các chất phụ gia khác.
+ Màu sắc: có hạt giòn, to, với màu đỏ hơi hơi sẫm của xác ớt và tôm sau khi phơi khô. Một điều đặc biệt là muối tôm Tây Ninh chất lượng và tự nhiên sẽ nhanh xuống màu theo thời gian.

– Muối Tôm Tây Ninh hàng giả:

+ Muối giả thường có màu đỏ tươi do nhuộm phẩm màu, khi ăn vào chỉ thấy vị mặn mà không cảm nhận được mùi của tôm.

+ Muối tôm giả thường không sử dụng tôm mà dùng các loại bột để làm muối, vì thế, hạt muối giả thường bị nát, có nhiều vụn mịn dưới đáy và khi dùng tay bóp, hạt muối sẽ vỡ vụn mà không thấy xác tôm hay xác ớt.

+ Muối giả khi để lâu vẫn không biến màu do sử dụng chất bảo quản và phẩm màu nhân tạo.

zalo-le-toan-song

♥ Follow LÊ TOÀN SONG

♥ Ủng hộ tác giả soạn bài thuyết minh

Bằng cách DONATE 1 ly CAFFE qua 💸 MOMO O86 79 22 247 LE TOAN SONG hoặc Zalopay O86 79 22 247. Cám ơn các bạn!

 BÀI THUYẾT MINH KHÁC

 

Bạn muốn kết nối LE TOAN SONG Ngay!

Contact

Tại 145/6 Đường Số 1, Phường 4, Gò Vấp, HCM

Support 24/7

Hotline/Zalo 086 79 22 247 & 094 668 9939 để kết nối

Share This
0867922247
icons8-exercise-96 chat-active-icon